Cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa

Viêm tai giữa là một trong những bệnh lý phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, là sự tổn thương và viêm nhiễm xuất hiện trong tai giữa do các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong tai hoặc bị tác động từ các yếu tố bên ngoài môi trường. Có hai dạng hay gặp viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa có dịch tiết.

75% trẻ em dưới 3 tuổi sẽ có ít nhất một lần bị viêm tai, và gần 50% số trẻ này bị viêm tai từ 3 lần trở lên trước khi được 4 tuổi.

Viêm tai giữa ở trẻ em 

Hệ miễn dịch ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, sức chống chịu còn kém nên các yếu tố gây bệnh như vi khuẩn, vi rút rất dễ xâm nhập gây viêm.

Tai giữa của trẻ có lỗ thông với mũi họng [vòi nhĩ ], Lỗ thông này của trẻ có đặc điểm ngắn hơn, rộng hơn và nằm ngang so với người trưởng thành. Vì thế mà chất lỏng từ mũi họng có vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào tai giữa gây viêm hoặc qua lỗ thủng màng nhĩ.

Trẻ cũng có thể bị viêm tai giữa do biến chứng của một số bệnh lý tai mũi họng không được xem xét điều trị đúng, kịp thời như viêm amidan, viêm VA, viêm mũi xoang…

Trẻ bị viêm tai giữa sẽ có những triệu chứng nào?

Khi bị viêm tai giữa trẻ thường có biểu hiện đặc trưng sau :

  • Sốt có thể lên tới hơn 39 độ C.
  • Hay dùng tay dụi hoặc kéo vành tai do bị ù tai, đau tai.
  • Trằn trọc, khó ngủ và hay quấy khóc.
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng.
  • Nôn ói hoặc tiêu chảy.
  • Chảy mủ, dịch từ ống tai ngoài.
  • Kém phản ứng với âm thanh.
  • Triệu chứng đau tai, đau đầu hoặc giảm thính lực tạm thời thường xảy ra ở trẻ lớn.

Bệnh viêm tai giữa có để lại biến chứng?

Viêm tai giữa ở trẻ em

 Một số viêm tai giữa sẽ có thể tự khỏi sau vài ngày, nhưng đa phàn phải điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên nếu cha mẹ nhận thấy tình trạng nhiễm trùng của trẻ tiến triển xấu hơn, nên đưa bé đến gặp bác sĩ, bởi nếu không chữa trị kịp thời, trẻ sẽ gặp phải một số biến chứng như:

  • Dễ chuyển sang mãn tính, gây đau, chảy dịch tai, ảnh hưởng đến sức nghe của trẻ
  • Thủng màng nhĩ
  • Xơ cứng khớp giữa các xương con
  • Có thể gây rối loạn ngôn ngữ ở trẻ chưa nói sõi
  • Các biến chứng nặng hơn như: viêm màng não, áp xe não, viêm tắc tĩnh mạch, liệt dây thần kinh mặt…

Điều trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ

Khi trẻ có những triệu chứng kể trên kéo dài, không thuyên giảm, bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để bác sỹ thăm khám bệnh cho trẻ.

Viêm tai giữa cấp thường chia làm ba giai đoạn: giai đoạn xung huyết, giai đoạn ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ. Tùy vào từng giai đoạn mà sẽ có cách điều trị khác nhau. Qua thăm khám, tùy thuộc vào từng tình trạng cụ thể của trẻ mà bác sỹ sẽ chỉ định hướng điều trị phù hợp.

Cách phòng tránh viêm tai giữa cho trẻ

Cha mẹ có thể phòng tránh viêm tai giữa cho trẻ bằng các cách sau:

  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những trẻ mắc bệnh cảm lạnh.
  • Giữ ấm cho trẻ.
  • Cho bé bú mẹ để giúp nâng cao sức đề kháng. Ngoài ra khi bú sữa bình tư thế nằm sữa có thể đổ và chảy vào tai trẻ. Do đó, mẹ nên cho bé bú ở tư thế ngồi.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.
  • Kiểm tra xem trẻ đã được chích ngừa phế cầu, vắc xin ngừa cúm chưa. Tiêm vắc xin có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh hô hấp ở trẻ em.

