Cách xử lý phèn trong đất

Bí Quyết Xử Lý Ao Đất Bị Nhiễm Phèn Đúng Cách Và Hiệu Quả

Phèn xuất hiện trong ao nuôi đặc biệt là ao đất là nỗi lo của nhiều bà con bởi phèn là một trong những yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trưởng phát triển, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của tôm nuôi. Ao nhiễm phèn thường rất khó có thể xử lý triệt để, bà con cần xác định rõ nguyên nhân để có biện pháp xử lý phù hợp nhất. Nắm được bí quyết xử lýphèn trong ao nuôi đúng cách và hiệu quả sẽ giúp bà con chủ động khử phèn một cách hiệu quả, tránh được thiệt hại về năng suất và chất lượng của vụ nuôi.

Quá trình hình thành phèn sắt trong ao tôm

Do trong quá trình nuôi, lớp mùn bã hữu cơ bị tích tụ lâu ngày ở nền đáy ao phân huỷ trong điều kiện môi trường yếm khí, các vi khuẩn yến khí sẽ sinh ra hình thành vi khuẩn khử sunfua trong môi trường nước, các vi khuẩn này sẽ chuyển hoá các hợp chất lưu huỳnh [trong thực vật, trong đất, trong nước biển] thành dạng khí độc sunfua hydro [H2S] sát thủ thầm lặng trong ao nuôi. Khí H2S này thâm nhập vào nước ngầm và kết hợp với sắt [II] có mặt trong trầm tích đất dưới đáy ao tạo thành sắt sunfua và tiếp tục chuyển hoá thành sắt bisunfua [pyrit, FeS2] Đây chính là phèn sắt, phènđỏtrong ao nuôi tôm.

Công thức hóa học hình thành phèn Xử lý ao đất bị nhiễm phèn đúng cách và hiệu quả
Xử lý ao đất bị nhiễm phèn đúng cách và hiệu quả
Xử lý ao đất bị nhiễm phèn đúng cách và hiệu quả

Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản

  • Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên xử lý nước
  • Men vi sinh xử lý khí độc NO2 [Bio-TC8]
  • Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3 [Bio-TC3]
  • Men vi sinh xử lý đáy ao nuôi [Bio-TC7]
  • Men vi sinh xử lý phèn [Bio-TC5]

Ảnh hưởng của phèn đối với ao nuôi

  • Ao bị nhiễm phèm làm cho ao nuôi khó gây màu nước, tảo không phát triển được trong điều kiện ao có phèn sắt cao, nước ao hơi trong: phát sinh tảo đáy, khí độc H2S,
  • Hợp chất phèn trong nước còn bám vào thân vỏ, đặc biệt là mang, chân làm tôm bị vàng chân, vàng mang, tôm khó hô hấp do mang bị phèn bám vào, tôm bị mất nhiều năng lượng dẫn đến xảy ra hiện tượng tôm chậm lớn, chết rải rác.
  • Tôm lột xác bị dính vỏ đặc biệt đối với tôm còn nhỏ, do phèn trong ao nuôi cao dẫn đến pH giảm thấp làm ngăn cản việc hấp thu khoáng Na+, K+ trong môi trường nước làm tôm thiếu các dưỡng chất khoáng chất cần thiết dẫn đến tôm lột xác không hoàn toàn, bị dính vỏ và chết.

Tôm bị mềm vỏ: Khi ao tôm bị phèn thì hàm lượng Ca2+và Mg2+sẽ giảm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo vỏ trên tôm, dẫn đến hiện tượng mềm vỏ.

Xử lý ao đất bị nhiễm phèn đúng cách và hiệu quả

Biểu hiện của ao nuôi bị nhiễm phèn

  • Đối với môi trường nước: màu nước chuyển màu từ màu trà nhạt dần sang hơi đỏ và bắt đầu có váng màu vàng ở trên mặt ao.
Xử lý ao đất bị nhiễm phèn đúng cách và hiệu quả
  • Đối với tôm: tôm bị vàng chân, vàng mang, tôm chết rải rác,
Tôm nuôi bị vàng chân, vàng mang

Khi phát hiện ao nuôi có những biểu hiện bị nhiễm phèn, tôm bị vàng chân, vàng mang bà con cần kiểm tra đo lại các yếu tố môi trường, đặc biệt đo hàng lượng sắt trong môi trường nước bằng test sera Fe cần đảm bảo hàm lượng sắt trong ao nuôi không vượt quá 0.5mg/l.

