Cảm nghĩ về ngày đầu tiên học online

Những buổi học online đầu tiên

Câu chuyện của những đứa trẻ thời dịch Covid-19 kể cho thế hệ sau sẽ là ký ức về những nỗ lực của mình, của cha mẹ và thầy cô trong những ngày đầu tiên bước vào năm học đặc biệt này

Năm nay, con trai vào lớp 10 - trường xét tuyển - tôi buồn nhiều vì con học hành ngày càng sa sút.

Dù không ham học nhưng chàng trai lười vẫn hóng ngày được đi học. Trường mới, lớp mới, thầy cô, bạn bè, cặp vở, xe đạp mới…; tất cả những thứ mới mẻ đó chắc đã làm con háo hức hay tại giãn cách ở nhà nhiều, cuồng chân, giờ muốn ra ngoài kết bạn, giao lưu? Có lẽ là cả hai. Khi biết tin sẽ học online, mới đầu chàng trai cũng ít nhiều thất vọng nhưng sau nghĩ sao đó lại nói với mẹ: Vậy đi cho yên tâm, khi dịch giã còn chưa yên.

Ngày khai giảng, cô trò lớp 10A3 gặp gỡ nhau qua ứng dụng trực tuyến trên mạng, dự khai giảng tại nhà nhưng thấy không khí cũng rôm rả.

Xin lỗi cô giáo chủ nhiệm vì "cô giáo" mẹ có lén dự giờ. Mọi sự có vẻ ổn hơn tôi tưởng. Học trò online khá nhiều, ăn mặc cũng tươm. Cô trò làm quen, trò chuyện, tương tác. Cậu học sinh nhà tôi ngồi trước màn hình và miệng cười không ngớt. Kết thúc buổi khai giảng đặc biệt đó, chàng trai của mẹ kể về những người bạn cùng lớp, bạn này nói này bạn kia nói kia, hẹn nhau chừng nào đi học sẽ thế này thế nọ. Đặc biệt, chàng phấn khởi khoe cô giáo chủ nhiệm rất vui tính. Tôi thiệt không muốn nói nữa, tại nói nhiều quá rồi. Giờ nói thì sợ thừa, không nói lại thành thiếu, cuối cùng phải tha thiết: các con là những đứa trẻ "thời Covid". Sau này lớn lên, những gì trải qua hôm nay sẽ là ký ức để các con kể cho thế hệ sau mình. Câu chuyện ngày sau của con sẽ có những buổi học đầu tiên của năm học đặc biệt này. Những ngày học online sẽ là những viên gạch đầu tiên cho tòa nhà cấp trung học phổ thông của các con. Sẽ không quá muộn để bắt đầu và con cũng gần hết cơ hội để bắt đầu lại việc học.

Minh họa: HOÀNG ĐẶNG

Hôm sau, tôi thấy con trai dậy sớm. Sau khi lo xong những công việc buổi sáng, lại máy ngồi, nói với mẹ: "Nay con bận rộn lắm nghen mẹ!". Học trò vào máy đợi cô giáo bắt đầu buổi học online đầu tiên. Khi cô giáo vào, những tiếng ồn ào, tiếng nhạc đều tắt hết. Tôi lại "dự giờ từ xa". Nghe cô giáo giảng bài, không biết con trai hiểu tới đâu nhưng tôi thấy nó mở vở ghi chép, có một hai trò tương tác với cô. Ông xã thấy con học online cũng nán lại nhìn. Thấy con ngồi im nghe thì hỏi sao không tương tác. Con trả lời cái mic nó bị sao sao, lúc nói được lúc không. Thôi, học đi để lát ba coi lại cho!

Chiều hôm đó, tôi thấy chồng ngồi gọi điện chỗ nọ chỗ kia, loay hoay mướt mồ hôi bên chiếc máy tính cũ. Tôi hỏi thì anh bảo lỗi windows, đang cài lại. Đã qua giờ cơm chiều, anh vẫn ngồi cài thêm phần mềm diệt virus, tải ứng dụng về cho con học online. Tôi phàn nàn chuyện đã gần 22 giờ mà chưa ăn cơm, anh hét: Lo sửa máy cho con sáng mai học đã chớ cơm nước gì!

Sáng, khi tôi còn đang tập thể dục, chàng trai đã hớn hở chạy ra khoe máy tính của con bữa nay như máy tính mẹ vậy, "chạy win 10 rồi. Ha ha ha…". Nam sinh lớp 10 nói rồi cười toe như một đứa trẻ.

Tôi ngồi từ xa nhưng vẫn không rời mắt khỏi con. Hôm nay, ngoài việc nghe, ghi, chàng học trò còn tương tác với cô một đôi câu.

