Cách đo thông số trên cơ thể người

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Hồng Phúc - Bác sĩ Hồi Sức cấp cứu, Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc. Bác sĩ đã có gần 20 năm kinh nghiệm trong Hồi Sức cấp cứu.

Chỉ số BMI là chỉ số đo cân nặng của một người. Công thức BMI được áp dụng cho cả nam và nữ và chỉ áp dụng cho người trưởng thành [trên 18 tuổi], không áp dụng cho phụ nữ mang thai, vận động viên, người già và có sự thay đổi giữa các quốc gia.

Béo phì không chỉ khiến bạn tự ti về ngoại hình mà còn dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe như tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, ung thư,... Để đánh giá tình trạng béo phì có nhiều phương pháp khác nhau như đo lớp mỡ dưới da, đo tỉ trọng mỡ trong cơ thể,... nhưng phương pháp phổ biến nhất được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo là dựa vào chỉ số BMI. Dưới đây là cách đo và tính toán chỉ số BMI theo hướng dẫn của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia.

[Infographic] Cách đo và tính BMI chuẩn theo hướng dẫn của Viện dinh dưỡng quốc gia

Chỉ số BMI còn được gọi là chỉ số khối lượng cơ thể [Body Mass Index]. Dựa vào chỉ số BMI của một người có thể biết được người đó béo, gầy hay có cân nặng lý tưởng. Chỉ số này được đề ra lần đầu tiên vào năm 1832 bởi một nhà khoa học người Bỉ. Công thức tính chỉ số BMI tương đối đơn giản, chỉ dựa vào 2 chỉ số là chiều cao và cân nặng:

BMI = Cân nặng/ [[Chiều cao]2]

Trong đó, chiều cao tính bằng m và cân nặng tính bằng kg.

Chỉ số BMI không áp dụng cho phụ nữ có thai, vận động viên, người tập thể hình

Dưới đây là bảng phân loại mức độ gầy - béo của một người dựa vào chỉ số BMI. Thang phân loại của Tổ chức y tế thế giới [WHO] dành cho người châu Âu và thang phân loại của Hiệp hội đái đường các nước châu Á [IDI & WPRO] được áp dụng cho người châu Á.

Bảng phân loại mức độ gầy - béo của một người dựa vào chỉ số BMI

Dựa vào thang phân loại của IDI & WPRO dành cho người châu Á thì BMI lý tưởng của người Việt Nam là từ 18,5 đến 22,9. Ngoài ra bạn có thể tính nhẩm nhanh cân nặng lý tưởng của mình dựa vào chiều cao theo cách sau:

  • Cân nặng lý tưởng = Số lẻ của chiều cao [tính bằng cm] x 9 rồi chia 10
  • Mức cân tối đa = Bằng số lẻ của chiều cao [tính bằng cm]
  • Mức cân tối thiểu = Số lẻ của chiều cao [tính bằng cm] x 8 rồi chia 10

Như vậy, nếu bạn cao 1,7m, tức 170 cm thì :

  • Cân cân nặng lý tưởng của bạn là: 70 x 9: 10 = 63kg
  • Cân nặng tối đa là: 70kg
  • Cân nặng tối thiểu là: 70 x 8 :10 = 56kg

Do đó, chỉ cần dựa vào số lẻ chiều cao, bạn có thể nhận định ngay mức cân nặng tối đa cho phép. Nếu bạn vượt qua mức cân nặng tối đa tức là bạn đã bị thừa cân.

Cri số BMI giúp nhận định mức độ gầy béo

Để đánh giá sự phân bố mỡ trong cơ thể có thể sử dụng chỉ số eo/mông [Waist Hip Ratio WHR]

WHR = [Vòng eo [cm]] / [ Vòng mông [cm]]

Trong đó: Vòng eo được đo ở ngang rốn và vòng mông được đo ở ngang qua điểm phình to nhất của mông

Chỉ số WHR của nam giới nên từ 0,95 trở xuống, còn nữ giới nên từ 0,85 trở xuống.

Chỉ số WHR là công cụ hữu ích giúp hỗ trợ cho chỉ số BMI, vì chỉ số BMI chỉ có thể phân loại mức độ gầy béo dựa vào tương quan giữa chiều cao và cân nặng, không thể phản ánh được sự phân bố mỡ trong cơ thể. Chất béo tập trung nhiều ở vùng bụng và eo cảnh báo nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm như đái tháo đường, rối loạn lipid máu, xơ vữa mạch máu,...Dựa vào vị trí phân bố mỡ trên cơ thể, có các dạng béo phì sau:

  • Nếu mỡ phân bố đều toàn thân thì được gọi là béo phì toàn thân.
  • Nếu mỡ tập trung nhiều vùng bụng và eo: là tạng người có dạng “quả trứng”. Đây là kiểu béo phì “trung tâm” hay béo phì “phần trên”. Người béo phì kiểu này có nguy cơ mắc nhiều bệnh tật.
  • Nếu mỡ tập trung nhiều ở vùng quanh mông, đùi và háng: đây gọi là kiểu béo phì dạng “quả lê” hay còn gọi là béo phì “phần thấp”. Người béo phì kiểu này có ít nguy cơ bệnh tật hơn so với kiểu béo phì trung tâm.

