Cách xin visa

Xin lưu ý rằng việc tiếp nhận loại hồ sơ xin cấp thị thực này đã được chuyển giao cho công ty cung cấp dịch vụ bên ngoài VFS Global!  Quý vị có thể xem thêm thông tin bằng tiếnh Anh và tiếng Việt về các dịch vụ của VFS Global, địa chỉ các Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực và cách đặt lịch hẹn nộp hồ sơ, trên trang web của Công ty VFS Global tại liên kết sau: //visa.vfsglobal.com/vnm/en/deu

Người có thị thực Schengen được phép lưu trú tại các nước Schengen tối đa 90 ngày trong mỗi một chu kỳ 180 ngày. Đại sứ quán Đức tại Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Đức tại Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan xét duyệt hồ sơ xin cấp thị thực của quý vị nếu đích đến chính của quý vị là Đức hoặc Bồ Đào Nha.

Các giấy tờ sau đây là bắt buộc và phải được nộp tại Trung tâm nhận hồ sơ thị thực VFS Global vào ngày nộp hồ sơ. Xin vui lòng sắp xếp giấy tờ theo thứ tự trong danh sách này.

Đối với mỗi giấy tờ, quý vị phải cung cấp bản gốc + 1 bản sao không cần công chứng. Giấy tờ bằng tiếng Việt hoặc bất kỳ ngoại ngữ nào khác cần phải kèm theo bản dịch sang tiếng Đức hoặc tiếng Anh.

Tất cả các bộ hồ sơ xin thị thực Schengen cần phải có:

1. Đơn xin cấp thị thực [link] được điền đầy đủ và được ký tên bởi người nộp đơn.

2. Hai ảnh hộ chiếu sinh trắc học [Fotomustertafel] chụp gần đây, ảnh phải giống nhau [cỡ 45mm x 35mm].

Đề nghị chỉ dán một ảnh vào đơn xin cấp thị thực [một ảnh còn lại không được dán, vì cần dùng để scan].

3. Hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại chính thức [Đề nghị không dùng bao bọc/vỏ bao hộ chiếu!].

Xin lưu ý: Hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại của quý vị phải còn giá trị ít nhất 3 tháng kể từ ngày quý vị rời khỏi khu vực Schengen. Hộ chiếu hay giấy tờ đi lại phải còn ít nhất 2 trang trống dành cho thị thực và không được cấp trước đó quá 10 năm.

4. Trường hợp người nộp đơn không phải là công dân Việt Nam: Giấy phép cư trú Việt Nam cho người nước ngoài.

5. Phổ biến quy định theo Điều 54, Khoản 2, Mục 8 và Điều 53 Luật Cư trú [Link] [được ký tên bởi người nộp đơn].

6. Giấy tờ thể hiện tính chất chuyến công tác và quan hệ kinh doanh giữa các công ty có liên quan ở Đức và Việt Nam [nếu có, bao gồm thông tin về việc ai sẽ chi trả cho chuyến công tác, chỗ ở và tất cả các chi phí khác tại Đức]:

a] Thư mời của công ty / cơ quan chức năng tại Đức với địa chỉ đầy đủ, nêu rõ mục đích và thời gian [lịch trình chính xác!] của chuyến công tác và/ hoặc

b] Thông tin về sự kiện / hội nghị / hội chợ thương mại sẽ tham dự tại Đức với nội dung chi tiết về nhà tổ chức / đơn vị mời, với địa chỉ đầy đủ tại Đức, thời gian [lịch trình chính xác!] của sự kiện và lý do tham dự [ví dụ như xác nhận tham dự hội nghị, vé tham quan hội chợ thương mại, đàm phán hợp đồng, v.v.],

c] Giấy tờ thể hiện sự tồn tại quan hệ thương mại hoặc quan hệ công việc trong đó có nêu thông tin về công ty ở Đức và ở Việt Nam,

d] Chỉ áp dụng cho người tham gia trưng bày tại hội chợ: Giấy tờ về hội chợ thương mại thể hiện người nộp đơn tham gia trưng bày tại đó như vé tham gia hội chợ dành cho người trưng bày / hóa đơn xác nhận trả tiền thuê gian hàng trưng bày / thư xác nhận. Người nộp đơn sẽ được cấp thị thực miễn phí nếu trình các giấy tờ nêu trên và trong giấy tờ có nêu tên của người nộp đơn và / hoặc người sử dụng lao động.

