Cách trồng tre trúc

Phương thức trồng và mật độ trồng tre trúc có thể chia thành 2 loại: trồng thuần loài tre hoặc trúc và trồng hỗn loài xen lẫn với các loài cây gỗ lá rộng khác.

Giống như các loại cây trồng khác, tre trúc có thể trồng thuần loài hoặc hỗn loài. Rừng hỗn loài có rất nhiều ưu điểm, đặc biệt với tre trúc lại càng rõ nét. Thực tiễn ở trong nước và ngoài nước đều cho thấy rừng tre trúc hỗn loài với cây gỗ lá rộng thì tre trúc sinh trưởng tốt. Ở đây có thể lí giải là cây gỗ lá rộng có tác dụng cải tạo đất, làm tăng độ ẩm không khí và độ ẩm đất lại có tác dụng hạn chế ảnh hưởng của gió bão, bảo vệ măng khỏi bị gãy ngọn. Mặt khác còn hạn chế sâu hại lan nhanh, nhất là bọ nẹt hại lá tre. Trước đây ở một số vùng Thanh Hoá nhân dân thường trồng thưa để búi luồng có đủ đất phát triển, cây luồng có giá trị cao, giữa các khoảng đất trong rừng thường có các loài cây gỗ lá rộng ưa sáng, mọc nhanh tái sinh tự nhiên như giẻ, xoan, gội, v.v. hình thành hỗn loài giữa luồng và cây gỗ lá rộng.

Tuy vậy không có nghĩa là ở đâu cũng cần trồng rừng hỗn loài, mà tuỳ theo mục đích và điều kiện từng nơi mà cần và có thể trồng rừng tre trúc thuần loài, thí dụ các rừng chuyên canh thì cần thiết trồng thuần loài, có cùng biện pháp xử lí như rừng chuyên lấy măng, chuyên lấy nguyên liệu giấy và rừng trồng tre ven đê thì nên trồng thuần loài, về điều kiện địa hình thì những nơi tương đối bằng phẳng [

Chủ Đề