Cách trị hôi miệng cho bé 1 tuổi

Hôi miệng ở trẻ nhỏ là vấn đề nhiều bé thường gặp phải, đặc biệt là khi cha mẹ không quan tâm chăm sóc răng của của trẻ. Vậy trẻ bị hôi miệng do những nguyên nhân nào và cách điều trị ra sao? Bài viết dưới đây, Dược Liệu Ngọc Châu sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1.  Nguyên nhân khiến trẻ em bị hôi miệng 

  • Trẻ từ 2 tuổi trở lên lười đánh răng hoặc đánh không đúng cách sẽ kiến vụn thức ăn còn đọng lại. 
  • Bé sơ sinh dưới 18 tháng vệ sinh răng miệng không sạch sẽ: đối với những trẻ chưa biết tự sử dụng, cha mẹ không chú ý vệ sinh răng nướu cho bé hàng ngày
  • Trong chế độ ăn hàng ngày của bé có chứa nhiều hành, tỏi… cũng có thể khiến hơi thở bé có mùi
  • Khô miệng: Khi lượng nước bọt tiết ra không đủ, sẽ khiến vi khuẩn phát triển mạnh hơn và sinh ra mùi hôi.
  • Một số thói quen có hại của trẻ như nhét đồ chơi, thức ăn vào mũi khiến niêm mạc mũi bị tổn thương, dẫn đến bội nhiễm.
  • Bé bị sâu răng, viêm nướu, cao răng nhiều… là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây mùi khó chịu trong khoang miệng. 
  • Nguyên nhân do một số bệnh lý viêm đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi, viêm amidan, viêm xoang…
  • Sau khi tiến hành phẫu thuật amidan, vùng cắt sẽ có mùi hôi khó ngửi nhưng tình trạng này sẽ hết sau khoảng vài tuần. 

2. Cách trị hôi miệng cho bé 

2.1. Súc miệng bằng nước muối 

Nước muối có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây mùi. Do đó, cha mẹ có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối 2 – 3 lần/ngày, để đẩy lùi các tác nhân gây mùi và mang đến hơi thở thơm mát hơn. 

2.2. Dùng chanh và muối 

Hỗn hợp nước chanh và muối có tính sát khuẩn cao, đồng thời có chứa các thành phần dưỡng chất giúp răng lợi chắc khỏe hơn. Do đó, cha mẹ có thể pha hỗn hợp nước cốt chanh với một chút muối và cho bé súc miệng. 

Tuy nhiên, trong chanh có chứa nhiều axit, có thể làm mòn men răng nếu dùng quá nhiều. Do đó, cha mẹ chỉ nên áp dụng cách này cho bé 2 – 3 lần/tuần. 

2.3. Dùng mật ong và bột quế

Bột quế có tác dụng loại bỏ các tác nhân khiến hơi thở có mùi hôi. Kết hợp với mật ong có tính sát khuẩn sẽ giúp cải thiện vấn đề này ở trẻ. Cha mẹ chỉ cần pha mật ong với bột quế theo tỉ lệ 1:1. Sau đó cho bé súc khoảng 3 – 5 phút rồi nhổ bỏ. Cuối cùng làm sạch răng nướu bằng nước sạch.

2.4. Rau mùi tàu

Dùng rau mùi tàu để sắc nước cho trẻ súc miệng cũng là cách giúp khử mùi hôi hiệu quả. Cha mẹ chỉ cần dùng một nắm mùi tàu rửa sạch, sắc với nước cho đến khi thu được nước thuốc đặc. Đợi hỗn hợp nguội thì cho bé dùng hàng ngày. 

2.5. Điều trị nha khoa 

Trong trường hợp miệng trẻ có mùi do các bệnh nha khoa như viêm nướu, sâu răng, viêm tủy… thì cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở nha khoa để được thăm khám và điều trị. Khi bệnh lý được chữa khỏi, hơi thở của bé cũng sẽ trở nên dễ chịu hơn. 