7. Bằng chứng về việc làm [nếu có]:

a] Hợp đồng lao động nêu rõ vị trí/chức vụ, thời gian làm việc,

b] Sao kê tài khoản ngân hàng [không phải sổ tiết kiệm],

c] Xác nhận của bên sử dụng lao động về việc cử người nộp đơn đi công tác,

d] Sổ bảo hiểm xã hội.

8. Chỉ dành cho người nộp đơn là chủ sở hữu công ty hoặc là người tự hành nghề:

a] Chứng nhận đăng ký kinh doanh,

b] Báo cáo thuế của công ty trong 3 tháng gần nhất.

9. Chứng minh tài chính cho toàn bộ chuyến đi:

a] Sao kê tài khoản ngân hàng [không phải sổ tiết kiệm] và/hoặc

b] Tuyên bố của công ty Đức về việc sẽ chi trả chi phí theo điều 66-68 Luật Cư trú [Kostenübernahmeerklärung nach §§ 66-68 AufenthG] và/hoặc

c] Xác nhận của công ty Việt Nam về việc công ty sẽ chi trả toàn bộ chi phí cho chuyến đi.

10. Giấy tờ về gia đình của người nộp đơn:

a] Giấy chứng nhận kết hôn [nếu có] + Giấy chứng minh nhân dân/thẻ căn cước của vợ/chồng + Giấy phép cư trú của vợ/chồng, nếu họ hiện đang cư trú tại khu vực EU / Schengen,

b] Giấy khai sinh của tất cả các con của người nộp đơn [nếu có] + Giấy chứng minh nhân dân/thẻ căn cước của tất cả các con + Giấy phép cư trú của các con, nếu các con hiện đang cư trú tại khu vực EU / Schengen,

c] Sổ hộ khẩu gia đình hoặc Xác nhận thông tin về cư trú do Cơ quan Công an cấp.

11. Lịch trình đi và đặt phòng khách sạn/ chỗ ở riêng:

a] Xác nhận đặt phòng/đăng ký giữ chỗ khách sạn hợp lệ [hiện có] hoặc bằng chứng về chổ ở riêng với địa chỉ đầy đủ [tên khách sạn, đường, thành phố, mã bưu điện, thông tin liên hệ, mã số đặt phòng…],

b]  Lịch trình đi.

12. Bằng chứng về những thị thực Schengen trước đây [nếu có]:

Bản gốc hộ chiếu hay giấy tờ đi lại đã hết hạn/cũ ngoài giấy tờ nêu ở mục số 3.

13. Bảo hiểm y tế du lịch bắt buộc [Bảo hiểm phải có giá trị cho tất cả các nước Schengen và cho toàn bộ thời gian lưu trú dự kiến, bao gồm cả chi phí điều trị khẩn cấp và vận chuyển về nước vì lý do y tế, mức bảo hiểm tối thiểu là 30.000 EUR].

Miễn trừ trách nhiệm

Tất cả thông tin trong hướng dẫn này dựa trên kiến thức và kinh nghiệm của Cơ quan đại diện ngoại giao tại thời điểm ban hành. Không thể căn cứ vào hướng dẫn này để đưa ra khiếu nại pháp lý.