Test kiểm tra Fe nước ao nuôi Xử lý ao đất bị nhiễm phèn đúng cách và hiệu quả

Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản

  • Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên xử lý nước
  • Men vi sinh xử lý khí độc NO2 [Bio-TC8]
  • Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3 [Bio-TC3]
  • Men vi sinh xử lý đáy ao nuôi [Bio-TC7]
  • Men vi sinh xử lý phèn [Bio-TC5]

Bí quyết xử lý phèn trong ao đúng cách và hiệu quả

Quá trình cải tạo ao nuôi đầu vụ:

Bón vôi đá 100% CaO, 100-150kg cho 1.000m3 [tùy theo người nuôi]. Mục đích của việc bón vô đá là để lót đáy, tạo hệ đệm, nén phèn, kim loại nặng xuống đáy, giảm đi độ chua của đất, nâng pH đáy ao.

Trước khi thả tôm giống 2 3 ngày: Đánh EDTA 2-5kg/1.000m3 để lắng kim loại nặng, lắng phèn xuống đáy ao, nên đánh vào buổi trưa nắng gắt để tăng hiệu quả sử dụng.

Sử dụng EDTA lắng kim loại

24 tiếng sau đánh vi sinh xử lý phèn BIO-TCXH [BIO-TC5] với liều dùng: 1 lít/1000m3 giúp xử lý phân hủy lượng phèn trong ao.

Lưu ý: đánh vi sinh xử lý phèn BIO-TCXH [BIO-TC5] vào buổi trưa nắng gắt để tăng hiệu quả sử dụng

Xử lý ao đất bị nhiễm phèn hiệu quả với vi sinh xử lý phèn BIO-TCXH [BIO-TC5]

Trong quá trình nuôi:

Sau khi thả tôm giống được 3 ngày bà con tiến hành đánh lại vi sinh xử lý phèn BIO-TCXH [BIO-TC5] 1 lít/1000m3. Định kỳ trong quá trình nuôi [7-10 ngày/1 lần]: đánh 1 lít BIO-TCXH/1.000m3 giúp phân hủy xử lý phèn trong ao nuôi, giúp tôm không bị vàng chân, vàng mang, gan tôm khỏe mạnh, phát triển tốt.

Tạt vi sinh xử lý ao nuôi tôm

Lưu ý: Giai đoạn nuôi 30 ngày đầu không để hàm lượng phèn vượt mức 0.1mg/l sẽ ảnh hưởng làm giảm chức năng gan của tôm, tôm bị vàng chân, vàng mang.

Đồng thời trong quá trình nuôi cần kết hợp sử dụng chế phẩm vi sinh EM Aqua giúp xử lý môi trường nước, ổn định duy trì màu nước, phân hủy chất hữu cơ, thức ăn dư thừa tăng cường vi sinh có lợi cho ao nuôi. Với liều dùng 1 lít vi sinh EM Aqua gốc/1000m3 hoặc 5 lít EM thứ cấp [EM2 ủ từ EM Aqua gốc]/1000m3, định kỳ 5 -7 ngày/lần. Giai đoạn nuôi sau 30 ngày tăng liều lượng sử dụng 10-15 lít/1000m3, định kỳ 3-4 ngày/lần.

Xử lý ao đất bị nhiễm phèn hiệu quả

Bí quyết xử lý ao đất bị nhiễm phèn hiệu quả

Hy vọng những chia sẻ về bí quyết xử lý phèn trên đây sẽ giúp ích cho quý bà con, giúp bà con có thể ứng dụng hiệu quả vào mô hình nuôi, đạt năng suất hiệu quả kinh tế cao. Hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo!

Tin Cậy kính chúc bà con có một mùa bội thu!

Tác giả: Nguyễn Hiền

Mọi thông tin về Bí quyết xử lý ao đất bị nhiễm phèn đúng cách và hiệu quả, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ:Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại:[028] 2253 3535 0902 650 369 0902 885 547 0902 671 281 0903 908 671

Email:; ,

Website:tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com

Facebook: Thủy Sản Tin Cậy

Video liên quan

Chủ Đề