2.5. Chữa trị các bệnh nhiễm trùng

Đối với một số bệnh nhiễm trùng sinh ra mùi khó chịu như viêm amidan, viêm họng… cha mẹ cũng cần phải tiến hành chữa bệnh để loại bỏ mùi trong miệng của trẻ. Tránh trường hợp chủ quan khiến bệnh nặng và dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác. 

3. Cách ngăn ngừa trẻ bị hôi miệng 

3.1. Dùng kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu trẻ em 

Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu trẻ em dành cho các bé từ 2 – 6 tuổi

Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu trẻ em được chiết xuất từ các vị dược liệu tự nhiên và bổ sung thêm vitamin giúp nuôi dưỡng răng nướu chắc khỏe. Sản phẩm này có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, giúp làm sạch răng và hỗ trợ loại bỏ các mảng bám trên bề mặt răng. Nhờ đó góp phần ngăn ngừa các tác nhân gây hôi miệng hiệu quả. 

Ngoài ra, sản phẩm còn có tác dụng giúp ngăn ngừa một số bệnh lý về răng nướu như sâu răng, viêm lợi, nhiệt miệng, chảy máu chân răng rất tốt. 

3.2. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ 

Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ vệ sinh răng nướu sạch sẽ, để loại bỏ hoàn toàn các vụn thức ăn. Từ đó giúp ngăn ngừa hôi miệng và nhiều bệnh lý về răng lợi khác. 

3.3. Hạn chế ăn các thực phẩm có mùi 

Cha mẹ nên hạn chế cho bé ăn các thực phẩm có mùi như hành, tỏi…. Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng thở ra có mùi. Bên cạnh đó, cũng nên hạn chế các thực phẩm giàu protein như thịt, phô mai vì có thể khiến vấn đề này nghiêm trọng hơn. 

3.4. Uống nhiều nước

Uống đủ nước sẽ giúp duy trì sự ổn định của hoạt động tiết nước bọt, tránh bị khô miệng. Từ đó giúp ngăn ngừa vấn đề hơi thở có mùi hiệu quả. 

Như vậy, bài viết đã giúp cha mẹ hiểu rõ về vấn đề trẻ bị hôi miệng, cũng như cách chữa trị và phòng ngừa bệnh lý này. Cha mẹ có thể chọn phương pháp phù hợp nhất để mang lại hơi thở thơm tho, dễ chịu cho bé.

Nguồn tham khảo / Source

Dược Liệu Ngọc Châu chỉ sử dụng các nguồn có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập

//kidshealth.org/en/kids/bad-breath.html

Hỏi - 17/09/2011 Em chào các bác sỹ !Thật buồn khi phải hỏi các bãc sỹ như vậy, nhưng do có nhiều điều chưa biết nên mong được các bác sỹ chỉ dẫn !Cu con nhà em đã 1 tuổi, nhưng dạo gần đây cháu bị hôi mịệng [ đợt trước có bị nhưng mùi nhẹ lắm] dạo này bị nặng hơn, dễ nhận thấy mùi hôi từ miệng của cháu.Hàng ngày em cũng vệ sinh răng miệng và lưỡi cho cháu !Nhưng lưỡi cháu rất dễ đọng tưa !Em muốn hỏi bác sỹ là cháu bị như vậy có nguy hiểm không và do đâu ạ ! Em nên cho con đi khám ở đâu để giúp cải thiện tình trạng này ạ !Em cảm ơn các bác sỹ nhiều !

Trả lời

Mùi hôi miệng của bé có thể do táo bón hay do bệnh răng miệng. Sau khi bú sữa bột, chị nên cho bé uống nước. Chị cũng nên cho bé uống nước trái cây và ăn trái cây nhiều hơn để tăng chất xơ cho bé. Chị có thể dùng Denicol để chùi răng, lưỡi và miệng cho bé. Nếu không đỡ thì chị cho bé đi khám răng hàm mặt [khám nha sĩ].

