Cách vỗ lưng cho người bị Covid

KỸ THUẬT VỖ RUNG DẪN LƯU TƯ THẾ

[Cập nhật: 15/11/2017]

KỸ THUẬT VỖ RUNG DẪN LƯU TƯ THẾ

I. ĐẠI CƯƠNG

Vỗ rung, dẫn lưu tư thế là phương pháp điều trị nhằm giải phóng đờm dịch ra khỏi phổi nhờ chủ động tác động một lực cơ học và các kỹ thuật trị liệu hô hấp.

Kỹ thuật vỗ rung, dẫn lưu tư thế sử dụng trọng lực và vỗ rung để làm long các dịch tiết quánh, dính ở phổi vào đường thở lớn để người bệnh ho ra ngoài giúp tăng hiệu quả điều trị, giảm biến chứng, giảm số ngày nằm viện và cải thiện chức năng phổi cho người bệnh.

II. CHỈ ĐỊNH

Các tình trạng bệnh lý của nhóm bệnh nung mủ phổi phế quản:

- Áp xe phổi

- Viêm phế quản mạn

- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

- Giãn phế quản

- Lao phổi

- Tình trạng viêm nhiễm sau phẫu thuật phổi

- Ứ đọng đờm dãi do nằm lâu: tai biến mạch máu não, liệt tủy…

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Ho máu nặng

- Các tình trạng bệnh lý cấp tính chưa kiểm soát được: phù phổi cấp, suy tim xung huyết, tràn dịch màng phổi số lượng nhiều, nhồi máu phổi, tràn khí màng phổi.

- Các bệnh lý tim mạch không ổn định: rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp nặng hoặc tụt huyết áp, nhồi máu cơ tim mới.

- Mới phẫu thuật thần kinh

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện: Kỹ thuật viên vỗ rung:

- Cởi bỏ nhẫn và các trang sức khác như đồng hồ, vòng đeo tay

- Khám lâm sàng tỷ mỉ, xem kỹ phim chụp Xquang phổi và phim chụp cắt lớp vi tính ngực của người bệnh để xác định chính xác tư thế cần thiết cho việc dẫn lưu tư thế.

2. Phương tiện

- Bàn dẫn lưu tư thế

- Cốc để khạc đờm

3. Người bệnh

- Người bệnh cởi bỏ bớt quần áo chật, trang sức, cúc áo và khóa quanh vùng cổ, ngực và thắt lưng; mặc quần áo mỏng, nhẹ, có thể dùng thêm một khăn đặt lên vùng vỗ rung để giảm đau khi vỗ rung, không vỗ rung trực tiếp lên da trần.

- Để người bệnh ở tư thế thích hợp cho dẫn lưu tư thế tùy theo vị trí tổn thương phổi trên phim chụp Xquang và cắt lớp vi tính ngực

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

- Đặt người bệnh ở tư thế dẫn lưu [phụ lục kèm theo]

- Vỗ: kỹ thuật viên khum bàn tay vỗ đều trên thành ngực sao cho các cạnh của bàn tay tiếp xúc với thành ngực. Việc vỗ được tiến hành liên tục, nhịp nhàng tạo ra áp lực dương dội đều vào lồng ngực người bệnh gây long đờm mà không gây đau cho người bệnh.

- Rung: kỹ thuật viên đặt lòng bàn tay phẳng áp vào thành ngực người bệnh tương ứng với thùy phổi bị tổn thương, căng các cơ vùng cánh tay và vai để tạo ra sự rung và ấn nhẹ lên vùng được rung [KTV có thể đặt tay còn lại lên bàn tay áp vào thành ngực người bệnh và đẩy tay để tạo ra sự rung].

- Yêu cầu người bệnh thở ra từ từ thật hết sau đó hít sâu và ho khạc đờm vào chậu đựng đờm. Vệ sinh mũi miệng sạch sau ho.

- Mỗi lần vỗ rung kéo dài khoảng 15 - 30 phút, với những người bệnh có thể trạng yếu hoặc sức chịu đựng kém, ban đầu thời gian vỗ rung có thể ngắn, nhưng sau đó kéo dài dần. Mỗi ngày nên làm 3 lần [sáng, chiều và tối].

