Chương trình đào tạo theo cách tiếp cận cdio là gì

Tiêu chuẩn 1. CDIO là bối cảnh của đào tạo kỹ thuật: Thừa kế toàn bộ nguyên lý của CDIO, chỉ cải biến bước cuối cùng là A-I, nghĩa là đánh giá và cải thiện sản phẩm. Khoa đã cải thiện tiêu chí IO thành A-I tức là đánh giá dự án kinh doanh của sinh viên và khản năng hoàn thiện dự án. Cải biên này sẽ phù hợp hơn với khối ngành kinh doanh quốc tế
  • Tiêu chuẩn 2. Chuẩn đầu ra theo đề cương CDIO: Theo đó, Khoa đã xây dựng chuẩn đầu ra để đáp ứng sự cải biên đó. Chuẩn đầu ra gồm các phần kiến thức và lập luận ngành – Kỹ năng, phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp – Làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp – Năng lực thực hành nghề nghiệp CDAI.
  • Tiêu chuẩn 3. Chương trình học tích hợp: Được thiết kế phát triển dần về kiến thức và kỹ năng từ đại cương đến chuyên ngành với sự tích hợp các kỹ năng vào từng môn học theo một sơ đồ phát triển từ thấp đến cao theo các chuẩn đầu ra đã xây dựng
  • Tiêu chuẩn 4. Giới thiệu kỹ thuật: Xây dựng môn học Giới thiệu ngành Kinh doanh quốc tế. Môn học này giới thiệu chung về ngành học, trang bị các kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, đạo đức nghề nghiệp và thực hành qua đồ án với sản phẩm cuối cùng là bài báo cáo và một sản phẩm  ở mức độ đơn giản.
  • Tiêu chuẩn 5.  Các trải nghiệm thiết kế- đánh giá: Chương trình đào tạo có 4 trải nghiệm về thiết kế - đánh giá đi dần từ cơ bản đến nâng cao, bao gồm các môn: giới thiệu ngành Kinh doanh quốc tế → kiến tập → thực tập chuyên ngành → khoá luận tốt nghiệp/chuyên đề tốt nghiệp. 
  • Tiêu chuẩn 6. Không gian học tập kỹ thuật : Nhà trường đã xây dựng các phòng học để tổ chức triển khai chương trình đào tạo theo CDIO. Không gian học tập theo CDAI và Trung tâm nghiên cứu kinh tế hỗ trợ và khuyến khích học thực hành trong việc kiến tạo sản phẩm, quy trình, hệ thống, kiến thức ngành, và kiến thức xã hội.

    Xét dưới quan điểm marketing: Nếu các doanh nghiệp có cam kết về chất lượng với khách hàng và xã hội, Trường Đại học cần xây dựng và cam kết chuẩn đầu ra [CĐR] với khách hàng của mình là sinh viên và với xã hội.

    Xây dựng và phát triển chương trình đào tạo theo CDIO và giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh là một trong những cách thức để đạt mục đích đó.

    1. Xây dựng và phát triển chương trình đào tạo theo CDIO

    - CDIO là cụm từ viết tắt của các khái niệm: Hình thành ý tưởng, Thiết kế, Triển khai và Vận hành.

    - Về bản chất, CDIO là một giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng tiếp cận rút ngắn khoảng cách giữa: đào tạo với yêu cầu thực tiễn. Qua việc xây dựng CĐR, tổ chức dạy học và đánh giá theo CĐR, người học sau khi tốt nghiệp sẽ nhanh chóng thích ứng với yêu cầu của công việc.

    Để triển khai xây dựng và phát triển chương trình đào tạo theo CDIO, chúng tôi thực hiện các bước sau.

    Bước 1: Nghiên cứu để triển khai

    Bảng 1: So sánh Chương trình đào tạo [CTĐT] trước đây với CTĐT theo CDIO

    So sánh đề cương CDIO với CTĐT trước đây cho thấy ngoài 3 nội dung tương đồng là: Kiến thức thức lập luận chuyên ngành; kỹ năng và phẩm chất. Thực tế cho thấy có sự khác biệt đáng chú ý trong việc xác lập CĐR của chương trình: Trong CTĐT trước đây, CĐR thường được xác lập qua các năng lực khá độc lập; trong đề cương CDIO, CĐR được xác lập bằng các năng lực gắn với thực tiễn nghề nghiệp, theo một chu trình hoàn chỉnh từ: Hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai, đến vận hành. Qua so sánh cho thấy tính phù hợp và những khía cạnh tích cực của CDIO và xây dựng CTĐT theo CDIO là phù hợp với sứ mệnh của Trường ĐHCNHN.