Không biết có lạc quan hão hay không nhưng hình như việc học online là lạ, hợp với tâm lý chàng trai hướng ngoại của mẹ. Chắc là ít nhiều có cảm giác như mình đang khám phá điều kỳ lạ gì đó của cuộc sống nên không thấy con ngủ gật trong giờ học như một số bức tranh biếm họa. Đặc biệt, xong buổi học sáng nay, câu đầu tiên con trai nói với mẹ là mai mốt lịch sử sẽ ghi tên tụi con là những thế hệ học sinh thời Covid, nói rồi cười hi hi tắt máy.

Chiều nay lại thấy chàng trai ngồi vào máy, lại câu quen thuộc: "Ngó vậy chứ nay con bận rộn lắm nghen mẹ!!!". Tôi nhìn con, nở nụ cười khích lệ...

Nguyễn Thị Bích Nhàn

 

Đây là một trong những hoạt động trong ngày đầu trở lại trường sau thời gian dài nghỉ phòng chống dịch của Trường THCS Thái Thịnh.

Trên những mẫu giấy nhỏ được viết tay, các em học sinh đã chia sẻ những niềm vui, sự háo hức và cả những cảm xúc chưa sẵn sàng sau quãng thời gian dài không đến trường.

 

Không ít học sinh đã chia sẻ sự vui mừng, háo hức khi được gặp lại thầy cô, bạn bè:

“Sau bao ngày chờ đợi, cuối cùng em cũng được trở lại trường học cùng bạn bè, thầy cô. Em cảm thấy rất vui, trong em như lại có thêm một mùa xuân nho nhỏ”.

“Quay trở lại trường, em cảm thấy rất quen thuộc dù đã lâu không tới trường. Còn hơn 3 tháng ở trường, em sẽ cố gắng đỗ cấp 3!”

“Em rất vui vì sau nhiều tháng học trực tuyến cuối cùng cũng được gặp lại thầy cô và bạn bè”

“Con khá vui và thoải mái vì lâu lắm rồi con mới gặp lại nhóm bạn của mình”

“Em cảm thấy rất vui khi được gặp lại các bạn, dù em cảm thấy hơi buồn vì không cao lên phân nào khi so chiều cao với các bạn”

“Đi học lại, thấy bóng dáng cô chủ nhiệm lớp mình, thấy đỡ nhớ hẳn, hihi”

 
 
 
 
 

Nhiều học sinh thể hiện sự chưa thật sự sẵn sàng của bản thân nhưng cũng bằng những cách rất hài hước, hóm hỉnh:

“Ngày đầu đi học, em như cá gặp nước, nhưng là cá chép và Biển Đông”

“Em thấy thật buồn ngủ khi trở lại trường :]] Cũng thật vui khi trở lại trường để được gặp bạn bè, thầy cô”

...

 
 

Số khác chia sẻ thẳng thắn hơn về cảm xúc thực của mình:

“Con thấy học trực tuyến vui hơn, làm được nhiều việc hơn”.

“Buổi đầu tiên đi học sau 8 tháng nghỉ dịch, cảm xúc của em thấy bình thường, không có gì mới mẻ cả”

...

 
 
 
 
 
 
 

Chia sẻ với VietNamNet, ông Nguyễn Cao Cường, Hiệu trưởng Trường THCS Thái Thịnh cho hay, ý tưởng về một góc chia sẻ cảm xúc được nhà trường đưa ra nhằm để học sinh được chia sẻ những suy nghĩ, nỗi niềm, cảm xúc của mình khi trở lại trường học tập.

“Sau 8 tháng nghỉ và giờ quay trở lại, chắc chắn các em sẽ có rất nhiều cảm xúc và cán bộ, giáo viên nhà trường cũng rất mong muốn biết được cảm xúc của các học trò.

Chúng tôi nghĩ đây cũng là một cơ hội để các em học sinh được giải tỏa tâm lý, chia sẻ những suy nghĩ, quan điểm của mình.

Bảng cảm xúc cũng là cơ hội để tất cả học sinh thể hiện sự cởi mở. Các em có thể ghi tên, lớp của mình hoặc không, nhưng tất cả sẽ tạo nên một hoạt động chung toàn trường, tạo thành một bức tranh cảm xúc. Qua đó, các thầy cô giáo có thể nắm được cảm xúc học trò, từ đó thấu hiểu, có sự chia sẻ, định hướng, giúp đỡ, hỗ trợ về mặt tâm lý cho các em ổn định việc học tập trở lại”, ông Cường nói.

Xem clip học sinh Hà Nội đến trường sáng nay:

Thanh Hùng

Ngày đầu tiên hai con trở lại trường sau thời gian dài học online, chị Phạm Thanh như quay cuồng, bở hơi tai để chạy theo lịch học của các con.

Video liên quan

Chủ Đề