Thân mến

BS.CKI. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng TCCB - Bệnh viện Từ Dũ

Trẻ bị hôi miệng chắc chắn khiến trẻ cảm thấy thiếu tự tin trong giao tiếp, vui chơi hàng ngày, ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển của trẻ. Vì thế, cha mẹ nên tìm hiểu và cùng trẻ giải quyết vấn đề sức khỏe răng miệng này. Đa phần trẻ bị hôi miệng dễ xử lý khi vệ sinh đúng cách nên không cần quá lo lắng.

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị hôi miệng

Để khắc phục và phòng ngừa hiệu quả tình trạng hôi miệng ở trẻ, chắc chắn cần tìm ra nguyên nhân chính xác. Hầu hết trẻ bị hôi miệng xuất phát từ việc vệ sinh và chăm sóc răng miệng ở trẻ chưa tốt, có thể cha mẹ chưa sát sao khiến trẻ thường xuyên không đánh răng, súc miệng và vệ sinh răng miệng.

Trẻ bị hôi miệng hầu hết do vệ sinh răng miệng chưa tốt

Ngoài ra, tình trạng hơi thở này ở trẻ có thể xuất phát từ nguyên nhân khác như:

1.1. Khô miệng

Sau vệ sinh răng miệng chưa tốt thì khô miệng cũng là nguyên nhân thường gặp khiến hơi thở của trẻ nặng mùi hơn, nhất là khi trẻ bị nghẹt mũi hay có thói quen thở bằng miệng thường xuyên. Không khí lưu thông nhiều sẽ dẫn đến khô miệng, vi khuẩn phát triển và xảy ra tình trạng hôi miệng.

Nước bọt có vai trò quan trọng trong việc làm sạch và làm ẩm khoang miệng, vì thế cần tạo cho trẻ thói quen uống đủ nước mỗi ngày. Cùng với đó, hãy tập thói quen thở hoàn toàn bằng mũi, không cho trẻ mút tay, ngậm đồ chơi,… khiến vi khuẩn dễ dàng phát triển mạnh.

1.2. Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Không ít ông bố bà mẹ gặp khó khăn trong việc hướng dẫn, tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày, đánh răng đúng cách sau khi ăn. Lười đánh răng hoặc đánh răng không sạch sẽ khiến cặn thức ăn dễ bám vào khe răng, là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển gây ra mùi hôi khó chịu.

Hôi miệng có thể do trẻ mắc bệnh nha khoa

1.3. Bệnh nha khoa

Đôi khi tình trạng trẻ bị hôi miệng do các bệnh lý nha khoa như: áp xe răng, bệnh viêm lợi, sâu răng, nhiều mảng bám cao răng tích tụ,… Cha mẹ hãy thường xuyên kiểm tra sức khỏe răng miệng ở trẻ, đưa trẻ đi khám nếu có dấu hiệu bệnh lý.

1.4. Dị vật ở mũi

Trẻ nhỏ thường tò mò với mọi thứ xung quanh, đôi khi đồ chơi nhỏ trẻ có thể vô tình nhét vào mũi, miệng như hạt đậu, đồ chơi,… Việc này có thể gây tổn thương niêm mạc mũi, viêm nhiễm khiến hơi thở của trẻ có mùi.

1.5. Trẻ ăn món ăn có mùi

Đôi khi mùi hôi răng miệng của trẻ chỉ là do trẻ vừa ăn thực phẩm nặng mùi như: tỏi, hành, phô mai,…

1.6. Hút thuốc lá thụ động

Cha mẹ hoặc người xung quanh hút thuốc cũng khiến trẻ vô tình hít phải khói thuốc, ảnh hưởng đến răng miệng và hơi thở. Những hóa chất trong khói thuốc phân hủy không những gây mùi khó chịu cho răng miệng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, vì thế nên hạn chế tối đa việc trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.

1.7. Bệnh lý khác

Nhiều bệnh lý đường hô hấp có thể ảnh hưởng đến hơi thở như viêm xoang, trào ngược dạ dày thực quản, dị ứng theo mùa, viêm amidan, viêm nướu hay tiểu đường. Với các bệnh lý này, cần điều trị kiểm soát bệnh tốt mới có thể cải thiện mùi hôi răng miệng lâu dài cho trẻ.

