Cách vẽ áo cơ bản

Thợ may là công việc đòi hỏi tính nhẫn nại và tỉ mị ở mức độ cao. Chính vì vậy, với những người mới vào nghề bao giờ cũng cần tìm hiểu thật kỹ lưỡng về các cách thức tính toán, đo vải cắt may quần áo từ sơ lược cơ bản đến nâng cao. Những công thức này được xem là một trong những yếu tố cơ bản để quyết định người mới bắt đầu có phù hợp và có thể theo đuổi nghề này hay không. 

Vậy ngay sau đây, hãy cùng Luvinus đi xem công thức cắt may quần áo cơ bản yêu cầu những kỹ năng và thao tác kỹ thuật như thế nào nhé! 

Những thao tác, kỹ năng cơ bản cần thiết cũng như những yêu cầu của công thức cắt may quần áo cơ bản mà các bạn không nên bỏ lỡ

Menu

  • 1 Công thức cắt may quần áo cơ bản
    • 1.1 Cách đo quần áo
    • 1.2 Cách chọn khổ vải để may quần áo cơ bản
      • 1.2.1 Để may áo
      • 1.2.2 Để may chân váy
      • 1.2.3 Để may váy liền thân
      • 1.2.4 Để may quần
  • 2 Luyện tập vẽ lên giấy trước khi làm trên vải thật 
  • 3 Hướng dẫn cách cắt may quần áo cơ bản

Với bất kỳ ai muốn theo đuổi nghề may đều không thể bỏ qua công thức cắt may quần áo cơ bản, cụ thể như sau:

Cách đo quần áo

Điều đầu tiên đối với người thợ may mới vào nghề được dạy cắt may ,  đó là cách thức để đo hay thiết kế quần áo cơ bản. Hay nói cách khác đó là đo các số liệu vòng đo cần thiết cho việc tạo nên một trang phục hoàn thiện. Cùng Luvinus đi tìm kiếm cách đo và cách cắt quần áo cụ thể như sau:

  • Để đo được vòng cổ chuẩn nhất hãy tiến hành lấy số đo ở phần cổ lớn nhất của nguoif mặc. Thông thường, đó là phần cổ ở ngay trên vai.  
  • Đối với chiều cao của cơ thể người mặc, người may nên thực hiện đo từ đỉnh đầu đến sát sàn nhà.
  • Khi đo phần ngực áo: để tránh trường hợp bị rộng quá hoặc trật quá khi mặc lên người, hãy đo phần đầy nhất của ngực người mặc. 
  • Tương tự như vậy, đối với số đo vòng 3 chuẩn nhất cũng nên sử dụng số đo ở phần mông lớn nhất của người mặc. 
  • Khi đo chiều rộng của vai, hãy đo khoảng cách từ bờ vai bên này sang bờ vai bên kia để chiếc áo/ váy được vừa vặn và thoải mái nhất.
  •  Vòng hông của ngược mặc cũng nên được đo ở phần hông lớn nhất.
  •  Ngược lại, với số đo eo lại nên đo ở phần người mặc có số eo nhỏ nhất để tạo nên sự cân đối và tôn dáng, tránh trường hợp bị quá rộng hay quá kích.
  •  Độ dài tay của chiếc áo cũng được đo từ mép bờ vai cho đến vị trí mà bạn hoặc người mặc mong muốn độ dài của váy/ áo, đó có thể là dài tay, ngắn tay hay lửng tay.