Trên trang này:

FAQ

Tổng quan

Thị thực du lịch B-1/B-2 dành cho những người đến Hoa Kỳ tạm thời để công tác [B-1] hoặc du lịch hoặc điều trị y tế [B-2]. Nói chung, thị thực B-1 dành cho mục đích giải quyết các vấn đề công việc, tham dự hội nghị/hội thảo khoa học, giáo dục, chuyên môn hoặc kinh doanh, dàn xếp tài sản hoặc đàm phán hợp đồng. Thị thực B-2 dành cho  mục đích mang tính giải trí, bao gồm đi du lịch, thăm bạn bè hoặc họ hàng, điều trị y tế và các hoạt động có đặc thù về tình hữu nghị, xã hội hoặc dịch vụ. Thông thường, thị thực B-1 và B-2 được kết hợp và cấp dưới dạng một thị thực: B-1/B-2.

Tiêu chuẩn

Nếu bạn xin Thị thực B-1/B-2, bạn phải chứng minh với viên chức lãnh sự rằng bạn đủ điều kiện xin Thị thực Hoa Kỳ theo Đạo luật Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ [INA]. Mục 214[b] trong INA coi mọi đương đơn xin Thị thực B-1/B-2 là người có ý định định cư. Bạn phải vượt qua giả định pháp lý này bằng cách trình bày:

  • Mục đích của chuyến đi đến Hoa Kỳ là chuyến đi tạm thời, chẳng hạn như đi công tác, đi du lịch hoặc điều trị y tế
  • Bạn dự định lưu trú tại Hoa Kỳ trong một khoảng thời gian cụ thể, có hạn
  • Bằng chứng ngân sách để chi trả những chi phí khi bạn ở Hoa Kỳ
  • Bạn có địa chỉ thường trú ngoài Hoa Kỳ cũng như những ràng buộc về xã hội hoặc kinh tế khác đảm bảo rằng bạn sẽ trở về sau khi kết thúc chuyến đi

Nhân viên cá nhân hoặc người giúp việc riêng và các thủy thủ viên làm việc trên tàu biển ở nước ngoài trong Thềm Lục địa Ngoài có thể đủ điều kiện xin Thị thực B-1 theo một số trường hợp nhất định.

Một số công dân nước ngoài có thể đủ điều kiện xin Thị thực theo Đạo luật Di trú và Nhập tịch. Bạn có thể đọc thêm về Đạo luật Di trú và Nhập tịch và việc không đủ điều kiện xin Thị thực tại đây.

Các Giấy tờ cần thiết 

Nếu bạn xin Thị thực công tác/du lịch, bạn phải gửi giấy tờ sau:

  • Mẫu Đơn xin Thị Thực Không Định cư Điện tử [DS-160]. Truy cập trang web DS-160 để biết thêm thông tin về DS-160.
  • Hộ chiếu hợp lệ có hiệu lực ít nhất sáu tháng [trừ khi được miễn theo tha thun quc gia c th. Mỗi đương đơn xin thị thực, kể cả trẻ em, phải có hộ chiếu riêng và mẫu đơn DS160 riêng.
  • Một [1] ảnh 2"x2" [5cmx5cm] chụp trong vòng sáu tháng gần đây. Trang web có thông tin về định dạng ảnh bắt buộc.
  • Biên nhận thể hiện khoản thanh toán lệ phí xử lý đơn xin Thị thựckhông định cư không hoàn lại trị giá 160 đô la Mỹ đã được thanh toán bằng tiền tệ địa phương. Trang web này có thêm thông tin về việc thanh toán lệ phí này. Nếu Thị thực được cấp, có thể có lệ phí tương hỗ bổ sung cho việc cấp Thị thực, tùy theo quốc tịch của bạn. Trang web của Bộ Ngoại giao có thể giúp bạn tìm hiểu liệu bạn có phải thanh toán lệ phí tương hỗ cấp Thị thực không và lệ phí là bao nhiêu.

Ngoài những giấy tờ này, bạn phải xuất trình thư hẹn phỏng vấn xác nhận rằng bạn đã đặt cuộc hẹn thông qua dịch vụ này. Bạn cũng có thể mang theo bất kỳ giấy giờ hỗ trợ nào mà bạn cho rằng sẽ hỗ trợ thông tin được cung cấp cho nhân viên lãnh sự.