    Tuy vậy, xây dựng CTĐT theo CDIO xuất phát từ khối ngành kỹ thuật, do đó, trong quá trình triển khai xây dựng CTĐT cho các ngành kinh tế, QTKD cần có nghiên cứu để vận dụng phù hợp.

    Bước 2: Nghiên cứu lựa chọn mô hình phù hợp

    Trong quá trình nghiên cứu và xây dựng mô hình CDIO, vấn đề nổi bật mà các tác giả nghiên cứu thấy rằng 03 nội dung đầu tiên của CDIO là [1] Hình thành ý tưởng; [2] Thiết kế; [3] Triển khai, hoàn toàn phù hợp với các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh. Tuy nhiên, bước cuối cùng của chu trình CDIO là O [Vận hành: Sản phẩm/ quy trình/ hệ thống] thì chưa hoàn toàn phù hợp.

    Từ thực tiễn khảo sát, tham vấn một số đơn vị về triển khai áp dụng mô hình CDIO [điển hình là Trường Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội], nhóm nghiên cứu thấy rằng: với khối ngành kinh tế, sau khi triển khai thực hiện [chiến lược/kế hoạch/phương án/dự án], tiếp theo sẽ là việc kiểm tra và đưa ra các hành động cải tiến liên tục. Nội dung này tương tự như bước 3 và 4 trong chu trình PDCA [Plan-Do-Check-Act: lập kế hoạch, thực hiện kiểm tra, hành động].

    Từ đó, có thể đề xuất nhóm năng lực của CTĐT cho các khối ngành kinh tế, quản lý là: CDIE gồm:

    1. Hình thành ý tưởng;

    2.Thiết kế: xây dựng chiến lược/kế hoạch/phương án/DA;

    3.Triển khai thực hiện: chiến lược/kế hoạch/phương án;

    4. Đánh giá: Kiểm tra, đánh giá và đề xuất hành động cải tiến liên tục.

    Bước 3: Phân tích quy trình xây dựng và phát triển CTĐT

    Từ quy trình đào tạo được ban đề án CDIO của nhà trường cung cấp, Khoa Quản lý kinh doanh đã phân tích và nhận thấy rằng, trong quy trình này, các điểm chủ chốt nhất, quyết định chất lượng CTĐT đào tạo gồm: Thứ nhất phải thiết lập chính xác được các CĐR để làm cơ sở xây dựng được chương trình khung khoa học, logic và thiết kế đề cương chi tiết [ĐCCT] học phần. Thứ hai, ĐCCT học phần sẽ đóng vai trò trọng tâm, quyết định về việc cam kết đạt CĐR của chương trình

    Trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo 2 ngành Quản trị kinh doanh và Tài chính ngân hàng tại khoa, tất cả các yêu cầu này đã được triển khai áp dụng. Đặc biệt, Khoa đề cao tính nhất quán với CĐR như một nguyên lý chung cho việc xây dựng tất cả các nội dung của ĐCCT.

    Bước 4: Tiến hành so sánh đề cương chi tiết [ĐCCT] học phần theo CDIO và ĐCCT trước đây

    Theo kết quả phân tích, ngoài các nội dung như ĐCCT học phần trước đây, với CDIO, ĐCCT học phần đã có thêm một số nội dung mới và cho thấy đó là sự tiến bộ quan trọng và cần phải đạt được. Cụ thể:

    - Trước hết ĐCCT học phần theo CDIO bổ sung thêm mục CĐR thể hiện cam kết về năng lực của người học sau khi hoàn thành học phần.

    - Không những thế, nó cũng yêu cầu xác lập hoạt động dạy học cụ thể của giảng viên, sinh viên, để đạt được CĐR. Hoạt động đánh giá phải đo lường được toàn bộ CĐR của học phần và mức năng lực mà người học đạt được.

    Cần lưu ý thêm rằng, với CDIO các hoạt động này có nguyên tắc căn bản là: lấy người học làm trung tâm; gắn với thực tiễn; khuyến khích đổi mới, cải tiến; đề cao tinh thần học tập suốt đời.

