Cách xây tường không bị thấm

Hiện nay, rất nhiều hộ dân xây nhà với một vài bức tường không trát vì để giữ tính nguyên thủy, để cá tính và để tạo điểm nhấn cho ngôi nhà. Tuy nhiên, nếu không có lớp vữa và xi măng bảo vệ bên ngoài, các bức tường này có nguy có thấm nước lên tới 80 %. Vì thế, để giữ được vẻ độc đáo cho ngôi nhà, đồng thời giúp bức tường tồn tại lâu bền, chúng ta cần có một số phương pháp chống thấm phù hợp.

Tầm quan trọng của việc chống thấm đối với tường không trát


Các bức tường không trát hiện nay rất được ưa chuộng, đặc biệt là ở trong những quá cà phê, nhà sách, các cấu trúc mang hơi hướng cổ điển lẫn phá cách nói chung. Các bức tường không trát để lộ những hàng gạch mà đỏ và cam nổi bật, xếp tầng tầng lớp lớp lên nhau, giữa một không gian hiện đại xuất hiện hình ảnh một bức tường đỏ cam thuần túy khiến không gian trở nên thật hài hòa nhưng cũng thật đạm phong cách nổi loạn. 

Các bức tường không trát có công dụng trang trí bên trong thì không cần phải nhắc tới, tuy nhiên, hiện nay, một số người lại ưa chuộng sử dụng tường không trát cho bề mặt tường bên ngoài của ngôi nhà. Việc không có lớp bảo hộ giống như các bức tường bình thường gây ra tình trạng dễ bị hư hỏng, thấm nước nhiều hơn lên tới 80 %. Vì thế chúng ta phải tìm cách chống thấm cho bức tường này, sao cho vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa đảm bảo được hiệu quả chống thấm cho tường.
 


Vẻ đẹp cổ điển của tường không trát

Làm sao để đảm bảo chống thấm cho tường không trát?

Theo một kiến trúc sư nổi tiếng tại thành phố Hồ Chí Minh, để đảm bảo độ bền cho một bức tường nói chung và tường không trát nói riêng, người ta cần chú trọng vào hai quá trình xây dựng và sau khi hoàn tất xây dựng. Trong quá trình xây dựng, các bạn phải lựa chọn nguyên vật liệu chất lượng tốt nhất bao gồm gạch, cát, xi măng, chất phụ gia, chất chống thắm,... để giảm tình trạng co lại của vật liệu do thay đổi thời tiết, đồng khi xây phải đám bảo các lớp nối của gạch cần phải bịt kín, không bị hở. Sau khi đã hoàn tất xây dựng, tường đã khô, cần phải có một lớp màng bảo vệ tường khỏi tác động của nước. Đó cũng chính là phương pháp chống thấm thông dụng nhất hiện nay.

> > Xem thêm: Công ty rút hầm cầu quận Bình Tân


Nhà san sát nhau khiến việc chống thấm cho tường không trát bị cản trở

Cách chống thấm cho tường không trát


1. Chống thấm thuận cho tường không trát


Phương pháp chống thấm thuận cho tường không trát là phương pháp được sử dụng phổ biến hơn cả vì tính khả thi lâu dài và tiết kiệm chi phí so với phương pháp còn lại. Tuy nhiên, phương pháp này không thể áp dụng cho mọi trường hợp, nếu tường không trát à bức tường liền kề với một bức tường của công tình khác thì phương pháp này sẽ không thể nào thực hiện được. Vì để có thể chống thấm thuần, người ta cần phải đưa một thiết bị bình xịt, vòi xịt đủ lớn vào không gian để xịt phủ hợp chất lên bề mặt tường. Việc hai bức tường của hai công trình dính sát vào nhau thì việc đưa vòi xịt vào là điều bất khả thi.

Vật liệu được sử dụng chính trong phương pháp này là Water Seal, một sản phẩm có phân tử kỵ nước, chống nước, phát huy khá tốt khr năng này của nó. Việc sử dụng Water Seal rất thông dụng ở các nước phương Tây, các nước phát triển, còn ở Việt Nam, đây vẫn còn là một sản phẩm hoàn toàn mới mẻ.
 


Chống thấm thuận

 
2. Chống thấm ngược cho tường không trát


Phương pháp này là phương pháp có thể khắc phục được nhược điểm duy nhất của chống thấm thuận. Tức là áp dụng cho các trường hợp hai bức tường kề sát với nhau. Khác với cách sử dụng bình xịt để xịt hỗn hợp chống thấm, phương pháp chống thấm ngược lại sử dụng vật liệu chống thấm và một số hóa chất đặc biệt để tạo ra lớp màng bảo vệ bằng xi măng để trát lên tường. Tuy nhiên, phương pháp này khá tốn kém, chi phí khi áp dụng cách này có thể mắc gấp 3 lần sử dụng Water Seal.
 


Chống thấm ngược

 
Chuyên mục hỏi đáp khách hàng


Hỏi: Anh Nguyễn Lộc Thọ ngụ tại đường Nguyễn Văn Cừ quận 5 hỏi: “Mặt tường như thế nào thì chống thấm mới có thể duy trì lâu dài và hiệu quả?”

Trả lời: Xin chào anh Thọ, cảm ơn anh đã gửi câu hỏi về cho công ty của chúng tôi. Chúng tôi xin trả lời anh câu hỏi này về vấn đề này như sau:

Để đảm bảo lớp sơn chống thấm có thể đạt được hiệu quả tối ưu nhất, trước khi sử dụng sơn chống thấm hay các sản phâm chống thấm khác, anh cần phải đảm bảo bề mặt tường, sàn cần quét chống thấm phải thật bằng phẳng, sạch, khô. Nếu bề mặt này vẫn còn các lớp sơn cũ, các cặn bẩn hay là nấm mốc và rong rêu chẳng hạn, anh phải tiến hành vệ sinh, tẩy rửa những thứ này đi để giúp cho lớp bê tông, tường được chống thấm có thể thẩm thấu hoàn toàn vào trong vật liệu và phát huy tối đa tác dụng của nó. Ngoài ra, việc vệ sinh sạch sẽ các cặn bẩn, rong rêu, nấm mốc cũng góp phần giúp cho mặt tường trở nên sạch sẽ và mang tính thẩm mỹ cao hơn. Trong tường hợp trên sàn, trên tường  cần chống thấm có các đường nứt, lỗ nhỏ,... anh cũng nên sử dụng xi măng để trát lại bề mặt. Cụ thể, anh có thể thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: TIến hành đục khe nứt thành hình chữ V.
Bước 2: Pha hỗn hợp bao gồm cát : xi măng : chât chống thấm với tỷ lệ là 5 : 3 : 0.8.
Bước 3: Làm sạch bề mặt tường xung quanh khe nứt và bên trong khe nứt.
Bước 4: Trát hỗn hợp vừa tạo vào khe nứt.
Bước 5: Để hỗn hợp khô lại.

Tags: trát tường không cần giáo, sơn tường gạch không trát, chống thấm tường gạch, cách chống thấm tường nhà mới xây, cách làm chống thấm tường, cách chống thấm tường nhà liền kề, cách chống thấm tường không trát mặt ngoài

Chủ Đề