Cách xưng hô trong bài vào phủ chúa Trịnh

Vào phủ Chúa Trịnh Ngữ văn 11 nâng cao

1.Tác giảLê Hữu Trác

- Lê Hữu Trác [1724 – 1791] tên hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, quê cha ở Hưng Yên, quê mẹ ở Hà Tĩnh.

- Ông là một danh y đồng thời là nhà văn nhà thơ lớn.

-Ông là tác giả của bộ sách y học nổi tiếng “Hải Thượng y tông tâm lĩnh”.

2.Tác phẩmThượng kinh ký sự

-Thượng kinh ký sựlà tập nhật kí bằng chữ Hán, in ở cuối bộ “Y tông tâm lĩnh”, được viết bằng chữ Hán.

-Thể loại:Vào phủ chúa Trịnhthuộc thể loạiKí sự.

-Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm được trích từ quyển Thượng kinh kí sự nói về việc Lê Hữu Trác tới kinh đô được dẫn và phủ Chúa để bắt mạch kê đơn cho Thế tử Trịnh Cán.

-Nội dung chính: miêu tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa và quyền uy thế lực của nhà chúa qua những điều mắt thấy tai nghe, nhân dịp Lê Hữu Trác được chúa Trịnh Sâm triệu về kinh đô chữa bệnh cho chúa và thế tử Trịnh Cán. Tác phẩm còn thể hiện thái độ kinh thường danh lợi của tác giả.

-Bố cục

Bố cục Vào phủ chúa Trịnh được chia làm 4 phần chính, bao gồm:

+ Phần 1:Quang cảnh bên ngoài phủ chúa.

+ Phần 2:Những điều mắt thấy tai nghe khi vào phủ chúa

+ Phần 3:Quang cảnh khi đi sâu vào nội cung và khám bệnh cho thế tử

+ Phần 4:Tác giả nhận định và đề ra phương án chữa bệnh

I-BÀI TẬP

1.Câu hỏi 1, sách giáo khoa, trang 9.

2. Câu hỏi 2, sách giáo khoa, trang 10.

3. Câu hỏi 4, sách giáo khoa, trang 10.

Câu 4.Hãy phân tích suy nghĩ sau đây của Lê Hữu Trác : “Mình vốn con quan, sinh trưởngở chốn phồn hoa, chỗ nào trong cấm thành mình cũng đã từng biết. Chỉ có những việcở trong phủ chúa là mình chỉ mới nghe nói thôi. Bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường !”.

Câu 5. Cuộc sống giàu sang của chúa khác hẳn cuộc sống người thường được Lê Hữu Trác miêu tả qua những chi tiết nào trong đoạn trích

Câu 6.Bài tập nâng cao, sách giáo khoa, trang 10.

II- GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP

1.Câu hỏi 1

a] Trong đoạn trích, Lê Hữu Trác đã dùng bốn lần tò thánh chỉ [gồm “cóthánh chỉtriệu cụ vào”, “cóthánh chỉtriệu”, “nay vângthánh chỉ vào kinh”, “để chờ xemthánh chỉnhư thế nào”], ba lần từthánh thượng[“thánh thượngcho phép cụ vào hầu mạch”,”thánh thượngđang ngự ở đấy”, “thánh thượngthường vẫn ngồi trên ghế rồng này”] và một lần từthánh thể[“tôi thấythánhthể gầy, mạch lại tế, sác”].

b] Chữthánhtrong từthánhchỉ,thánh thượngdùng để chỉ chúa Trinh Sâm [bảy lần], còn trong từthánhthể dùng để chỉ thế tử Trịnh Cán.

c] Chữthánhnguyên dùng để nói về những người tài trí siêu phàm hơn hẳn mọi người, cái gì cũng biết, quang minh chính đại và giáo hoá được mọi người. Từ nghĩa đó, sau này, người ta ghép nó với một số từ để chuyên chỉ về nhà vua.

Thánh thượng là từ dùng để tôn xưng đức vua.Thánh chỉlà ý chỉ, mệnh lệnh, chỉ dụ của vua. Cònthánh thểdùng để chỉ thân thể nhà vua.