Viêm tai giữa là một chứng bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Điều trị bệnh viêm tai giữa khá phức tạp, nếu trẻ không được điều trị kịp thời, đúng phương pháp thì sẽ rất dễ để lại biến chứng. Chính vì thế, khi thấy trẻ có triệu chứng bất thường ở tai, cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Xem thêm: 

Ba mẹ cần nắm rõ - Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm tai giữa

Có Nên Cắt Amidan Và Nạo V.A Cho Trẻ Hay Không?

Bệnh lý về tai thường gặp ở trẻ em và người lớn

----------------------

Để được hỗ trợ tư vấn thông tin chi tiết, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Phòng Chăm sóc khách hàng:  02383 968 888 

Bệnh viện Quốc tế Vinh

Địa chỉ: 99 Phạm Đình Toái - Xã Nghi Phú - Thành phố Vinh - Tỉnh Nghệ An 

Viêm tai giữa là một bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Theo thống kê, trẻ trong độ tuổi lên 3, khoảng 3/4 trẻ em đã từng bị viêm tai giữa ít nhất là 1 lần. Vậy trẻ viêm tai giữa nên được xử lý thế nào cho đúng cách, hãy cùng tham khảo chia sẻ của chuyên gia Tai mũi họng.

1. Nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ

Bệnh viêm tai giữa [hay còn gọi là nhiễm trùng tai giữa] thường bắt đầu từ một cơn cảm khiến cho phần tai giữa bị sưng lên, nước nhầy tụ lại sau màng nhĩ.

Nguyễn nhân viêm tai giữa cũng có thể do phần ống thông giữa và mũi bị sưng, nghẹt. Ống thông này có nhiệm vụ làm áp suất phía trong và phía ngoài tai cân bằng nhau. Ở trẻ em, ống thường ngắn và hẹp, khiến nước nhầy tiết ra dễ bị giữ lại nơi tai giữa khi ống này bị sưng và nghẹt do bệnh cảm.

nguyên nhân VTG, ống thông tai giưa và mũi...

Nhiều nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ mà bố mẹ thường không ngờ tới, từ nguyên nhân mà có cách phòng bệnh hiệu quả.

Ngoài ra, cục “thịt dư” ngay phía trên họng, sau mũi, cũng có thể ảnh hưởng đến chuyện viêm tai. Cục “thịt dư” này bình thường có nhiệm vụ sản xuất bạch huyết cầu để chống nhiễm trùng, nhưng đôi khi chúng bị nhiễm trùng và sưng to lên làm nghẽn ống thông tai.

Nhiễm trùng cục “thịt dư” này cũng có thể lan ra ống thông. Sau cùng, hệ thống miễn nhiễm của trẻ em còn yếu, do đó các em dễ bị mắc bệnh hơn người lớn, nhất là bệnh cảm và viêm tai giữa.

2. Biểu hiện trẻ viêm tai giữa

Bệnh viêm tai giữa khó phát hiện ở trẻ chưa biết nói, hầu như trẻ chỉ khóc và quấy. Đa số các bé sẽ có những biểu hiện dưới đây:

- Sốt [có thể lên tới trên 39 độ C];

- Dùng tay kéo vành tai;

- Khóc, trằn trọc, khó ngủ, quấy khóc;

- Không phản ứng với âm thanh, hoặc giảm thính lực;

- Có dịch hoặc mủ chảy ra từ ông tai ngoài. Đây là dấu hiệu cho thấy màng nhĩ của trẻ đã bị vỡ do áp lực quá mức;

- Các mảng dịch hoặc mủ đã khô đóng vảy xung quanh tai;

- Khi ấn vào vùng tai hoặc kéo vành tai bệnh nhi đau nhói;

- Ăn không ngon miệng và không ăn được nhiều.

Cha mẹ cần chú ý đến biểu hiện của con để phát hiện kịp thời

3. Ðiều trị viêm tai giữa thế nào cho đúng?

