Cách trồng rau thơm bạc hà

Bạc hà là một loại thảo mộc thơm ngon, có nhiều công dụng, có thể làm tăng hương vị cho món rau trộn với hoa quả, món thịt cừu và cá, thậm chí có thể cho vào trà đá hoặc cocktail. Bạc hà có nhiều loại, loại nào cũng dễ trồng và có thể sinh trưởng nhiều năm nếu được chăm sóc tốt. Tuy nhiên, đây là loài thực vật xâm lấn và có thể cạnh tranh với cây cối xung quanh nếu được mọc tự do. Khi trồng bạc hà, bạn nên trồng trong chậu hoặc tìm các biện pháp hạn chế sự phát triển của rễ cây dưới mặt đất.

  1. 1

    Lấy một nhánh bạc hà từ cây đang trồng. Bạc hà rất khó trồng bằng hạt, và gieo hạt là điều hầu như không thể đối với một số giống bạc hà, chẳng hạn như bạc hà cay. Cắt một nhánh bạc hà dài khoảng 10 cm, cách khoảng 1 cm bên trên mấu để các chồi cây mới mọc ra đúng vị trí của nó. Nhánh cây không cần phải có nhiều lá, và hầu như bất cứ nhánh nào cũng vậy. Cắm nhánh cây vào một cốc nước và ngắt hết các lá ngập trong nước.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Trong vòng một tuần, các sợi rễ trắng nhỏ sẽ xuất hiện dưới nước. Chờ thêm khoảng vài ngày đến một tuần nữa để rễ cây phát triển đến độ dài thích hợp.

    • Bổ sung nước vào cốc nếu cần thiết. Đảm bảo cách 4 -5 ngày thay nước một lần để tránh bị thối rữa.

  2. 2

    Mua cây con hoặc cây nhỏ. Bạn có thể tìm mua cây bạc hà con ở hầu hết các vườn ươm và các cửa hàng làm vườn. Có nhiều giống bạc hà khác nhau, chẳng hạn như sweet mint, chocolate mint, spearmint [bạc hà lục], lemon mint [bạc hà chanh], apple mint [bạc hà táo], và peppermint [bạc hà cay]. Spearmint là giống bạc hà thông dụng nhất dùng trong nấu nướng. Bạc hà là loài thực vật mọc nhanh, lan nhanh và là loại cây lý tưởng cho người mới bắt đầu trồng cây.

  3. 3

    Tìm thân bò của cây đang mọc. Thân bò là các nhánh cây dài vươn ra xa và mọc rễ dưới đất. Bạn có thể cẩn thận đào lên và đem trồng. Nếu có bạn bè đang trồng bạc hà, bạn có thể xin vài đoạn thân bò của cây đem về trồng.

  1. 1

    Chọn thời điểm tốt nhất để trồng bạc hà. Mùa xuân là thời gian lý tưởng nhất để trồng bạc hà, hoặc có thể trồng vào mùa thu nếu nơi bạn ở không có sương giá. Mặc dù bạc hà là loài cây chống chịu tốt, nhưng bạn vẫn nên trồng vào thời điểm thuận lợi nhất.

  2. 2

    Trồng cây con hoặc nhánh cây đã ra rễ vào chậu. Trồng bạc hà trong chậu là cách trồng phổ biến nhất vì dễ kiểm soát, hơn nữa bạn có thể đặt chậu cây gần bếp để dùng thường xuyên. Bạc hà mọc lan rất nhanh, và rễ của chúng thường cản trở rễ của các cây khác.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Vì vậy, tốt nhất là bạn nên trồng bạc hà trong chậu riêng. Sử dụng chậu rộng khoảng 30 – 40 cm cho một cây.

    • Bạn nên bổ sung polymer có tác dụng giữ nước vào đất trồng cây để giữ ẩm và tránh khô kiệt. Bạn cũng có thể dùng đá trân châu hoặc đá vermiculite thay cho polymer.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  3. 3

    Đặt cây con hoặc nhánh cây có rễ ngay dưới mặt đất. Nếu trồng nhiều cây con, bạn nên trồng các cây cách nhau khoảng 15 cm. Như vậy các cây con sẽ có đủ không gian để tăng trưởng.

  4. 4

    Chọn vị trí có đủ ánh nắng mặt trời. Khi trồng cây xuống đất hoặc đặt chậu cây bạc hà, bạn cần chọn vị trí có ánh nắng mặt trời vào buổi sáng và một phần bóng râm vào buổi chiều. Cây cần được cung cấp ánh sáng đầy đủ mà không khiến cây bị khô kiệt. Bạc hà sinh trưởng tốt nhất trong đất sâu, ẩm, do đó bạn nên đáp ứng nhu cầu này của cây. Thậm chí bạn có thể đặt chậu cây bạc hà trong nhà, trên bệ cửa sổ, với điều kiện là có đủ ánh sáng mặt trời.