Theo thể chế thời phong kiến, chúa là bề tôi của vua cho nên không được phép dùng chữ “thánh”. Trong đoạn trích, các chữthánh chỉ, thánh thượng, thánhthểđược dùng để phản ánh sự lộng quyền, tiếm lễ của chúa Trịnh bấy giờ. Là nhà nho, Lê Hữu Trác chẳng phải không biết điều này, nhưng ông cố tình dùng như vậy nhằm mỉa mai chúa Trịnh lộng quyền…

2. Câu hỏi 2

a] Hệ thống quan lại, quân lính, cung tần, người hầu kẻ hạ,… trong phủ chúa Trịnh bấy giờ rất đông, gồm : quan Chánh đường Huy Quận công, quan truyền mệnh [truyền lệnh, truyền chỉ], người truyền mệnh, người giữ cửa, vệ sĩ canh giữ cửa cung, quan hầu cận, quan nội thần, quan tả viện, tiểu hoàng môn, các vị lương y của sáu cung, hai viện, người đứng hầu hai bên, các phi tần chầu chực, cung nhân đứng xúm xít, lính khiêng cáng, đầy tớ của quan Chánh đường, thị vệ, b] Số lượng cùng chức vụ và tính chất của những người phục vụ đó cho thấy uy quyền của nhà chúa và hệ thống quan liêu ăn bám rất lớn. Phủ chúa chẳng những giống mà còn hơn cả cung vua. Sự thực ấy không chỉ được Lê Hữu Trác phản ánh mà sử sách bấy giờ ghi chép cũng rất nhiều quân sĩ.

3. Câu hỏi 4.

Cảnh khám bệnh cho thế tử Cán vô cùng khẩn trương, nhộn nhịp. Tuy tác giả không hề dùng trực tiếp các từ hối hả, tấp nập, khẩn trương,… Ngay từ “sáng tinh mơ” Lê Hữu Trác đã bị hối thúc bởi “tiếng gõ cửa rất gấp”, người đưa tin thì “thở hổn hển” vì phải “chạy” để báo tin cho kịp, lính thì đã đem cáng đến chờ sẵn ở ngoài cửa và yêu cầu phải “vào phủ chầu ngay”.

Không khí đi đường được miêu tả vừa buồn cười, vừa đáng thương. Đầy tớ phải “chạy đàng trước hét đường”, cáng thì “chạy như ngựa lồng” khiến người được khiêng bị xóc “khổ không nói hết”..,..

Khi bước chân vào cửa phủ chúa, không khí càng gấp gáp hơn. Người giữ cửa thì truyền báo “rộn ràng”, người khác thì “qua lại như mắc cửi”,…

Người tường thuật tuy không bộc lộ thái độ của mình bằng ngôn ngữ trực tiếp, nhưng cách xưng hô về chúa Trịnh, cách miêu tả nói trên…, tự chúng toát ra một giọng điệu hài hước và mỉa mai.

Câu 4.

Trước hết, điều tác giả nhận xét là hoàn toàn có thật. Lê Hữu Trác vốn là con của quan Hữu thị lang bộ Công, ông nội làm Hiến sát sứ, chú ruột là Thượng thư,bác một là Giám sát ngự sử, em ruột là Tiến sĩ, anh họ là Thị thư,… Bản thân tác giả cũng đã được tập ấm, từng theo cha ở trong cung học. Sau, nhận thấy, “ngoài việc luyện câu văn cho hay, mài lưỡi gươm cho sắc, còn phải đem hết tâm lực chữa bệnh cho người” nên chuyển sang làm nghề thuốc. Chính vì thế, Lê Hữu Trác hoàn toàn đúng khi nói : “Mình vốn con quan, sinh trường ở chốn phồn hoa, chỗ nào trong cấm thành mình cũng đã từng biết”.