Cần tìm ra nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ để khắc phục hiệu quả

2. Cách khắc phục và phòng ngừa trẻ bị hôi miệng

Để khắc phục tình trạng hôi miệng ở trẻ, việc đầu tiên cần quan tâm là vấn đề chăm sóc răng miệng. Bên cạnh đó, việc uống đủ nước, hạn chế thở bằng miệng để tránh tình trạng khô miệng, để miệng sản xuất nước bọt nhiều hơn sẽ giảm sự phát triển của vi khuẩn.

Dưới đây là một số cách hiệu quả cha mẹ có thể áp dụng để khắc phục nhanh tình trạng hôi miệng ở trẻ:

  • Lựa chọn bàn chải đánh răng trẻ yêu thích, hướng dẫn tạo cho trẻ thói quen đánh răng thường xuyên, vệ sinh sạch sẽ và đúng cách sau mỗi bữa ăn.

  • Cho trẻ uống nhiều nước, tập thói quen uống nước thường xuyên để tránh tình trạng khô miệng, tăng sản xuất nước bọt.

  • Vệ sinh rơ lưỡi cho trẻ, nhất là trẻ sơ sinh bằng dụng cụ làm sạch đúng cách, tránh gây tổn thương thêm cho trẻ.

  • Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ cặn thức ăn thừa dính ở kẽ răng của trẻ do vệ sinh răng miệng không hết.

  • Thay bàn chải đánh răng mỗi 3 tháng một lần cho trẻ để tăng hiệu quả làm sạch.

  • Khử trùng, làm sạch núm vú giả thường xuyên khi trẻ sử dụng.

  • Lựa chọn kem đánh răng phù hợp mà trẻ yêu thích, trẻ sẽ chăm chỉ vệ sinh răng miệng hơn.

Nên tập thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên cho trẻ

Nhiều cha mẹ lựa chọn cho trẻ sử dụng nước súc miệng thay cho việc vệ sinh răng miệng bằng bàn chải, song điều này là không nên. Nước súc miệng thường chỉ chứa cồn, nước và các tinh chất tạo mùi, không giúp làm sạch hiệu quả. Nếu không làm sạch tốt mà chỉ sử dụng nước súc miệng, về lâu dài hơi thở có mùi hôi của trẻ còn nặng hơn, đồng thời gây ra tình trạng khô miệng.

3. Khi nào nên đưa trẻ bị hôi miệng đi khám nha khoa

Nếu có thời gian, cha mẹ nên đưa trẻ thường xuyên đi khám nha khoa ở địa chỉ tin cậy để được kiểm tra và chăm sóc sức khỏe răng miệng thường xuyên. Với tình trạng hôi miệng ở trẻ, nếu các biện pháp vệ sinh răng miệng trên không cải thiện được, cha mẹ cũng nên đưa trẻ đi khám nha khoa.

Bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây hôi miệng, có thể do bệnh lý răng miệng, hô hấp hoặc dạ dày cần điều trị mới có thể giải quyết triệt để vấn đề hôi miệng. Hơi thở có mùi ảnh hưởng rất lớn đến tự tin giao tiếp và sinh hoạt của trẻ, vì thế cha mẹ nên quan tâm và giúp trẻ khắc phục nhanh chóng.

Chăm sóc răng miệng đúng cách là điều quan trọng để phòng ngừa hôi miệng, hơn nữa còn đem đến nhiều lợi ích sức khỏe cho trẻ. Vì thế, tập thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách, thường xuyên cho trẻ là rất quan trọng.

Sức khỏe răng miệng rất quan trọng với trẻ nhỏ

Chăm sóc răng miệng đúng cách từ sớm cho trẻ sẽ giúp trẻ có sức khỏe răng lợi tốt, khỏe mạnh, tránh trường hợp trẻ bị hôi miệng để tự tin phát triển và giao tiếp với bạn bè.

Video liên quan

Chủ Đề