- Thời gian đầu, việc vỗ rung cho người bệnh thường được đảm trách bởi các nhân viên y tế, sau đó cần hướng dẫn tỷ mỉ cho người nhà người bệnh kỹ thuật vỗ rung để có thể thực hiện thường xuyên khi người bệnh ra viện đặc biệt những người bệnh mắc bệnh giãn phế quản.

VI. CHÚ Ý

- Kỹ thuật vỗ rung dẫn lưu tư thế tốt nhất nên tiến hành trước bữa ăn hoặc sau bữa ăn 1-2 giờ để hạn chế nguy cơ người bệnh bị nôn [thường vào buổi sáng sớm hoặc trước khi đi ngủ].

- Việc vỗ rung chỉ nên thực hiện trên vùng ngực có khung xương sườn, tránh vùng cột sống, vú, dạ dày và vùng bờ sườn để hạn chế nguy cơ chấn thương lách, gan, và thận.

Vỗ rung lồng ngực là một kỹ thuật được thực hiện trên những bệnh nhân có bệnh lý về đường hô hấp, giúp long đờm, từ đó đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể.

1.1. Chỉ định vỗ rung lồng ngực

  • Kỹ thuật vỗ rung lồng ngực chỉ định cho những bệnh nhân bị giãn phế quản, xơ nang, tăng bài tiết đờm dãi, viêm phổi, xẹp phổi do ứ đọng đờm dãi, viêm phế quản, hen phế quản...
  • Người nằm một chỗ lâu ngày.
  • Tắc nghẽn dịch trong lúc bị hôn mê.
  • Một vài trường hợp sau phẫu thuật.

1.2. Chống chỉ định vỗ rung lồng ngực

Vỗ rung lồng ngực không chỉ định cho những trường hợp:

Kỹ thuật vỗ rung lồng ngực chỉ định cho những bệnh nhân viêm phế quản, hen phế quản...

Để thực hiện được kỹ thuật vỗ rung lồng ngực hiệu quả, cần chuẩn bị đầy đủ về con người, dụng cụ và hóa chất.

2.1. Người thực hiện

Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên vật lý trị liệu có trình độ chuyên môn.

2.2. Dụng cụ, hóa chất

  • Máy hút.
  • Khay quả đậu.
  • Khăn giấy.
  • Giấy lau.
  • Máy đo huyết áp, ống nghe.
  • Gối kê gót, khẩu trang.
  • Phim chụp X-quang, đèn đọc phim chụp X-quang.

2.3. Người bệnh

  • Bệnh nhân cần được đo các chỉ số sinh tồn như nhịp mạch, nhịp thở, huyết áp, nhiệt độ...
  • Xác định vùng ứ đọng nhiều dịch tiết.
  • Chú ý nếu bệnh nhân có các ống thông, dây dẫn.
  • Mặc quần áo rộng rãi hoặc nới lỏng quần áo.
  • Trước khi tiến hành thủ thuật, không để bệnh nhân ăn no.

2.4. Chuẩn bị hồ sơ bệnh án.

  • Kỹ thuật viên cần nắm vững nguyên nhân, tiền sử, diễn biến bệnh và chẩn đoán của bác sĩ.
  • Đọc được kết quả chụp X-quang.
  • Biết được các chỉ định và chống chỉ định.
  • Biết được các vùng cần tập chung vỗ, rung.

3.1. Kỹ thuật vỗ lồng ngực

  • Hướng dẫn bệnh nhân ở tư thế nằm hoặc ngồi thoải mái.
  • Kỹ thuật viên chụm bàn tay lại và vỗ nhẹ lên thành ngực của người bệnh. Lực vỗ vừa phải, không quá mạnh và không quá nhẹ. Khi vỗ sẽ tạo ra đệm không khí giữa tay và ngực của bệnh nhân.
  • Kỹ thuật viên phải luôn để vai, khủy tay, cô tay ở tư thế thoải mái, không gân lên. Trong quá trình vỗ, bàn tay vỗ có thể di chuyển lên hoặc xuống hoặc ra xung quanh theo kiểu vòng tròn để bệnh nhân có thể long đờm.
  • Lưu ý là không vỗ vào vùng xương nhô lên như cột sống, xương đòn, xương bả vai. Phải lót khăn mỏng lên vùng vỗ để giảm ma sát và giảm đau.
  • Thời gian vỗ lồng ngực khoảng từ 3 - 5 phút. Khi đó dịch tiết sẽ được tiết ra.