  5. 5

    Cân nhắc vị trí trồng cây. Nếu định trồng bạc hà xuống đất, bạn cần chọn khu vực đất ẩm có ánh nắng toàn phần hoặc bóng râm một phần.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Điều kiện tối ưu cho cây bạc hà sinh trưởng là đất giàu dinh dưỡng với độ pH từ 6.0 đến 7.0. Mặc dù bạc hà có thể tự mọc mà không gặp vấn đề gì, nhưng một chút phân bón bổ sung vào đất cách vài tuần một lần cũng không hại gì. Giữ ẩm cho đất bằng cách đắp lớp phủ vườn xung quanh bộ rễ để bảo vệ rễ cây.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  6. 6

    Chôn chậu xuống đất nếu muốn trồng bạc hà trong luống hoa. Nếu trồng theo cách này, bạn nên đặt cây bạc hà trong vật liệu nào đó như chậu cây hoặc túi lưới, sâu ít nhất khoảng 13 cm. Nên để miệng chậu nhô lên khỏi mặt đất để kiềm chế rễ cây mọc lan ra ngoài. Nếu không làm vậy, cây bạc hà của bạn sẽ lan nhanh ra những nơi không mong muốn.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Bạn cũng có thể trồng riêng bạc hà vào chậu nâng, ở vị trí đất trọc mà bạn muốn che phủ trong vườn, hay dùng gạch hoặc cây gỗ phân chia ranh giới để tạo rào chắn cho cây bạc hà.

  1. 1

    Tưới thường xuyên. Trong năm đầu tiên trồng bạc hà, bạn cần tưới nước đều đặn.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Dùng ngón tay để kiểm tra độ khô trong đất. Bạn cần giữ cho đất ẩm nhưng không ướt sũng. Nếu trồng cây dưới ánh nắng trực tiếp, bạn cần tưới thường xuyên hơn. Kiểm tra thường xuyên để đảm bảo cây nhận đủ nước nhưng không quá nhiều.

  2. 2

    Cắt tỉa ngọn cây. Như vậy bạn có thể kiềm chế chiều cao của cây, đồng thời giữ cho lá cây tươi tốt và mọc tròn đầy xung quanh cây.[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Điều này cũng giúp ích cho việc thu hoạch. Khi kiểm tra cây để biết có cần tưới không, bạn hãy để ý nếu cây mọc quá cao.

  3. 3

    Ngắt các nụ hoa để giữ cho cây được gọn gàng. Cây bạc hà thường nở ra những bông hoa nhỏ xíu từ tháng 6 đến tháng 9. Bạn nên cắt tỉa hoa trước khi chúng nở để cây không phát triển vượt khỏi tầm kiểm soát. Việc ngắt các nụ hoa trên cây khi chúng xuất hiện cũng giúp bạn kéo dài mùa thu hoạch.

  4. 4

    Cách hai hoặc ba năm tách cây một lần.[9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Chỉ thực hiện bước này nếu bạn trồng cây trong chậu. Sau vài năm, cây bạc hà sẽ lớn quá kích cỡ của chậu và chiếc chậu trở nên chật chội cho bộ rễ. Lấy cây ra khỏi chậu và tách thành nhiều cây nhỏ. Việc tách cây và trồng lại sau hai hoặc ba năm, thậm chí ba hoặc bốn năm sẽ giúp giữ hương vị cây bạc hà được thơm và đậm đà.

  5. 5

    Điều trị cho cây bạc hà bằng thuốc xịt chống nấm nếu cây bị bệnh rỉ sắt. Rỉ sắt, một bệnh nhiễm nấm tạo thành các mảng màu nâu - cam ở mặt dưới lá, là một trong một số ít bệnh mà cây bạc hà dễ mắc phải.

  6. 6

    Chú ý các loài sâu bọ và dịch bệnh. Cây bạc hà có thể mắc các bệnh như bệnh héo do nấm verticillium hay bệnh đốm vòng; ngoài ra cây cũng có thể bị nhiễm các loài côn trùng như bọ nhảy hoặc bọ vòi voi hại rễ.[10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Tuy nhiên điều này ít có khả năng xảy ra do mùi hương khá mạnh của bạc hà giúp xua đuổi côn trùng và các loài dịch hại khác. Bạn chỉ cần tạo điều kiện cho không khí lưu thông và duy trì độ thoát nước tốt trong đất để giúp cây khỏe mạnh. Nếu thấy côn trùng, bạn có thể dùng vòi tưới vườn để xịt chúng đi.

    • Bạn cũng có thể rửa lá cây bằng xà phòng diệt khuẩn.
    • Nhớ tìm sâu bọ cả ở mặt dưới lá cây. Đó là nơi chúng thích ẩn nấp.

  1. 1

    Hái các lá bạc hà tươi tùy ý từ cuối mùa xuân đến đầu mùa thu. Không bao giờ nên hái quá 1/3 số lá cây ngay một lúc, và để cây mọc lại trước khi thu hoạch tiếp. Bạn có thể chỉ hái bạc hà đủ dùng khi cần.