Cấm thành là nơi vuaở, canh phòng nghiêm mật. Ấy vậy mà, chỗ nào tác giả cũng đã từng biết. Duy phủ chúa là nơi ông “mới chỉ nghe nói”. Điều đó càng chứng tỏ rằng, phủ chúa là nơi còn tôn nghiêm hơn cả cung vua. Qua đấy, chúng ta càng thấy quyền uy của chúa Trịnh và sự mỉa mai của tác giả.

Câu 5.

Cuộc sống giàu sang của chúa khác hẳn cuộc sống người thường được Lê Hữu Trác miêu tả trong suốt cả đoạn trích, từ không khí “triệu” người vào phủ, từ cách phải “đi cửa sau”, “ra vào phải có thẻ”, “ăn mặc cớ vẻ lạ lùng” thì bị giữ lại, lính gác cầm giáo mác nghiêm cẩn, cảnh hành lang, đường đi, vườn cây, điếm Hậu mã, “phòng chè”, bữa cơm trong phủ,… đến nơiở, đồ dùng, cách “hầu mạch” thế tử,…

Ấn tượng bao quát về cảnh phồn hoa khác hẳn người thường của chúa còn được tác giả ghi lại trong bài thơ Đường luật:

Kim qua vệ sĩủng kim môn,

Chính thị Nam thiên đệ nhất tôn.

Hoạ các trùng lâu lăng bích hán,

Chu liêm ngọc hạm chiếu triêu đôn.

Cung hoa mỗi tống thanh hương trận,

Ngự uyển thời văn anh vũ ngôn.

Sơn dã vị tri ca quản địa,

Hoảng như ngư phủ nhập đào nguyên.

[Dịch nghĩa :

Vệ sĩ gác cửa son cầm giáo ; đây chính là nơi tôn nghiêm nhất trời Nam.

Gác vẽ, lầu cao vươn tới trời xanh ; rèm châu, thềm ngọc rực sáng vào sớm mai.

Mỗi khi có gió, hoa trong cung từng trận phả hương thơm mát; vườn ngự uyển luôn luôn nghe tiếng chim anh vũ hót.

[Ta] người nơi thôn dã chưa biết tới chốn phồn hoa này ; nên ngỡ ngàng như ngư phủ lạc vào động tiên]

Câu 6. Qua đoạn tríchVào phủ chúa Trịnh, hình tượng nhân vật Lê Hữu Trác hiện lên rõ nét.

−Lê Hữu Trác− nhà văn, nhà thơ. Đoạn trích học đã thể hiện tài năng viết văn, làm thơ của tác giả ; bài thơ đã khái quát được cảnh giàu sang của chúa khác hẳn người thường. Lời thơ pha một chút châm biếm, từ ngữ đăng đối, ý tứ sâu xa.

−Lê Hữu Trác − bậc túc nho, tính tình thâm trầm, hóm hỉnh, luôn mỉm một nụ cười kín đáo châm biếm chúa Trịnh.

−Lê Hữu Trác−một danh y từ tâm và am hiểu y lí sâu sắc. Quan niệm chữa bệnh của ông khác hẳn các danh y của hai cung, sáu viện.

Vì y lí sâu sắc, lại có lòng từ tâm của một bậc danh y, nên ờ tác giả có sự mâu thuẫn khó xử : nếu chữa chạy cho thế tử Cán khỏi bệnh, sẽ được chúa trọng dụng, nghĩa là bị giữ lại trong cung không được về với núi xưa vườn cũ, nhưng nếu không hết lòng vì con bệnh thì trái với đạo đức của bậc lương y. Cuối cùng, y đức thắng sở thích ẩn dật của bậc trí ẩn. Lê Hữu Trác đành phải tận tâm chữa bệnh cho thế tử Cán. Chỉ tiếc rằng, chúa và những kẻ “quân sư” cho chúa không dám dùng phương thuốc của ông.

I. Tác giả

- Lê Hữu Trác [1724 – 1791] hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương [nay thuộc huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên].

- Ông là một danh y, không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách và mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học.

- Phần lớn cuộc đời hoạt động y học và trước tác của ông gắn với quê ngoại ở xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

- Bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 66 quyển, là công trình nghiên cứu y học xuất sắc nhất của ông trong thời trung đại Việt Nam:

+ Tác phẩm ghi lại những cảm xúc chân thật của tác giả trong những lúc lặn lội đi chữa bệnh ở các miền quê, bộc lộ tâm huyết và đức độ của người thầy thuốc.

+ Qua tác phẩm, có thể thấy Lê Hữu Trác còn là một nhà văn, nhà thơ với những đóng góp đáng ghi nhận cho văn học nước nhà.

SƠ ĐỒ TƯ DUY - TÁC GIẢ LÊ HỮU TRÁC

II. Tác phẩm

1. Thượng kinh kí sự

- Thượng kinh kí sự [Kí sự đến kinh đô] là tập ký sự bằng chứ Hán, hoàn thành năm 1783, được xếp ở cuối bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh như một quyển phụ lục.

- Ký sự: là một thể ký, ghi chép sự việc, câu chuyện có thật và tương đối hoàn chỉnh.

- Thượng kinh ký sự tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh và quyền uy, thế lực của nhà chúa – những điều Lê Hữu Trác mắt thấy tai nghe trong chuyến đi từ Hương Sơn ra Thăng Long chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm. Qua đó, người đọc thấy được thái độ coi thường danh lợi của tác giả. Tác phẩm kết thúc với việc Lê Hữu Trác được về lại quê nhà, trở về với cuộc sống tự do trong tâm trạng hân hoan, tiếp tục cống hiến đời mình cho y thuật.

2. Vào phủ chúa Trịnh

2.1. Tóm tắt

        Vào sáng sớm tinh mơ ngày 1 tháng 2, tôi được lệnh triệu vào phủ chúa. Tôi nhanh chóng được điệu đi trên một cái cáng chạy như ngựa lồng. Tôi đi vào từ cửa sau, nhìn quanh tôi thấy cây cối um tùm, chim hót líu lo, muôn hoa đua thắm. Qua mấy lần cửa, các hành lang dài quanh co tôi được đưa tới một ngôi nhà thật lớn gọi là phòng trà. Đồ đạc trong phòng đều được sơn son thếp vàng. Lúc đó thánh thượng đang ngự phòng thuốc cùng các phi tần nên tôi không thể yết kiến. Tôi được thiết đãi bữa sáng mỹ vị với đồ dùng toàn bằng vàng, bạc. Ăn xong tôi được đưa đến yết kiến ở Đông Cung và khám bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Thế tử vì “ăn quá no, mặc quá ấm” mà sinh bệnh. Nửa sợ bị cuốn vào vòng danh lợi, nửa vì chịu ơn của nước. Cuối cùng, tôi dốc lòng kê đơn cho thế tử, rồi từ giã lên cáng trở về kinh Trung Kiền chờ thánh chỉ. Bạn bè ai ai trong cung cũng đến thăm hỏi.

2.2. Tìm hiểu chung

- Bố cục: 2 phần

+ P1 [Từ đầu đến “xem mạch Đông cung cho thật kỹ”]: Cuộc sống nơi phủ chúa được miêu tả con mắt của Hải Thượng Lãn Ông

+ P2 [còn lại]: Cảnh Lê Hữu Trác bắt mạch, kê đơn cho thế tử Trịnh Cán.

2.2.  Tìm hiểu chi tiết

a. Quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa Trịnh

a.1]  Quang cảnh

- Đường vào phủ: Mấy lần cửa, mỗi cửa đều có vệ sĩ canh gác, ai ra vào phải có thẻ. Con đường đi là những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp. Vườn hoa trong phủ cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương

- Trong phủ: Nhà Đại Đường, Quyển bổng, Gác tía với đồ nghi trượng sơn son thếp vàng, sập thếp vàng, võng điều, mâm vàng chén bạc, đồ ăn toàn của ngon vật lạ.

- Nội cung: 5 - 6 lần trướng gấm, trong phòng thắp nến, giữa phòng có một cái sập thếp vàng, ghế rồng, nệm gấm, đèn sáp, hương hoa ngào ngạt.