3.2. Kỹ thuật rung lồng ngực

  • Kỹ thuật viên đặt hai bàn tay lên thành ngực phía sau lưng của người bệnh, đặt các ngón tay lên các kẽ sườn của bệnh nhân. Kỹ thuật viên ấn và rung nhẹ, nhanh vào thành ngực để dịch tiết chảy ra ngoài. Động tác này thực hiện khi bệnh nhân ở kỳ thở ra.
  • Trong quá trình thực hiện kĩ thuật, bệnh nhân phải hít vào thật sâu, thở ra mạnh và dài.
  • Quá trình rung lồng ngực được thực hiện trong thời gian khoảng từ 3 - 5 phút.

Quá trình vỗ rung lồng ngực được thực hiện trong thời gian khoảng từ 3 - 5 phút

Trong quá trình vỗ rung lồng ngực có thể có một số tai biến sau:

  • Mệt mỏi nhiều, khó thở, da xanh xao tím tái, huyết áp không ổn định.
  • Xuất hiện một số tổn thương lồng ngực như về da, xương sườn... do kỹ thuật vỗ, rung sai, vỗ quá mạnh.

Với những biến chứng trên, cần có cách xử trí phù hợp theo từng biến chứng:

  • Khi bệnh nhân xuất hiện khó thở phải dừng ngay kỹ thuật và báo với bác sĩ để kịp thời xử trí.
  • Hiểu rõ các chống chỉ định khi ra mệnh lệnh thực hiện kỹ thuật.

Trên đây là những kiến thức về vỗ rung lồng ngực cho bệnh nhân. Đây là một kỹ thuật cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa trên những bệnh nhân có bệnh lý về đường hô hấp, giúp long đờm để đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/tim-hieu-ky-thuat-vo-rung-dan-luu-tu/

Kỹ thuật vỗ rung dẫn lưu tư thế được sử dụng trong việc điều trị bệnh hô hấp để làm giảm tình trạng ứ đọng đờm dãi, tăng hiệu quả điều trị bệnh hô hấp, cải thiện chức năng phổi, giảm các biến chứng, cũng như thời gian nằm viện.

Trong điều trị bệnh hô hấp, vỗ rung kết hợp dẫn lưu tư thế là kỹ thuật dùng tay để tác động một lực cơ học vào lồng ngực để làm rung phần dịch đờm ứ đọng trong phổi, đường thở, từ đó giúp người bệnh ho khạc, giải phóng dịch đờm ra bên ngoài.

Kỹ thuật này được thực hiện nhằm mục đích làm tăng hiệu quả điều trị bệnh hô hấp, cải thiện chức năng phổi, giảm các biến chứng và thời gian nằm viện.

Kỹ thuật vỗ rung dẫn lưu tư thế được chỉ định đối với những trường hợp bệnh lý hô hấp có tình trạng mưng mủ phổi phế quản bao gồm: áp xe phổi, lao phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phế quản mãn tính, giãn phế quản, viêm nhiễm trùng sau phẫu thuật phổi, người bệnh tai biến nằm lâu bị ứ đọng dịch đờm dãi.

Chống chỉ định thực hiện kỹ thuật vỗ rung dẫn lưu tư thế với những trường hợp bệnh nhân bị ho ra máu mức độ nặng, chưa kiểm soát bệnh lý hô hấp ở bệnh nhân nhồi máu phổi, tràn dịch màng phổi [số lượng nhiều], tràn khí màng phổi, phù phổi cấp, suy tim xung huyết; bệnh nhân không ổn định tim mạch do các bệnh nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim hoặc người bệnh mới vừa thực hiện phẫu thuật thần kinh.