    Bước 5: Xây dựng và triển khai chương trình

    Từ cách tiếp cận như vậy, Khoa QLKD đã tiến hành xây dựng CTĐT cho ngành Quản trị kinh doanh và Tài chính ngân hàng. Hiện tại, khung chương trình và ĐCCT học phần Giới thiệu nghề nghiệp đã được triển khai đào tạo cho các lớp ĐH Khóa 13

    Để kiểm nghiệm, đánh giá xem thực tế triển khai hoạt động giảng dạy có kết nối với CĐR của học phần hay không? Khoa đã tiến hành khảo sát 466 sinh viên bằng khảo sát online [Google Form] để phù hợp với điều kiện sinh viên học tại cơ sở 3 [cơ sở đào tạo Hà Nam]. Tại thời điểm khảo sát, do chương trình mới được giảng dạy 4 trên 15 tuần theo kế hoạch nên mục đích của cuộc khảo sát nhằm vào hai vấn đề chính: [i] Sinh viên có nắm được đầy đủ và rõ ràng về CĐR của học phần hay không? Và [ii] các hoạt động dạy-học có phù hợp, thống nhất và giúp sinh viên đạt được các CĐR đã cam kết hay không? Kết quả thu được như sau:

    - Đối với câu hỏi sinh viên có nắm được đầy đủ và rõ ràng về CĐR của học phần hay không: Có 99% SV trả lời đã “nắm được đầy đủ và rõ ràng các CĐR” của học phần. Chỉ 1% SV trả lời là “chưa nắm rõ và đầy đủ”. Không có sinh viên nào trả lời Chưa nắm được CĐR của học phần.

    - Với câu hỏi: Phương pháp giảng dạy có hướng đến đạt CĐR của học phần như đã cam kết?

    Như vậy, có thể nói: thực tế triển khai hoạt động DẠY-HỌC đã kết nối tốt với các CĐR của học phần.

    Tóm lại: Để đánh giá được hiệu quả của một CTĐT cần phải hoàn thành ít nhất một chu trình đào tạo. Tuy nhiên, với những kết quả khảo sát ban đầu như trên cho thấy Khoa QLKD đang đi đúng định hướng.

    Một trong những CĐR quan trọng của CTĐT, đó là: năng lực tự học, tự hoàn thiện bản thân, trong môi trường mở, đa văn hóa hiện nay, năng lực ngoại ngữ, đặc biệt là ngoại ngữ chuyên ngành sẽ là điều kiện quan trọng giúp SV đạt được điều đó.

    2. Kinh nghiệm giảng dạy học phần chuyên môn bằng tiếng Anh

    Giảng viên Nhà trường và Khoa QLKD đã được tiếp cận sớm với các chương trình đào tạo hợp tác quốc tế từ những năm 2000 với ĐH Victoria và hiện nay là ĐH York Saitn John của Vương quốc Anh.

    Đồng thời, hiện nay, để nâng cao chất lượng đào tạo cho phù hợp với tiêu chuẩn nghề nghiệp của Cộng đồng kinh tế ASEAN, Khoa đã xây dựng và phát triển chương trình chất lượng cao ngành QTKD. Trong đó: 20% thời lượng các học phần cơ sở ngành và chuyên ngành tham khảo theo chương trình của ĐH York St John và giảng dạy bằng tiếng Anh.

    Trước hết giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh có rất nhiều ưu điểm, thuận lợi, tuy nhiên ở đây chỉ đề cập đến một số hạn chế và đề xuất giải pháp.

    Hạn chế:

    Thứ nhất: Giảng viên còn thiếu tự tin trong các hoạt động có sử dụng tiếng Anh và đặc biệt là bị động trong học tập mà nguyên nhân là không nắm rõ phương pháp học tập, tiến trình và nhiệm vụ học tập với mỗi học phần.

    Thứ hai: Chưa thực sự phát huy hiệu quả nguyên tắc lấy người học làm trung tâm, do đó, chưa phát huy hết tính tích cực chủ động của sinh viên.