    • Nếu muốn phơi khô lá bạc hà, bạn nên treo cành lá ngược xuống. Chia thành từng bó và dùng dây hoặc thun buộc lại, hoặc rải ra trên mặt phẳng. Khi lá và cành cây có vẻ đã khô và giòn, bạn hãy bứt lá và bảo quản trong lọ, túi ni lông có khóa kéo hoặc hộp nhựa có nắp đậy kín.[11] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  2. 2

    Thu hoạch càng nhiều càng tốt trước khi sương giá kéo đến mỗi năm. Rễ cây có thể sống sót qua các đợt sương giá và sẽ mọc lại vào mùa xuân năm sau, nhưng phần cây bên trên mặt đất sẽ chết. Bạn nên bảo vệ rễ cây bằng cách che một lớp phủ lên cây trước khi mùa đông đến. Để thu hoạch lá bạc hà, bạn hãy ngắt các nhánh cây. Nếu thu hoạch vụ lớn hơn, bạn nên chờ đến thời điểm ngay trước khi cây nở hoa và cắt toàn bộ cây bên trên cặp lá đầu tiên hoặc cặp lá thứ hai.

    • Thông thường, bạn có thể thu hoạch khoảng 3 vụ lớn trong một mùa.

  3. 3

    Sử dụng bạc hà. Có vô số cách dùng bạc hà, và bạn có thể chế biến bạc hà theo bất kỳ kiểu nào bạn muốn. Tuy nhiên, có một số cách dùng bạc hà phổ biến mà bạn nên biết. Sau đây là vài cách tuyệt vời để sử dụng bạc hà:

    • Dọn kèm với các món cá, gà, cừu hoặc các món đạm khác để tăng hương vị của món ăn.
    • Dùng làm gia vị cho các món rau như cà rốt, đậu và khoai tây.
    • Tăng hương vị cho món rau trộn như salad hoa quả, salad củ cải và quả sung hoặc salad quả óc chó và phô mai dê.
    • Dùng bạc hà trong các thức uống như trà đá, rượu punch hoặc nước chanh.
    • Sử dụng trong các loại cocktail như mojito hoặc mint julep.

  • Làm rào chắn nếu bạn muốn trồng bạc hà trong vườn. Chôn chiếc xô không có đáy vào đất và đặt rễ cây vào trong. Như vậy bạc hà sẽ không lan ra quá xa.
  • Cân nhắc trồng bạc hà lục và bạc hà cay vì chúng có nhiều công dụng và là loại bạc hà phổ biến phù hợp nhất trong ẩm thực. Để có hương vị độc đáo hơn, bạn có thể cân nhắc trồng các giống bạc hà white peppermint, chocolate mint, apple mint, bergamot mint, basil mint, lemon mint, lime mint, hoặc curly mint và một số giống khác.
  • Cố gắng trồng bạc hà cách xa các cây cối khác, vì chúng lan ra rất dễ dàng, rất nhanh và sẽ chiếm cả khu vườn nhỏ trồng các loại thảo mộc khác.
  • Ngắt các nhánh bạc hà và lá cây bên trên các cụm lá. Để lại ít nhất một cụm lá trên mỗi cành chính và các thân cây để lại phải có chiều cao ít nhất 7,5 cm [tính từ mặt đất]. Phương pháp này cũng tạo ra cây bạc hà sum suê hơn, thấp hơn [điều này là tốt] vì cây sẽ buộc phải ra nhánh và mọc nhiều lá hơn.

  • Không để cây bạc hà trồng trong chậu chạm xuống đất vườn hoặc bò vào các chậu trồng cây khác. Các chồi cây khỏe mạnh của bạc hà có thể bén rễ xuống đất, cho dù vẫn còn dính vào cây mẹ.
  • Nếu thấy bạc hà ra hoa, bạn hãy ngắt hoa đi để giữ chất lượng của lá. Hoa nở trên cây trông đẹp mắt nhưng sẽ lấy hết năng lượng dùng để nuôi lá của cây.
  • Bạc hà có tính xâm lấn, tức là chúng lan rất nhanh nếu sống trong môi trường tốt. Bạn nên trồng bạc hà trong chậu và cách xa các cây cối khác. Đảm bảo chậu cây không bị nứt, vì rễ bạc hà có thể mọc xuyên qua những kẽ nứt.

  • Cây bạc hà con
  • Cây bạc hà
  • Chậu cây
  • Chậu cây không đáy
  • Cốc nước

Cùng viết bởi:

Chuyên gia hệ thống thực phẩm

Bài viết này đã được cùng viết bởi Andrew Carberry, MPH. Andrew Carberry đã làm việc với các khu vườn của trường học và tham gia chương trình từ nông trại đến trường học từ năm 2008. Hiện anh là Cộng tác viên Chương trình tại Winrock International, cụ thể là Nhóm Hệ thống Thực phẩm Dựa trên Cộng đồng. Bài viết này đã được xem 26.975 lần.

Chuyên mục: Làm vườn

Trang này đã được đọc 26.975 lần.

Video liên quan

Chủ Đề