BSCKI. Nguyễn Thanh Sơn - Chuyên khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cho biết: Viêm tai giữa cấp thường được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn sung huyết, giai đoạn ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ. Do vậy, tùy giai đoạn của viêm tai giữa mà việc điều trị sẽ khác nhau, cụ thể:

  • Nếu viêm tai giữa ở giai đoạn sung huyết chỉ cần điều trị nội khoa bằng kháng sinh toàn thân.
  • Vi khuẩn gây viêm tai giữa chủ yếu là liên cầu, Hemophilus Influenza, phế cầu,... nên dùng kháng sinh kết hợp với các thuốc chống viêm, chống phù nề, hạ sốt, giảm đau, đồng thời kết hợp với điều trị mũi họng.
  • Nếu viêm tai giữa chuyển sang giai đoạn ứ mủ có thể cân nhắc trích rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ kết hợp với các thuốc điều trị toàn thân khác như trong giai đoạn sung huyết.
  • Nếu viêm tai giữa đi qua hai giai đoạn này, dịch mủ ứ đọng trong tai giữa sẽ tự phá vỡ phần mỏng nhất của màng nhĩ chảy ra ngoài qua ống tai ngoài. Lúc này màng nhĩ bị thủng. Giai đoạn này bác sĩ tư vấn điều trị bằng cách làm thuốc tai.

Điều trị viêm tai giữa không khó, cha mẹ nên tìm những cơ sở y tế có chuyên khoa để việc điều trị cho trẻ được hiệu quả.

BS Sơn nhấn mạnh: Đa số trẻ bị viêm tai giữa có thể tự khỏi trong 3 hoặc 4 ngày khi có thuốc hoặc không dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, khi thấy con có biểu hiện bất thường, bố mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc về điều trị cho con, vì có thể gây các di chứng do tai biến nặng nề của thuốc như điếc không hồi phục, vì tác dụng của một số thuốc gây ngộ độc ốc tai có trong thành phần của thuốc nhỏ tai.

Cha mẹ nên đưa con tới cơ sở y tế tuy tín để được xác định chính xác tình trạng bệnh, nguyên nhân gây nên viêm tai giữa, từ đó bác sĩ chuyên khoa tư vấn và kê đơn điều trị phù hợp.

4. Phương pháp phòng bệnh viêm tai giữa cho trẻ

  • Nuôi con bằng sữa mẹ tối thiểu 6 tháng. Vì trong sữa mẹ có rất nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại bệnh tật, vì thế không nên cho trẻ cai bú sớm, tối đa cho trẻ bú 6 tháng đầu.
  • Tránh cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá.
  • Giảm tiếp xúc với nhiều trẻ khác, nhằm ngăn ngừa các bệnh viêm đường hô hấp trên – nguyên nhân gây viêm tai thường xuyên.
  • Giữ vệ sinh cho trẻ luôn sạch sẽ nhất là bàn tay, mũi họng.
  • Dùng tăm bông thấm sạch tai nếu tai trẻ bị dính nước, có thể dùng tăm bông tẩm nước muối sinh lí vệ sinh tai, mũi cho trẻ, nhưng sau đó phải dùng tăm bông sạch thấm khô tai tránh việc tích tụ nước gây viêm nhiễm.
  • Cho trẻ tiêm chủng đúng lịch, vì một số loại vaccine có thể giúp ngăn ngừa viêm tai.

Khi trẻ có biểu hiện của bệnh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín điều trị, tránh tự điều trị tại nhà.

Chuyên khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ được nhiều người dân biết đến và tin tưởng lựa chọn khám chữa bệnh, bởi hội tụ đầy đủ các thế mạnh như:

  • Có đội ngũ chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, y đức, luôn hết lòng vì khách hàng.
  • Được đầu tư đầy đủ thiết bị hiện đại, đặc biệt là máy nội soi tai mũi họng ống mềm Pentax [Hoya] với các ưu điểm vượt trội như không đau, thời gian thực hiện nhanh, dễ dàng soi ở những vị trí nhỏ;
  • Có hỗ trợ đắc lực của kỹ thuật chuyên sâu như các xét nghiệm [cúm, dịch mũi họng xoang để xác định chủng virus, vi khuẩn, nấm gây bệnh, sinh thiết vòm mũi họng]; chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính [CT-scanner], chụp cộng hưởng từ [MRI],…
  • Thực hiện được đầy đủ các dịch vụ của chuyên khoa như bệnh về tai, mũi hay bệnh về họng, thực quản,…
  • Được BHYT thanh toán đầy đủ các danh mục theo quy định của Bảo hiểm y tế.

Mọi thông tin chi tiết, Quý vị vui lòng liên hệ:

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Địa chỉ:

Cơ sở 1: 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội

Cơ sở 2: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội

Cơ sở 3: 5 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Tổng đài: 1900 56 56 56.

Website: www.medlatec.vn * Email: .

Video liên quan

Chủ Đề