Cách Xin Thị Thực

Bước 1

Hoàn tất Mẫu Đơn xin Thị Thực Không Định cư Điện tử [DS-160].

Bước 2

Thanh toán lệ phí xét đơn xin Thị thực.

Bước 3

Lên lịch hẹn của bạn trên trang web này. Bạn sẽ cần thông tin sau để lên lịch hẹn:

  • Số hộ chiếu
  • Số biên nhận từ giấy biên nhận Phí xin Thị thực. [Nhấp vào đây nếu bạn cần trợ giúp tìm số này].
  • Số mã vạch gồm mười [10] chữ số từ trang xác nhận của DS-160 của bạn
Bước 4

Đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ vào ngày và thời gian bạn phỏng vấn xin Thị thực. Bạn phải mang theo bản in thư hẹn, trang xác nhận DS-160, một ảnh chụp trong vòng sáu tháng gần đây, hộ chiếu hiện tại và tất cả hộ chiếu cũ của bạn. Những đơn xin không có đầy đủ các giấy tờ này sẽ không được chấp nhận.

Giấy tờ Hỗ trợ

Giấy tờ hỗ trợ chỉ là một trong nhiều yếu tố mà viên chức lãnh sự sẽ cân nhắc trong cuộc phỏng vấn của bạn. Viên chức lãnh sự sẽ xem xét từng đơn xin Thị thực và cân nhắc các yếu tố về công việc, xã hội, văn hóa và các yếu tố khác trong khi quyết định. Viên chức lãnh sự có thể xem xét dự định cụ thể của bạn, hoàn cảnh gia đình, kế hoạch và dự định lâu dài trong quốc gia thường trú của bạn. Mỗi hồ sơ được kiểm tra riêng và phù hợp với mỗi cân nhắc theo luật.

Lưu ý: Không xuất trình giấy tờ giả. Gian lận hoặc trình bày sai có thể dẫn đến việc không đủ điều kiện xin Thị thực vĩnh viễn. Nếu đương đơn quan tâm đến vấn đề bảo mật, hãy mang theo giấy tờ đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ trong một phong bì được dán kín. Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ sẽ không tiết lộ thông tin này cho bất kỳ ai và sẽ tôn trọng tính bảo mật của thông tin.

Bạn nên mang theo những giấy tờ sau đến buổi phỏng vấn. Giấy tờ gốc luôn được ưu tiên hơn so với bản sao và bạn phải mang theo những giấy tờ này đến buổi phỏng vấn. Không gửi bất kỳ giấy tờ hỗ trợ nào qua fax, email hoặc đường bưu điện đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ.

  • Bằng chứng hiện tại về thu nhập, tiền thuế, quyền sở hữu tài sản hoặc kinh doanh, hoặc tài sản.
  • Hành trình chuyến đi của bạn và/hoặc giải thích khác về chuyến đi dự định của bạn.
  • Thư của chủ lao động nêu chi tiết vị trí, mức lương, thời gian bạn đã làm việc, kỳ nghỉ được phép và mục đích công việc, nếu có, của chuyến đi đến Hoa Kỳ của bạn.
  • Hồ sơ hình sự/tòa án liên quan đến bất kỳ vụ bắt giữ hoặc kết án ở bất cứ nơi nào, ngay cả khi bạn đã kết thúc bản án hoặc được ân xá sau đó.

Ngoài ra, dựa theo mục đích của chuyến đi, bạn nên cân nhắc mang theo những giấy tờ sau:

Học sinh

Mang theo kết quả học tập, bảng điểm và bằng cấp mới nhất. Đồng thời, mang theo bằng chứng hỗ trợ tài chính như bản sao kê ngân hàng hàng tháng, phiếu tiền gửi cố định hoặc bằng chứng khác.

Người lớn làm việc

Mang theo thư tuyển dụng của chủ lao động và phiếu lương từ ba tháng gần đây nhất.

Doanh nhân và giám đốc công ty

Mang theo bằng chứng về vị trí của bạn trong công ty và tiền thù lao.