    Giải pháp quan trọng:

    Qua thực tiễn giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh nhiều năm, đội ngũ giảng viên của Khoa đã đúc rút một số giải pháp nhằm khắc phục khó khăn và nâng cao hiệu quả dạy học: trong đó quan trọng là việc xây dựng và triển khai một tài liệu dành riêng cho sinh viên đó là: Hướng dẫn học [Learning Guide]. Bên cạnh đó đã tập trung giải quyết hai nội dung cơ bản sau:

    Thứ nhất là “chuẩn đầu ra và hoạt động đánh giá” [Learning Outcomes and Grading Criteria]

    o Trong phần này Khoa đã cung cấp một bảng danh mục các năng lực của học phần để sinh viên chủ động tự đánh giá, kiểm soát năng lực học tập của mình.

    o Tiếp theo và rất quan trọng, Khoa muốn sinh viên tăng cường hoạt động tự đánh giá và kiểm soát quá trình tích lũy năng lực. Do đó, sinh viên cần phải biết yêu cầu cụ thể để đạt được mức độ: Xuất sắc; Giỏi; Khá, Trung bình, … tương ứng với mỗi CĐR.

    o Thêm vào đó, Khoa cũng hướng dẫn để sinh viên nắm rõ về các sản phẩm học thuật sẽ phải hoàn thiện và nộp lại cho giảng viên trong suốt quá trình.

    Thứ hai là “cách học học phần” [How to work through this subject]: Có hai chú ý quan trọng ở nội dung này.

    Trước hết, cần hướng dẫn cụ thể cho sinh viên về việc tìm kiếm và sử dụng các học liệu [Understand the material].

    Tiếp theo, hướng dẫn thực hiện vụ học tập/ Do the practice tasks, với mục đích chính là: Giới thiệu cho sinh viên về các nhiệm vụ cá nhân, nhiệm vụ nhóm phải hoàn thành trên lớp học và ở nhà; Các cơ hội sinh viên có thể áp dụng kiến thức, kiểm nghiệm thức tế, chia sẻ tri thức; Chỉ dẫn các kênh thông tin mà sinh viên phải liên hệ để giải quyết vướng mắc, khó khăn.

    Với việc chuẩn bị tốt tài liệu “hướng dẫn học” như trên sẽ giúp sinh viên nắm được lịch trình, nhiệm vụ và đích đến là gì, qua đó, sẽ giúp tăng cường tính tích cực chủ động của sinh viên trong quá trình dạy học.

    3. Một số đề xuất và bài học kinh nghiệm thành công

    Thứ nhất: Có sự chỉ đạo quyết liệt, mạnh mẽ từ nhà trường. Sự tiên phong và tầm nhìn của Lãnh đạo ĐHCNHN chính là nền tảng của thành công, chính sự định hướng đúng đắn, quyết tâm đổi mới và sự ủng hộ mạnh mẽ của nhà trường là động lực lớn xây dựng thành công các chương trình đào tạo.

    Thứ hai: Cần nâng cao nhận thức của giảng viên, sinh viên và doanh nghiệp về tính hiệu quả khi xây dựng CTĐT theo CDIO.

    Thứ ba: Áp dụng triết lý cùng 12 tiêu chuẩn CDIO và vận dụng phù hợp với lĩnh vực phi kỹ thuật.

    Thứ tư: Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên về dạy học và đánh giá theo CĐR

    Thứ năm: Cải tiến và hoàn thiện không ngừng, trong đó đặc biệt quan tâm đến hợp tác với các trường đại học uy tín trên thế giới để tiếp nhận và chuyển giao chương trình, phương pháp giảng dạy và phương pháp đánh giá.

    Thứ sáu: Sử dụng tài liệu “hướng dẫn học” nhằm giúp tăng cường tính tích cực chủ động của sinh viên trong quá trình học tập.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Biggs, J. [2003], “Aligning Teaching and Assessing to Course Objectives”, Proceedings of Teaching and Learning in Higher Education: New Trends and Innovations, University of Aveiro, 2003.

    2. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội [2017], Hướng dẫn xây dựng chuẩn đầu ra chương trình đại học,2017.

    3. Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội [2018], Hướng dẫn xây dựng khung chương trình đào tạo trình độ đại học, 2018.

    4. Nguyễn Hữu Lộc. Phạm Công Bằng. Lê Ngọc Quỳnh Lam [2014], Chương trình đào tạo tích hợp từ thiết kế đến vận hành, Nhà xuất bản ĐHQG-HCM, 2014

  • Chủ Đề