Cách đo quần áo cơ bản là điều đầu tiên cần thiết nhất trong quá trình các bạn học tập nghề may

  • Đối với cách may quần áo chuẩn nhất, công thức để đo và tính vải là một phần quan trọng thứ 2 sau bước chọn vải và sản phẩm để bắt tay vào thực hiện cách cắt may cơ bản. Khi thực hiện đo vải, bạn cần học đo ở những “nơi cần đo” cùng với các ký hiệu trong may vá để tiện lợi trong quá trình làm việc, trao đổi và đưa ra lựa chọn cho khách hàng. 
  • Ví dụ cụ thể:
  • Đối với cách đo và may quần thường sử dụng khổ 1.2 m, 1.3m thì lúc này nên mua vải 1.5m.
  • Còn đối với khổ 1.5m, 1.6m thì mua 1.1
  • Đối với cách đo may áo: Khổ 90cm, 1.1m thông thường sẽ gấp 2 lần dài áo của bạn + dài tay áo + 10cm [ ứng với khoảng vải là 1.6m]
  • Khổ 1.2m, 1.3m ứng với độ dài của áo + chiều dài tay áo + 10cm [ lúc này vải cần khoảng 1.3m]
  • Khổ 1.5m, 1.6m nên mua 1m với áo có tay ngắn và 1.2m với áo tay dài.
  • Khổ 1.8m, 2m [có một số loại vải cotton cũng có khổ to] thì chỉ cần mua cụ thể 80cm vải là đủ.

Cách chọn khổ vải để may quần áo cơ bản

Luvinus sẽ hướng dẫn cách chọn khổ vải để có thể cắt quần áo cơ bản:

Để may áo

  • Khổ 1.3 mét hoặc 1.2 mét ứng với độ dài tay áo + độ dài áo + 10 cm [tương đương cần khoảng 1.3 mét vải].
  • Bạn nên mua gấp hai lần [độ dài tay áo + dài áo + 10 cm] đối với khổ vải là 1.1 mét và 0.9 mét.
  • Vải cotton nên lựa chọn các khổ có khổ to 2 mét hoặc 1.8 mét thì lúc này chỉ cần mua khoảng 80 cm.
  • Khổ 1.6 mét và 1.5 mét: với áo tay dài mua 1.2 mét vải, với áo tay ngắn mua 1 mét vải.

Công thức cắt đo để may áo kiểu cho nữ

Để may chân váy

  • Khổ vải khoảng 1.3 mét, 1.2 mét và 1.1 mét dùng để may gấp hai lần chân váy.
  • Khổ 0.9 mét: 30 cm +  gấp hai lần của chân váy.
  • Khổ 2 mét và 1.8 mét nên mua 80 cm nếu là vải cotton.

Cách cắt may đối với chân váy rời

Để may váy liền thân

  • Thông thường sử dụng cách khổ cơ bản 1.5 mét và 1.6 mét thì nên mua 1.5 mét, đối với khổ nhỏ hơn nên mua 2 mét.

Công thức đo vải để may váy liền đơn giản

Để may quần

  • Nếu khổ quần là 1.2m, 1.3m thì bạn sẽ mua khổ vải là 1.5m. Nếu như khổ quần là 1.5m, 1.6m thì bạn nên mua khổ vải là 1.1m đối với quần dài.
  • Đối với quần dài, bạn nên mua 1.1 mét trong khoảng khổ quần là 1.6 mét hoặc 1.5 mét.
  • Mua khổ 1.5 mét nếu khổ vải may quần là 1.3 mét, 1.2 mét.

Lựa chọn khổ vải may quần là yếu tố đầu tiên cơ bản vô cùng quan trọng để cho ra chiếc quần vải ưng ý