Kỹ thuật vỗ rung dẫn lưu tư thế được chỉ định cho người mắc bệnh lý hô hấp

Các bước thực hiện kỹ thuật vỗ rung dẫn lưu tư thế như sau:

  • Bước 1: Dẫn lưu tư thế - Tùy vào vị trí phổi tổn thương cần được tác động, đặt bệnh nhân ở tư thế dẫn lưu phù hợp. Nguyên tắc thực hiện dẫn lưu tư thế là cần đảm bảo phần phổi bị tổn thương cần được giải phóng ở vị trí sao cho cao hơn so với khí phế quản.
  • Bước 2: Vỗ - Thực hiện động tác vỗ bằng cách chụm các ngón tay lại để khép kín, khum bàn tay để tạo thành khoảng khí trong lòng bàn tay, sau đó vỗ đều, liên tục để tác động lực cơ học vào thành ngực. Tùy vào thể trạng của người bệnh và mức độ bệnh, lực tác động sẽ khác nhau và không gây đau đối với bệnh nhân. Sau từng đợt vỗ, kỹ thuật viên hướng dẫn cho bệnh nhân cách ho để giải phóng tình trạng ứ đọng đờm dãi.
  • Bước 3: Rung - Thực hiện động tác rung bằng cách đặt hai tay lên thành ngực phía sau của bệnh nhân, tương ứng với phần phổi bị tổn thương. Yêu cầu bệnh nhân hít vào và giữ hơi, khi bệnh nhân thở ra, kỹ thuật viên dùng tay ấn đẩy vào thành ngực để tạo lực rung cơ học làm long đờm dịch. Khi đó, bệnh nhân ho hữu hiệu sẽ dễ dàng tống dịch đờm ra ngoài.
  • Bước 4: Thở bụng và khạc đờm - Hướng dẫn bệnh nhân thở bụng bằng cách hít vào một hơi thật sâu, giữ hơi để bụng căng cứng, sau đó thì từ từ thở ra, giữ bụng lại theo nhịp thở. Cuối cùng, người bệnh hít sâu để ho khạc ứ đọng đờm dãi trong phổi ra. Bệnh nhân vệ sinh sạch sẽ vùng miệng mũi sau khi ho khạc.

Tùy vào thể trạng của người bệnh, thời gian thực hiện kỹ thuật vỗ rung dẫn lưu tư thế có thể ngắn hoặc dài. Thời gian trung bình để thực hiện kỹ thuật này là từ 15 - 30 phút, thực hiện 3 lần/ngày [vào các buổi sáng, chiều và tối]. Có thể hướng dẫn cho người nhà bệnh nhân để thực hiện kỹ thuật này tại nhà, giúp bệnh nhân long đờm, ho khạc dễ dàng hơn.

Nên lưu ý khi thực hiện kỹ thuật vỗ rung dẫn lưu tư thế gì?

Trong quá trình thực hiện kỹ thuật vỗ rung dẫn lưu tư thế cần lưu ý:

  • Nên tiến hành trước khi ăn hoặc sau khi ăn từ 1 - 2 giờ nhằm tránh làm người bệnh bị nôn.
  • Nên vỗ rung ở vùng ngực có khung xương sườn, vỗ vào cột sống, xương bả vai, xương đòn, dạ dày, bờ sườn để tránh làm tổn thương bệnh nhân.

Kỹ thuật vỗ rung dẫn lưu tư thế là phương pháp hiệu quả giúp phục hồi chức năng hô hấp của người bệnh. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao yêu cầu kỹ thuật viên nắm vững nghiệp vụ và người bệnh phải hợp tác trong quá trình thực hiện.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý. Khi thực hiện quy trình thăm khám tại Vinmec, Quý khách hàng sẽ được đón tiếp và sử dụng cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại đi kèm với các dịch vụ y tế hoàn hảo dưới sự chỉ dẫn, tư vấn của các bác sĩ giỏi, được đào tạo bài bản ở cả trong và ngoài nước.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề