Cách xác định chân rơ le


3.4. Tạo pan

3.4.1. Tạo pan cho từng vị trí, bộ phận

a] Tạo pan ở các bóng đèn



Có thể tạo các pan như:

- Tháo các bóng đèn ra khỏi các đui đèn. Việc này sẽ khiến cho các đèn không sáng

hay không phát tín hiệu mặc dù mạch đó được đấu đúng. Buộc người thực hành phải

xem lại các chi tiết trên hệ thống hoặc kiễm tra xem mạch bị gián đoạn ở đâu. Và cách

khắc phục lỗi.

- Tháo các giắc cắm đui đèn. Pan này sẽ làm cho các bóng đèn không được thông

mass hay cấp dương, mạch bị gián đoạn và đèn cũng không sáng được.



Hình 3.34. Tạo pan ở giắc cắm đèn pha

- Đảo các vị trí của chân bóng đèn tới giắc cắm. Khi đảo vị trí thì sẽ gây ra sự nhầm

lẫn cho người lắp mạch vì điều khiển ở một chế độ mà đèn lại phát ra một chế độ khác.

[ví dụ như khi chúng ta đảo vị trí giắc cắm đèn pha cốt thỳ người đấu mạch sẽ bị sai

khi chuyển pha cốt với nhau.]

- Sử dụng các bóng đèn có công suất bé vào nơi cần công suất lớn và ngược lại. Tạo

pan này có thể làm cho tính năng làm việc của bóng đèn không thỏa mãn yêu cầu và

cũng có thể gây cháy các bóng đèn có công suất nhỏ nếu như không lắp đúng và không

lắp qua rơ le hay cầu chì khi đấu vào mạch.

b] Tạo pan ở các rơ le

- Thay đổi vị trí chân rơ le với giắc cắm sẽ làm cho việc đấu mạch bị nhầm lẫn nếu

người thực hành không đo lại các chân giắc.



82



Hình 3.35. Tạo pan ở rơ le

- Thay các rơ le hỏng vào. Việc này đương nhiên sẽ làm cho mạch không điều khiển

được khi đóng công tắc.

- Tháo cầu chì bảo vệ trên rơ le. Ở một số loại rơ le còn có cả cầu chì bảo vệ trên đó.

Khi tháo cầu chì ra thỳ rơ le sẽ không thể điều khiển đóng ngắt công tắc được nữa.

c] Tạo pan ở cầu chì

- Lắp cầu chì cháy hỏng vào hộp cầu chì.

- Tháo dây nối từ cầu chì ra giắc cắm.



Hình 3.36. Tạo pan ở cầu chì



83



Các pan trên sẽ làm cho mạch bị đứt quảng tại vị trí cầu chì dòng điện sẽ không đi

qua được cầu chì và mạch không hoạt động

- Dùng các loại cầu chì chịu tải thấp. Khi đấu vào những mạch có cường độ dòng

điện cao sẽ dể xảy ra sự đứt, cháy cầu chì.

d] Tạo pan ở các loại công tắc và cả công tắc đa năng

- Tháo dây nối từ chân công tắc ra đầu dây cắm. Mạch đi qua công tắc sẽ không được

thông mạch.



Hình 3.37. Tạo pan ở giắc nối công tắc

- Đấu 2 đầu dây công tắc chung với nhau. Công tắc vẫn có dòng điện đi qua nhưng

không thể tự ngắt hay tự đóng được.

- Ở công tắc đa năng có thể tạo pan. Đấu sai các đầu dây, rút một số giắc cắm, ngắt

các tiếp điểm trong công tắc.

e] Tạo pan ở còi

- Ngắt các tiếp điểm thường đóng trong còi. Tháo còi và uốn cong các cần tiếp điểm

khiến cho mạch qua cuộn dây sẽ không được thông mass.

- Tháo dây đấu ở mạch còi. Còi sẽ không được cấp dương hay tiếp mát khi đấu mạch.



84



Hình 3.38. Tạo pan ở còi điện

- Vặn núm, ốc điều chỉnh còi. Khi vặn quá ra ngoài thì tiếp điểm sẽ không bị ngắt khi

có từ trường ở cuộn dây vì còi lõi thép không thể đi xuống và mở tiếp điểm. Khi vặn

còi vào sâu qua thỳ tiếp điểm sẽ không nối mass được cho cuộn dây. Hai phương pháp

trên sẽ làm cho màng còi không rung được. Dẫn đến còi không kêu.

f] Tạo pan trên đường dây.

