Cau do về kế hoạch hóa gia đình năm 2024

Câu hỏi: Những trường nào hợp sinh con không bị coi là vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình?

Lượt xem: 1018

Trả lời:

Căn cứ theo Điều 2 Quy định 05-QĐi/TW, ngày 28/8/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng quy định như sau: "Điều 2. Những trường hợp sinh con không bị coi là vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình 1. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân [tỉ lệ nhỏ hơn hoặc bằng tỉ lệ chết] theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 2. Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên. 3. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên. 4. Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi. 5. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận. 6. Cặp vợ chồng đã có con riêng [con đẻ]:

  1. Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng [con đẻ].
  2. Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng [con đẻ]. Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống. 7. Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh. 8. Sinh con thứ ba trở lên trước ngày 19/01/1989 [ngày có hiệu lực thi hành Quyết định số 162-HĐBT, ngày 18/10/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về một số chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình]. 9. Trường hợp sinh con thứ ba do mang thai ngoài ý muốn, nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người mẹ [có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên]." Như vậy nếu sinh con trong những trường hợp trên thì không bị coi là vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.

Ban Tổ chức Đảng ủy Khối

Kế hoạch hoá gia đình là việc lập kế hoạch sẽ có bao nhiêu đứa bé được sinh ra trong một gia đình, bao gồm việc kiểm soát số năm giữa các lần sinh, bằng các biện pháp tránh thai nhân tạo, triệt sản tự nguyện, điều trị vô sinh không tự nguyện, kế hoạch hóa gia đình tự nhiên hoặc các phương pháp khác để ngăn ngừa hoặc khuyến khích mang thai. Những lý do mong muốn việc kiểm soát này khác nhau giữa các gia đình và có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, chẳng hạn như lựa chọn nghề nghiệp, các vấn đề mối quan hệ, tình trạng tài chính, khuyết tật thể chất, hoàn cảnh sống, v.v.

Vì việc ngừa thai hiện đại và những cách kiểm soát việc sinh sản khác không tồn tại trong thời kỳ Kinh Thánh, nên Kinh Thánh không đề cập đến vấn đề sử dụng những phương pháp này trong việc ngăn ngừa hay khuyến khích có thai. Tránh mang thai nhằm mục đích kế hoạch hoá gia đình, kể cả trong tạm thời hoặc lâu dài, là một hành động mang tính trung lập và không được xem là tội lỗi. Tương tự như vậy, việc khám phá các lựa chọn điều trị cho bệnh vô sinh là một hành động trung lập và không tội lỗi. Tuy nhiên, chồng và vợ nên đồng thuận trong bất kỳ quyết định nào liên quan đến việc con cái trong tương lai.

Dù rằng không có gì sai khi một cặp vợ chồng lập kế hoạch cho tương lai của gia đình họ, nhưng họ phải chấp nhận rằng Đức Chúa Trời sẽ không cản trở. Không có điều gì trong Kinh Thánh nói rằng mọi cặp vợ chồng kết hôn phải có con, nhưng quyền tể trị của Đức Chúa Trời sẽ tước đi kế hoạch của một cặp vợ chồng, bất kể họ có có phòng tránh cách gì. Châm Ngôn 16:9 nói, " Lòng người toan định đường lối mình; song Đức Giê-hô-va chỉ dẫn các bước của người.” Nếu ý muốn của Đức Chúa Trời là đem đến một đứa trẻ vào cuộc sống của một cặp vợ chồng, thì những nỗ lực tránh thai sẽ không cản trở con đường của Ngài. Nếu một cặp vợ chồng có quan hệ tình dục, có hoặc không có biện pháp tránh thai, họ phải chuẩn bị cho khả năng mang thai.

Nếu một người nữ có thai ngoài ý muốn hoặc chưa sẵn sàng, thai kỳ cần được cho phép đến kỳ hạn của nó. Phá thai hoặc dùng thuốc tránh thai khẩn cấp không phải là hình thức ngừa thai được chấp nhận vì phá thai và thuốc tránh thai vào buổi sáng có tác dụng sau khi thụ thai, dẫn đến cái chết của một sinh linh. Đức Chúa Trời biết mỗi một người trước khi họ được tạo dựng và hình hài thân thể đáng yêu của họ trong lòng mẹ [Giê-rê-mi 1:5; Thi Thiên 139:13-16]. Có nhiều cách, kể cả nhận con nuôi luôn có sẵn cho những ai không muốn giữ đứa bé.

Con cái là món quà từ Đức Chúa Trời [Thi Thiên 127:3-4], nhưng chúng mang đến trách nhiệm lớn lao cho những người làm cha mẹ. Nếu một cặp đôi cưới nhau quyết định rằng họ không sẵn sàng để có con hoặc họ mong muốn có một khoảng thời gian vài năm giữa các thai kỳ, đó là một quyết định họ được tự do thực hiện. Qua lời cầu nguyện và thảo luận, người chồng và vợ sẽ có kế hoạch khôn ngoan cho tương lại của họ và tương lai của những đứa con mà Đức Chúa Trời ban phước cho họ. [Châm Ngôn 16:3; 21:5; Gia-cơ 1:5]

Chủ Đề