Thăm họ hàng

Mang theo bản sao bằng chứng về tình trạng của người họ hàng [chẳng hạn như Thẻ Xanh, chứng nhận nhập tịch, Thị thực hợp lệ, v.v.].

Khách trước đây đã đến Hoa Kỳ

Nếu trước đây bạn đã ở Hoa Kỳ, bất kỳ giấy tờ nào chứng thực cho tình trạng định cư hoặc Thị thực của bạn.

Giấy tờ Hỗ trợ đối với các Đương đơn tìm Dịch vụ Chăm sóc Y tế

Nếu bạn muốn đến Hoa Kỳ để điều trị y tế, bạn nên chuẩn bị xuất trình giấy tờ sau ngoài những giấy tờ được liệt kê ở trên và những giấy tờ mà viên chức lãnh sự có thể yêu cầu:

  • Chẩn đoán y tế của bác sĩ trong nước giải thích về bản chất của căn bệnh và lý do bạn cần điều trị tại Hoa Kỳ.
  • Thư của bác sĩ hoặc cơ sở y tế tại Hoa Kỳ thể hiện sự sẵn sàng điều trị căn bệnh cụ thể này và nêu chi tiết về thời gian và chi phí điều trị dự kiến [bao gồm lệ phí cho bác sĩ, lệ phí nằm viện và tất cả chi phí liên quan đến y tế].
  • Bản tuyên bố về trách nhiệm tài chính của các cá nhân hoặc tổ chức thanh toán chi phí đi lại, điều trị y tế và ăn ở của bạn. Các cá nhân đảm bảo thanh toán những chi phí này phải cung cấp bằng chứng về khả năng thực hiện của họ, thường bằng mẫu đơn của ngân hàng hoặc các bản sao kê khác về thu nhập/tiền tiết kiệm hoặc bản sao tờ khai thuế thu nhập đã được chứng nhận.

Hệ thống cập nhật thị thực điện tử [EVUS]

 Theo thỏa thuận được ký kết giữa chính phủ Hoa Kỳ và Trung Quốc về việc gia hạn hiệu lực thị thực, kể từ ngày 29 tháng 11 năm 2016, các công dân Trung Quốc có thị thực Hoa Kỳ loại B1, B2 hay B1/B2 thời hạn 10 năm được cấp trên hộ chiếu Trung Quốc sẽ phải cập nhật thông tin cá nhân và các thông tin khác của đơn xin thị thực trên hệ thống hai năm một lần, hoặc ngay khi được cấp hộ chiếu mới hoặc thị thực Hoa Kỳ mới diện B1, B2 hay B1/B2, tùy theo trường hợp nào đến trước. Hệ thống này gọi là EVUS – Hệ thống cập nhật thị thực điện tử.

 Trang web Hệ thống cập nhật thị thực điện tử EVUS hiện đã được công bố, quý khách có thể đăng ký tại địa chỉ www.EVUS.gov. Hiện nay Cục Hải quan & Biên phòng Hoa Kỳ [CBP] sẽ không thu phí đăng ký EVUS. CBP dự kiến sẽ triển khai việc thu phí đăng ký EVUS, tuy nhiên hiện vẫn chưa có thời gian áp dụng cụ thể. Cho đến khi việc thu phí được áp dụng, đương đơn có thể đăng ký đơn EVUS miễn phí. Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ và & CBP sẽ cập nhật cho quý khách được biết khi có thông tin mới. Để có thêm thông tin chi tiết, vui lòng truy cập vào trang www.cbp.gov/EVUS

Thông tin Thêm

Để biết thêm thông tin về Thị thực công tác và du lịch, truy cập trang web của Bộ Ngoại giao.

 CHÚ Ý: Khi nộp đơn xin Thị thực, yêu cầu đương đơn phải nộp một tấm hình mới được chụp không quá 6 tháng. Hình không đạt yêu cầu nói trên có thể khiến hồ xin Thị thực bị trì hoãn.

Video liên quan

Chủ Đề