=> Ấn tượng về phủ chúa là chốn thâm nghiêm, kín cổng cao tường, vô cùng xa hoa tráng lệ. Màu sắc chủ đạo là màu đỏ, vàng, rực rỡ đua nhau lấp lánh. Cuộc sống trong phủ chúa là cuộc sống hưởng lạc của vua chúa với cung tần, mỹ nữ, cảnh đẹp, món ngon. Không khí trong phủ chúa là một không khí ngột ngạt tù đọng, chỉ thấy hơi người, phấn sáp, đèn nến, “hương hoa ngào ngạt” mà thiếu hẳn sự thanh thoát của khí trời.

a.2] Cung cách sinh hoạt

- Đến phủ chúa phải có thánh chỉ, có thẻ mới được vào. Để dẫn người vào phủ có một tên đầy tớ chạy đàng trước hét đường, lính đem cáng đón người thì chạy như ngựa lồng khiến người ngồi trong cáng dù được đón khám bệnh mà như chịu cực hình bị xóc một mẻ khổ không nói hết.

- Phủ chúa có cả một guồng máy phục vụ đông đúc, tấp nập. Những người giữ cửa quyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi, vệ sĩ canh giữ cửa cung, quan truyền chỉ chuyên việc truyền mệnh…Các danh y của sáu cung, hai viện được tiến cử từ mọi nơi ngồi chờ đợi, túc trực ở phòng trà, các phi tần chầu chực xung quanh thánh thượng, người hầu đứng xung quanh thế tử, trong màn là che ngang sân là các cung nhân đứng xúm xít.

- Phủ chúa là nơi quyền uy tối thượng, bởi vậy tất cả những lời xưng hô, bẩm tấu đều phải rất kính cẩn, lễ phép. Trong phủ còn có lệ kị húy rất đặc biệt, kiêng nhắc đến từ thuốc,….

- Khám bệnh cho thế tử phải tuân theo một loạt các phép tắc. Bắt đầu là Tôi nín thở đứng chờ ở xa. Rồi thầy thuốc phải quỳ bốn lạy theo lệnh của quan chánh đường. Lại theo lệnh quan, thầy thuốc già yếu được phép ngồi bắt mạch,…

=> Phủ chúa quả thực không chỉ đẹp lộng lẫy, thâm nghiêm mà còn là chốn uy quyền tối thượng với cung cách sống lễ nghi, khuôn phép tạo nên không khí trang nghiêm, kính cẩn đến ngột ngạt. Tất cả những gì thường chỉ thấy xuất hiện trong cung vua thì nay xuất hiện trong phủ chúa. Chúa được gọi là Thánh thượng, lệnh chúa được gọi là Thánh chỉ,…=> uy quyền lấn lướt vua của chúa Trịnh Sâm.

- Có những chi tiết trong tác phẩm tưởng thoáng qua như ghi chép khách quan đơn thuần song lại bộc lộ một nhãn quan ký sự sâu sắc của tác giả:

+ Chi tiết về nội cung thế tử: đường đi tối om, mấy lần trướng gấm, quang cảnh xung quanh phòng: phòng rộng, giữa là sập thếp vàng,…=> Những chi tiết đó đã nói lên nguồn gốc, căn nguyên của căn bệnh, đồng thời tự nó cũng phơi bày trước mắt người đọc sự hưởng lạc, ăn chơi của phủ chúa.

- Chi tiết thầy thuốc già yếu trước khi khám bệnh được truyền lạy thế tử để nhận lại một lời khen tặng từ một đứa trẻ năm, sáu tuổi: Ông này lạy khéo. Chi tiết này cùng lời chú thích về phòng trà của tác giả dường như thoáng chút hài hước. Người ta khoác cho một đứa trẻ con những danh vị, uy quyền của chốn phủ chúa, song câu ban tặng cho thấy mối quan tâm của thế tử chỉ là lạy khéo mà thôi – vì đó chỉ là một đứa trẻ và tất cả biến thành trò hề.