Tóm lại, quá béo hay quá gầy đều gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, do đó, bạn cần thường xuyên theo dõi chiều cao và cân nặng để kịp thời có các biện pháp điều chỉnh hợp lý. Việc thay đổi chế độ ăn và tăng cường luyện tập thể dục thể thao là các biện pháp hữu hiệu giúp bạn có một thân hình cân đối, khỏe mạnh.

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám, Quý khách vui lòng đặt hẹn với các Bệnh viện thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc để được phục vụ tốt nhất.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: Viện dinh dưỡng Quốc gia

Bệnh tim mạch: Cứ 2 giây lại có 1 người tử vong

Tác hại của béo phì - biết điều này bạn sẽ tự khắc "giữ mồm giữ miệng"

XEM THÊM:

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc - Bác sĩ Nội tổng quát - Nội tiết - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác sĩ đã có hơn 10 năm học tập, nghiên cứu và làm việc trong lĩnh vực nội tiết.

Các chỉ số khối lượng cơ thể giúp đánh giá tỷ lệ các thành phần cơ thể, qua đó phản ánh tình trạng sức khỏe cũng như sự thay đổi của cơ thể khi bạn đang ăn kiêng hoặc luyện tập các môn thể thao. Các chỉ số khối lượng cơ thể gồm các chỉ số cơ bản như khối lượng cơ thể, chiều cao, chỉ số BMI, bề dày lớp mỡ dưới da,...

Cân nặng thường thay đổi trong ngày, buổi sáng thường nhẹ hơn buổi chiều, khi lao động nặng nhọc thì cân nặng giảm nhiều do ra mồ hôi. Do đó, để có chỉ số khối lượng cơ thể chính xác nên cân vào buổi sáng, sau khi đã đại tiểu tiện và chưa ăn uống gì.

Có nhiều công thức khác nhau để tìm chỉ số khối lượng cơ thể phù hợp, để đơn giản bạn có thể áp dụng công thức sau:

  • Tính cân nặng lý tưởng= số lẻ của chiều cao [tính bằng đơn vị cm] x 9 rồi chia cho 10
  • Cân nặng tối đa= số lẻ của chiều cao [tính bằng đơn vị cm]
  • Cân nặng tối thiểu= số lẻ của chiều cao [tính bằng đơn vị cm] x 8 rồi chia cho 10

Ví dụ, như bạn cao 155cm thì cân nặng lý tưởng là: 55 x 9 : 10= 49.5 kg. Cân nặng tối đa cho phép là 55kg, cân nặng tối thiểu là: 55 x 8 :10 = 44kg

Như vậy, bạn nên duy trì chỉ số khối lượng ở mức phù hợp, không nên để cân nặng vượt quá mức cân nặng tối đa vì sẽ gây thừa cân béo phì, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường, cũng không nên để cân nặng thấp hơn mức tối thiểu, gây tình trạng suy dinh dưỡng.

Duy trì chỉ số khối lượng cơ thể ở mức ổn định để hạn chế nguy cơ mắc bệnh

Có hai cách đo chiều cao là đo chiều cao đứng và đo chiều dài nằm. Cách đo cụ thể như sau:

  • Đo chiều cao đứng: bỏ dép, đứng quay lưng vào thước đo. Gót, mông, đầu, vai đứng theo một đường thẳng, mắt nhìn thẳng ra phía trước theo đường nằm ngang, hai tay bỏ thõng theo hai bên mình. Người đo đọc kết quả và ghi số cm với 1 số lẻ.
  • Đo chiều dài nằm: thường sử dụng cho trẻ em. Đặt trẻ nằm ngửa, một người giữ đầu để mắt trẻ nhìn thẳng lên trần nhà, vị trí số 0 của thước áp sát đỉnh đầu. Một người giữ trẻ thẳng gối, đưa thước áp sát gót bàn chân, lưu ý để gót chân sát mặt phẳng nằm ngang và bàn chân thẳng đứng. Đọc kết quả và ghi số cm với 1 số lẻ.

Lưu ý cần so sánh với bảng chiều cao tương ứng vì đo chiều cao đứng và đo chiều dài nằm chênh lệch với nhau khoảng 1-2cm.

Chỉ số BMI [Body Mass Index] được gọi là chỉ số khối cơ thể, đây là chỉ số giúp đánh giá cơ thể đang thuộc tình trạng nhẹ cân, bình thường, thừa cân hay béo phì. Theo đó, chỉ số BMI được tính như sau: BMI= Cân nặng/[chiều cao]2. Trong đó, cân nặng được tính bằng đơn vị kg, chiều cao tính bằng đơn vị cm.

Chỉ số BMI giúp đánh giá tình trạng cân đối của cơ thể

Chỉ số BMI có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ khối lượng mỡ trong cơ thể, do đó BMI là một chỉ số được Tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị để đánh giá mức độ gầy béo.

  • Người có cân nặng thấp [gầy] khi BMI

Chủ Đề