- Đấu chéo, lệch các đường dây. Tức là các đường dây sẽ đi sai mạch. Pan này có thể

gây chập mạch, loạn mạch. Và hệ thống sẽ không hoạt động

- Ngắt quảng đường dây. Cắt đường dây, không đấu vào giắc cắm.



H

ình 3.39. Tạo pan trên đường dây

- Lắp thêm các điện trở trên đường dây làm dòng điện yếu đi. Khi lắp thêm các điện

trở có trở kháng cao sẽ làm đèn không sáng được hay sáng yếu. Hoặc là còi kêu nhỏ

g] Tạo pan ở khóa điện



85



Hình 3.40. Tạo pan ở khóa điện

- Không đấu dây vào các chân của khóa điện. Khi thực hiện bước này sẽ khiến cho

khóa điện không thực hiện được các lệnh của người điều khiển ở các chế độ như Start

Ig.

- Đảo vị trí của các chân giắc của khóa điện. Việc này làm cho sự điều khiển của

khóa điện bị sai chế độ.

h] Tạo pan ở ác quy và tiếp mát



Hình 3.41. Tạo pan ở ác quy và điễm tiếp mass

Khi tạo pan ở những vị trí này sẽ làm cho mạch không được cấp điện hay không

được thông mass. Và kết quả là mạch không hoạt động



86



PHẦN IV : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Sau quá trình tìm hiểu nghiên cứu với sự cố gắng của bản thân và sự tận tình hướng

dẫn của các thầy hướng dẫn. Đề tài đồ án tốt nghiệp của em Xây dựng hệ thống chiếu

sáng và tín hiệu trên sa bàn điện ô tô hoàn thành với những nội dung chính sau:

Qua quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp Xây dựng hệ thống chiếu sáng và tín hiệu

trên sa bàn điện ô tô. Chúng em nhận thấy hệ thống chiếu sáng và tín hiệu có vai trò

rất quan trọng trong hệ thống điện ô tô.

Kết hợp với hệ thống đánh lửa, hệ thống cung cấp điện và hệ thống khởi động hiện

nay trên thế giới các hãng đã liên tục thiết kế và đưa ra các công nghệ tiên tiến như: Sử

dụng các công nghệ chiếu sáng mới như dung khi xe non, đèn led giúp cường độ sáng

đạt tối ưu và tiết kiệm điện, hệ thống chiếu sáng một cách thông minh và hiệu quả hơn

than thiện với môi trường.

- Giới thiệu tổng quan hệ thống chiếu sáng tín hiệu trên ô tô.

- Phân tích những mạch điện cơ bản của hệ thống chiếu sáng tín hiệu

- Lập ra các phương án chế tạo và xây dựng sa bàn.

- Phân tích các hư hỏng thường gặp của hệ thống chiếu sáng tín hiệu.

- Vận hành mô hình và tạo pan cho hệ thống.

Mặc dù đã cố gắng nhất để hoàn thành đồ án nhưng không thể tránh khỏi những sai

sót. Em rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo đóng góp của các thầy và các bạn

để đề tài của em được hoàn thiện hơn.

2. KHUYẾN NGHỊ

- Đây là một đề tài có tính thiết thực rất cao có thể áp dụng vào thực tế nên có thể là

tài liệu tham khảo cho những bạn sinh viên muốn tìm hiểu về điện thân xe.

- Do thời gian thực hiện có hạn nên đề tài chỉ dừng lại ở nghiên cứu một số hệ thống

điện thân xe. Nếu còn thời gian và có điều kiện tốt hơn về tài liệu nghiên cứu và kiến

thức ngoài thực tế, em sẽ tiếp tục hoàn chỉnh và phát triển đề tài đầy đủ hơn.



87



TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. PGS.TS ĐỖ Văn Dũng HỆ THỐNG ĐIỆN VÀ ĐIỆN TỬ TRÊN Ô TÔ HIỆN

ĐẠI.

[2]. Tập Bài Giảng .HỆ THỐNG ĐIỆN ; HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE .Đại

Học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên.

[3]. Nguyễn Tất Tiến CẤU TẠO Ô TÔ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 1992

[4]. Tài liệu kỹ thuật viên TOYOTA

[5]. Nguyễn Hữu Cẩn, Phan Đình Kiên THIẾT KẾ VÀ TÍNH TOÁN Ô TÔ MÁY

KÉO [NXB Giáo Dục]

[6]. //www.oto-hui.com.vn

[7]. //www.otofun.com.vn



88



Video liên quan

Chủ Đề