Luyện tập vẽ lên giấy trước khi làm trên vải thật 

  • Nếu bạn để ý, trong các bộ phim giới thiệu về cách cắt may quần áo cho giới quý tộc phương Tây thời xưa, thường người thợ may sẽ cắt đo trên giấy trước. Sau đó mới bắt tay vào thử nghiệm trên vải thật. Thông thường, hướng dẫn cách cắt may quần áo cơ bản thường sử dụng các loại vải rẻ hơn để thực hành nhưng có cùng độ co giãn. Sau khi đã ướm thử vào mẫu thì những mảnh vải đó sẽ được tháo rời ra, in lên loại vải chính thức với kích cỡ tương đương. Lúc này, người thợ chỉ cần cắt may tương tự đúng kích cỡ đó.
  • Chính sự cầu kì này mới tạo nên những bộ cánh mang tính chất vô cùng đặc biệt, “độc nhất vô nhị” được các quý cô yêu mến. Từ tay người thợ may đã tạo nên một tác phẩm nghệ thuật trong lĩnh vực may vá hoàn hảo nhất.
  • Những sản phẩm may mặc ngày nay đôi khi không cần sự cầu kỳ quá mức, đối với người thợ đã quen tay họ sẽ cắt may trực tiếp lên vải thành phẩm. Tuy nhiên, đối với các bạn đang trong quá trình học hỏi xem công thức cắt may quần áo. Vì đôi khi sự bỏ lỡ một vài nét vẽ, đường kéo hay chi tiết nhỏ cũng có thể làm cho tấm vải bị hỏng và khó sửa chữa. Nên học tập tỉ mỉ và cẩn thận như vậy vừa giúp nâng cao tay nghề, vừa tiết kiệm được chi phí, tránh sai hay nhầm lẫn.
  • Ví dụ, bạn mong muốn may chiếc váy bút chì ôm sát, hãy thực hiện vẽ lên mặt sâu mặt trước của giấy rồi mới vẽ lên vải và bắt tay cắt. Công thức cụ thể ở mỗi sản phẩm ứng với công thức cụ thể riêng.

Luyện tập vẽ lên giấy trước là điều cần thiết của mỗi người thợ may trong bước đầu tiên vào nghề

Hướng dẫn cách cắt may quần áo cơ bản

  • Công thức cắt may quần áo là một kiến thức có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công thức chung về cắt may quần áo cơ bản. Đối với mỗi sản phẩm cụ thể sẽ có công thức cắt may cụ thể khác nhau, chúng được tạo thành bằng những hình vẽ được coi là “khung xương” cho sản phẩm mà bạn định may. Sau đó, chúng sẽ được cắt thành rập, giải thích cho cụm từ này có thể nôm na là cắt các mẫu mảnh giấy ra, rồi thực hiện ướm miếng giấy đó vào vải, rồi mới tiến hành cắt, may tạo nên sản phẩm.
  • Bởi mỗi sản phẩm đều sở hữu một công thức cơ bản riêng, nên bạn cần tham khảo và sưu tầm các cách cắt, vẽ cụ thể khác nhau sao cho đẹp mắt nhất với các thành phẩm tương ứng. Đến khi nào đã thực sự thành tạo, bạn có thể thỏa sức trang trí cầu kỳ thêm trên sản phẩm của mình.

Cách cắt may quần áo cơ bản dành cho người mới bắt đầu

Ví dụ một phần của công thức cắt may cơ bản đối với áo sơ mi kiểu cách điệu cụ thể như sau: 

  • Dài áo A&F = dài áo
  • Sâu phần cổ AB = 2.5cm
  • Hạ xuôi vai BC = 2cm
  • Hạ nách CD = ¼ vòng ngực người mặc + độ dãn cử động
  • Hạ eo = hạ eo của thân sau
  • Chiều rộng ngang cổ AA1 = 10cm
  • Chiều rộng vai CC1 = ½ chiều rộng vai
  • Chiều rộng ngang ngực DD1 = ¼ ngực + thêm 5cm
  • Phần vào eo sau E1E2 = 1.5 cm 
  • Rộng ngang gấu áo FF1 =1/4 ngực + thêm 1cm
  • Chiết ly áo thân sau 2cm [ có thể lấy điểm chính giữa của thân áo để làm tâm ly cho dễ thực hiện]
  • Hạ gấu của thân sau thêm 2cm
  • Cắt miếng đáp cổ của phần thân sau có bản rộng 3cm…

>>>> Khóa học Cắt May Cơ Bản Tại Hà Nội 

Chủ Đề