- Chi tiết Thánh thượng đang ngự, xung quanh có phi tần chầu chực, có mấy người cung nhân đang đứng xúm xít… tự nó phơi bày hiện thực hưởng lạc nơi phủ chúa mà không cần thêm một lời bình luận nào.

=> Viết kí mà chân thực như viết sử.

b. Thái độ và tâm trạng tác giả khi vào phủ chúa Trịnh

b.1] Cách nhìn, thái độ của tác giả đối với cuộc sống chốn phủ chúa:

- Thể hiện gián tiếp qua việc miêu tả, ghi chép đầy đủ, tỉ mỉ con đường vào phủ, từ lúc được lệnh truyền cho đến khi y lệnh về chờ thánh chỉ. Sự xa hoa trong bức tranh hiện thực được miêu tả tự nó phơi bày ra trước mắt người đọc.

- Thể hiện trực tiếp qua cách quan sát, lời bình, những suy nghĩ của tác giả. Từng là con quan, biết đến chốn phồn hoa, đô hội, vậy mà tác giả ko thể tưởng tượng được mức độ của sự tráng lệ, xa hoa nơi phủ chúa. Ông nhận xét: “Cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường.” Tác giả còn làm một bài thơ miêu tả sự rực rỡ sang trọng với lời khái quát cuối bài: Cả trời Nam sang nhất là đây. Quan Chánh Đường mời ăn cơm ở điếm Hậu mã là dịp để tác giả mục sở thị sự ăn nơi phủ chúa – toàn của ngon vật lạ, mâm vàng chén bạc lấp lánh sáng: Tôi bây giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia.

=> Nhận xét:

+ Ngạc nhiên trước vẻ đẹp cao sang quyền quý.

+ Thờ ơ, dửng dưng với những quyến rũ vật chất, không đồng tình với cuộc sống no đủ nhưng thiếu khí trời và tự do

b.2] Tâm trạng của tác giả khi kê đơn cho thế tử:

- Hiểu rõ căn bệnh của thế tử                                                 

- Bắt được bệnh rồi nhưng chữa thế nào đây lại là một cuộc đấu tranh giằng co bên trong con người Hải Thượng Lãn Ông:

+ Người thầy thuốc hiểu rõ bệnh của thế tử và tìm cách chữa từ cội nguồn gốc rễ. Nhưng nếu chữa khỏi sẽ bị danh lợi ràng buộc, ko thể về núi.

+ Ông nghĩ đến phương thuốc hòa hoãn, chữa bệnh cầm chừng vô thưởng vô phạt.

+ Song y đức, trách nhiệm nghề nghiệp, lương tâm, tấm lòng đối với ông cha và phẩm chất trung thực của người thầy thuốc đã lên tiếng => Ông dám nói thẳng và chữa thật căn bệnh của thế tử => Ông kiên quyết bảo vệ quan điểm của chính mình mặc dù ko thuận với số đông.

- Những phẩm chất tốt đẹp của Lê Hữu Trác

+ Đó là một người thầy thuốc giỏi, già dặn kinh nghiệm, có lương tâm và đức độ.

+ Một nhân cách cao đẹp, khinh thường danh lợi, yêu thích tự do.

c. Giá trị nội dung

      Bằng tài quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiết chân thực, tác giả đã vẽ lại bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa quyền quý của phủ chúa Trịnh. Qua đó người đọc thấy được tài năng, đức độ và cốt cách của một nhà nho, một danh y, một nhà văn trong con người Lê Hữu Trác.

d. Giá trị nghệ thuật

Đoạn trích đã thể hiện nét đặc sắc trong nghệ thuật ký của Lê Hữu Trác:

- Kết hợp việc ghi chép chi tiết với việc miêu tả sinh động những điều “mắt thấy tai nghe”, bộc lộ thái độ đánh giá kín đáo.

- Kết hợp giữa văn xuôi và thơ ca làm tăng tính chất trữ tình cho tác phẩm.

- Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt như tự sự, miêu tả, biểu cảm làm gia tăng khả năng phản ánh hiện thực khách quan của tác phẩm.

SƠ ĐỒ TƯ DUY - VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề