Cây có hoa có hình thức sinh sản là gì

III. Sự sinh sản và các cơ quan sinh sản của thực vật

1. Các hình thức sinh sản ở thực vật

Sự sinh sản: Mọi cơ thể sinh vật không ngừng sinh trưởng, phát triển và đến giai đoạn nào đó sẽ sinh ra những cá thể mới giống mình. Ở thực vật có ba hình thức sinh sản chính: sinh sản sinh dưỡng, sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

1.1. Sinh sản sinh dưỡng

Cơ thể mới được tạo thành trực tiếp từ cơ quan sinh dưỡng.

- Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên...

- Sinh sản nhân tạo...

1.2. Sinh sản vô tính

Sinh sản vô tính của thực vật nhờ một tế bào đặc biệt gọi là bào tử . Bào tử được

hình thành trong túi bào tử.

1.3. Sinh sản hữu tính

Sinh sản hữu tính là quá trình sinh sản có sự kết hợp giữa hai giao tử đực và cái, tạo thành hợp tử, rồi từ đó sinh trưởng, phát triển thành cơ thể mới. Sinh sản hữu tính có ba trường hợp khác nhau: đẳng giao, dị giao và noãn giao.

2. Cấu tạo cơ quan sinh sản ở thực vật hạt kín

2.1. Hoa

- Ở hoa lưỡng tính, mỗi hoa đu có cuống hoa, đế hoa, bao hoa, nhị và nhụy [hoa đơn tính chỉ có nhị hoặc nhuỵ].

- Sự thụ phấn là sự tiếp xúc giữa hạt phấn và nhụy. Sự thụ phấn có thể được thực hiện theo hai cách: tự thụ phấn và thụ phấn chéo.

- Sự thụ tinh…

2.2. Hạt

Có hình dạng, kích thước khác nhau tuỳ loài cây và có những phần chính: vỏ hạt, phôi, nội nhũ và ngoại nhũ.

2.3. Quả

Quả được cấu tạo bởi ba lớp vỏ tương ứng với ba phần của vách bầu biến đổi thành: vỏ quả ngoài; vỏ quả giữa và vỏ quả trong. Xuất phát từ các kiểu bộ nhụy khác nhau: một lá noãn, nhiu lá noãn rời hoặc đính mà chia thành ba nhóm quả chính: Nhóm quả đơn…; Nhóm quả kép…; Nhóm quả phức…

CÂU HỎI

1. Phân biệt các hình thức sinh sản ở thực vật? Cho ví dụ minh họa.

2. Phân biệt hoa đơn tính, hoa lưỡng tính? Cho ví dụ minh họa.

3. Sự thụ tinh ở thực vật có gì đặc biệt?

Trong SGK có viết sinh sản hữu tính có cả ở thực vật có hoa và ko hoa. Em hơi thắc mắc điều này : thực vật ko hoa sinh sản hửu tính là nhũng loài nào có phải trong số chúng có loài ss bằng bào tử ko?

Đúng là sinh sản hữu tính có cả ở thực vật có hoa và không hoa.
Để trả lời câu hỏi của bạn: Thực vật không hoa sinh sản hữu tính là tất cả những loài không có hoa.

Nhìn chung, tất cả các loài thực vật đều có thể sinh sản hữu tính và vô tính. Mọi loài thực vật đều có hình thức sinh sản bằng bào tử, và hình thức sinh sản bằng bào tử này được xem là một giai đoạn trong toàn bộ chu trình sinh sản hữu tính.
Hồi tôi học lớp 10 [năm học 1998-1999] thì SGK Sinh học 10 có một bài nói về sinh sản hữu tính ở thực vật, trong đó có giải thích chi tiết. Không biết sách mới thì người ta xếp bài này vô chỗ nào.

[NHÓM BIÊN SOẠN: TRƯỜNG THPT KHÁNG NHẬT

NHÓM PHẢN BIỆN: TRƯỜNG THPT KIM XUYÊN]

BIÊN SOẠN TÀI LIỆU ÔN TẬP THI THPT QUỐC GIA

NĂM HỌC 2017 - 2018

MÔN: SINH HỌC

Tên bài/chuyên đề: SINH SẢN Ở THỰC VẬT

Dự kiến số tiết: 02

I. Kiến thức cơ bản:

SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT

1. Khái niệm chung về sinh sản

            Sinh sản: là quá trình tạo ra những cá thể mới, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.

            Gồm hai hình thức: sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

2. Sinh sản vô tính ở thực vật

2.1. Sinh sản vô tính là gì?

            Sinh sản vô tính ở thực vật: Là hình thức sinh sản không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái [không có sự tái tổ hợp di truyền], con sinh ra giống nhau và giống cây mẹ.

2.2. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật

a] Sinh sản bào tử

            Sinh sản bằng bào tử: Cá thể con được hình thành từ tế bào đã được biệt hoá của cơ thể mẹ gọi là bào tử. Bào tử được hình thành trong túi bào tử của cây trưởng thành [thể bào tử].

            Ví dụ: Rêu, dương xỉ.

b] Sinh sản sinh dưỡng

            Sinh sản sinh dưỡng: Cơ thể con có thể phát triển từ một phần của cơ quan sinh dưỡng của cơ thể mẹ như thân củ, rễ, lá…

            Ví dụ: sinh sản sinh dưỡng bằng thân củ [khoai tây, ...], thân rễ [cỏ tranh, tre...]

            * Ưu điểm: Con giữ nguyên tính di truyền của mẹ nhờ cơ chế nguyên phân.

            * Nhược điểm: Con kém thích nghi khi môi trường thay đổi do không có sự tổ hợp các đặc tính di truyền của bố mẹ.

2.3. Phương pháp nhân giống vô tính

a] Giâm, chiết, ghép

            - Cơ sở sinh học của các biện pháp giâm, chiết ghép là: Lợi dụng khả năng sinh sản sinh dưỡng của thực vật nhờ quá trình nguyên phân.

            - Ưu điểm của các phương pháp nhân giống vô tính so với cây mọc từ hạt:

            + Duy trì được các đặc tính quý từ cây gốc nhờ nguyên phân.

            + Rút ngắn được thời gian ST, phát triển của cây ® cho thu hoạch sớm.

b] Nuôi cấy tế bào và mô thực vật

            - Cơ sở tế bào học của nuôi cấy mô, tế bào thực vật là: Lợi dụng “tính toàn năng” của tế bào [mọi tế bào nào của thực vật đều chứa bộ gen với đầy đủ thông tin di truyền đặc trưng cho loài, trong những điều kiện nhất định nó có thể phát triển thành cây nguyên vẹn, ra hoa và kết hạt bình thường].

            - Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:

            + Vừa đảm bảo được các tính trạng di truyền mong muốn, vừa có giá trị kinh tế cao như nhân nhanh với số lượng lớn cây giống nông lâm nghiệp.

            + Sản xuất giống cây sạch bệnh, phục chế được các giống cây quý đang bị thoái hóa, hạ giá thành cây con.

2.4. Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người

a] Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật

            Sinh sản vô tính giúp cho sự tồn tại và phát triển của loài.

b] Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống con người

            Vai trò của sinh sản sinh dưỡng đối với ngành nông nghiệp là rất quan trọng.

Ví dụ: hình thức sinh sản này cho phép duy trì được các tính trạng tốt có lợi cho con người, nhân nhanh giống cây cần thiết trong thời gian ngắn, tạo được các giống cây trồng sạch bệnh [khoai tây...], phục chế được các giống cây trồng quý đang bị thoái hóa nhờ nuôi cấy mô và tế bào thực vật, giá thành thấp, hiệu quả kinh tế cao.

SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT

1. Khái niệm:

            • Khái niệm: Sinh sản hữu tính ở thực vật là hình thức sinh sản có sự kết hợp của giao tử đực [n] và giao tử cái [n] thông qua thụ tinh tạo hợp tử [2n]. Hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

            • Phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính:

Đặc điểm phân biệt

Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

Khái niệm

Không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, con sinh ra từ một phần của cơ thể mẹ.

Có sự kết hợp của giao tử đực [n] và giao tử cái [n] thông qua thụ tinh tạo hợp tử [2n]. Hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

Cơ sở tế bào học

Nguyên phân.

Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh.

Đặc điểm di truyền

- Các thế hệ con mang đặc điểm di truyền giống nhau và giống mẹ.

- Ít đa dạng về mặt di truyền.

- Các thế hệ con mang đặc điểm di truyền của cả bố và mẹ, có thể xuất hiện tính trạng mới.

- Có sự đa dạng di truyền cao hơn.

Ý nghĩa

Tạo ra các cá thể thích nghi với điều kiện sống ổn định.

Tạo ra các cá thể thích nghi tốt hơn với đời sống thay đổi.

2. Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa

2.1. Cấu tạo của hoa

         Gồm: cuống hoa, đài hoa, tràng hoa, nhị và nhụy.

2.2. Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi

+ Sự hình thành hạt phấn [thể giao tử đực]:

            Từ 1 tế bào sinh hạt phấn [2n] qua giảm phân tạo 4 tế bào đơn bội [n], mỗi tế bào đơn bội nguyên phân một lần nữa tạo ra hạt phấn có hai nhân [nhân sinh dưỡng và nhân sinh sản].

+ Sự hình thành túi phôi [thể giao tử cái]:

            Từ 1 tế bào sinh noãn [2n] qua giảm phân tạo tạo 4 tế bào đơn bội [n], 3 trong 4 bị thoái hoá, 1 tế bào nguyên phân 3 lần tạo nên túi phôi gồm 8 nhân [có noãn cầu đơn bội và nhân cực 2n].

2.3. Quá trình thụ phấn và thụ tinh

a] Thụ phấn:  là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.

Thụ phấn có thể là tự thụ phấn hoặc giao phấn [nhờ gió, nước, sâu bọ, động vật ...].

b] Thụ tinh:

            - Thụ tinh là sự hợp nhất của nhân giao tử đực với nhân của tế bào trứng trong túi phôi để hình thành nên hợp tử [2n].

            - Thụ tinh ở thực vật có hoa là quá trình thụ tinh kép:

            + 1 tinh tử kết hợp với noãn cầu tạo hợp tử 2n [phát triển thành phôi].

            + 1 tinh tử kết hợp với nhân cực [2n] tạo nhân tam bội 3n [phát triển thành nội nhũ cung cấp dinh dưỡng cho phôi].

            - Ý nghĩa của quá trình thụ tinh kép đối với thực vật có hoa: Ngoài hình thành hợp tử, quá tình thụ tinh còn hình thành nhân tam bội, phát triển thành nội nhũ giàu chất dinh dưỡng để nuôi phôi phát triển cho đến khi hình thành cây non có khả năng tự dưỡng, đảm bảo cho thế hệ sau thích nghi tốt hơn với những thay đổi của môi trường.

2.4. Quá trình hình thành hạt, quả

a] Hình thành hạt

            Sau thụ tinh, noãn phát triển thành hạt. Hạt chứa phôi và có nội nhũ [hạt cây Một lá mầm] hoặc không có nội nhũ [hạt cây Hai lá mầm].

b] Hình thành quả

            - Quả là do bầu nhụy phát triển thành. Quá trình hình thành quả xảy ra đồng thời với quá trình hình thành hạt. Quả được hình thành không qua thụ tinh noãn gọi là quả đơn tính.

            - Quá trình chín của quả: bao gồm những biến đổi về mặt sinh lí, sinh hóa làm cho quả chín có độ mềm, màu sắc, hương vị hấp dẫn thuận lợi cho sự phát tán hạt.

II. Luyện tập:

Câu 1: Nêu những ưu và nhược điểm của sinh sản vô tính ở thực vật?

Câu 2: Tại sao nói sinh sản hữu tính làm tăng khả năng thích nghi và giúp cho quần thể tồn tại được trong môi trường sống luôn biến động?

Câu 3: Thụ tinh kép là gì? Ý nghĩa của thụ tinh kép đối với sự phát triển của cây?

Câu 4: Nêu những đặc trưng của sinh sản hữu tính.

III. Các câu hỏi trắc nghiệm theo chuyên đề, chủ đề:

Câu 1. Hình thức sinh sản của cây rêu là sinh sản

       A. bào tử.                        B. phân đôi.                  C. sinh dưỡng.                      D. hữu tính.

Câu 2. Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản

            A. không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, con cái không giống mẹ.

            B. có sự thụ tinh tạo ra con cái giống nhau và giống mẹ.

            C. có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, con cái tạo ra giống nhau.

            D. không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ.

Câu 3. Sinh sản sinh dưỡng là

     A. tạo ra cây mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng ở cây.

     B.tạo ra cây mới chỉ từ rễ của cây.

     C.tạo ra cây mới chỉ từ một phần thân của cây.

     D. tạo ra cây mới chỉ từ lá của cây.

Câu 4. Cơ sở sinh lí của công nghệ nuôi cấy tế bào và mô thực vật là tính

       A. cảm ứng.                     B. phân hóa.             C. chuyên hóa.                      D. toàn năng.

Câu 5. Vì sao phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép?

       A. Vì để tập trung nước nuôi cành ghép.      

       B. Vì để tránh gió mưa làm lay cành ghép.

       C. Vì để tiết kiệm nguồn chất dinh dưỡng cung cấp cho lá.

       D. Vì để loại bỏ sâu bệnh trên lá cây.

Câu 6. Đối với cây ăn quả, chiết cành có ý nghĩa          

       A. cải biến kiểu gen của cây mẹ.

       B. rút ngắn thời gian sinh trưởng, thu hoạch sớm và biết trước đặc tính của quả.           

       C. thay cây mẹ già cỗi bằng cây con có sức sống hơn.

       D. làm tăng năng suất so với trước đó.

Câu 7. Ý nào không đúng với ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô?

       A. Phục chế giống cây quý, hạ giá thành cây con nhờ giảm mặt bằng sản xuất.

       B. Nhân nhanh với số lượng lớn cây giống và sạch bệnh.

       C. Duy trì những tính trạng mong muốn về mặt di truyền.

       D. Dễ tạo ra nhiều biến dị di truyền cung cấp cho chọn giống.

Câu 8. Cho các hình thức sinh sản sau đây:

       I. Giâm hom sắn, mọc cây sắn.

       II. Gieo hạt mướp, mọc cây mướp.

       III. Tre, trúc nảy chồi, mọc cây con.

       IV. Từ củ khoai lang, mọc cây khoai lang.

       Hình thức nào là sinh sản sinh dưỡng?

       A. I, II.                 B. II.               C. II, III, IV.              D. I, III, IV.

Câu 9. Thụ phấn chéo là hình thức

       A. hạt phấn từ nhị hoa nảy mầm trên núm nhụy của một hoa khác cùng loài.

                                                  B. hạt phấn từ nhị hoa nảy mầm trên núm nhụy của chính hoa đó.        

       C. hạt phấn từ nhị hoa nảy mầm trên núm nhụy của một hoa bất kì.                    

       D. hạt phấn từ nhụy hoa nảy mầm trên núm nhị của chính hoa đó.

Câu 10. Quả được hình thành từ   

       A. noãn đã được thụ tinh.                                 B. bầu nhụy.            

       C. bầu nhị.                                                          D. noãn không được thụ tinh.

Câu 11. Ý nào không đúng khi nói về hạt?

       A. Hạt là noãn đã được thụ tinh phát triển thành.   

       B. Hợp tử trong hạt phát triển thành phôi.

       C. Tế bào tam bội trong hạt phát triển thành nội nhũ. 

       D. Mọi hạt của thực vật có hoa đều có nội nhũ.

Câu 12. Đặc trưng không thuộc sinh sản hữu tính là

       A. tạo ra thế hệ sau luôn thích nghi với môi trường sống ổn định.

       B. luôn có quá trình hình thành và hợp nhất của các tế bào sinh dục [các giao tử].

       C. luôn có sự trao đổi, tái tổ hợp của hai bộ gen.

       D. sinh sản hữu tính luôn gắn liền với giảm phân để tạo giao tử.

Câu 13. Sinh sản hữu tính ở thực vật là

       A. sự kết hợp có chọn lọc của giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

       B. sự kết hợp ngẫu nhiên giữa giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

       C. sự kết hợp có chọn lọc của giao tử cái và nhiều giao tử đực tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

       D. sự kết hợp của nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

Câu 14. Đặc trưng chỉ có ở sinh sản hữu tính là

       A. giảm phân và thụ tinh.

       B. nguyên phân và giảm phân.

       C. kiểu gen của thế hệ sau không thay đổi trong quá trình sinh sản.

       D. bộ nhiễm sắc thể của loài không thay đổi.

Câu 15. Thụ tinh kép ở thực vật có hoa là

       A. sự kết hợp của nhân hai giao tử đực và cái [trứng] trong túi phôi tạo thành hợp tử.

       B.sự kết hợp của hai nhân giao tử đực với nhân của trứng và nhân cực trong túi phôi tạo thành hợp tử và nội nhũ.

       C.sự kết hợp của hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội của giao tử đực và cái [trứng] trong túi phôi tạo thành hợp tử có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.

       D.sự kết hợp của hai tinh tử với trứng ở trong túi phôi.

Câu 16. Trong quá trình hình thành túi phôi ở thực vật có hoa có mấy lần phân bào?

       A. 1 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân.

       B. 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân.

       C. 1 lần giảm phân, 3 lần nguyên phân.

       D. 1 lần giảm phân, 4 lần nguyên phân.

Câu 17. Ý nghĩa sinh học của hiện tượng thụ tinh kép ở thực vật hạt kín là

      A. tiết kiệm vật liệu di truyền [sử dụng cả 2 tinh tử để thụ tinh].

      B. hình thành nội nhũ cung cấp chất dinh dưỡng cho phôi phát triển.

      C. hình thành nội nhũ chứa các tế bào tam bội.

      D. cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi và thời kì đầu của cá thể mới.

Câu 18. Ở thực vật có hoa, quá trình thụ tinh của tế bào trứng được thực hiện ở

       A. trong túi phôi.                       B. ống phấn.              C. bao phấn.              D. đầu nhụy.

Câu 19. Nội nhũ được hình thành trong quá trình thụ tinh do sự kết hợp giữa

       A. giao tử đực và túi phôi.                                            B. giao tử đực và tế bào trứng.

       C. giao tử đực và nhân phụ lưỡng bội.                       D. hạt phấn và bầu nhụy.

Câu 20. Bộ nhiễm sắc thể của các nhân ở trong quá trình thụ tinh của thực vật có hoa như thế nào?
       A. Nhân của giao tử n, của nhân cực 2n, của trứng là n, của hợp tử 2n, của nội nhũ 2n.

       B. Nhân của giao tử n, của nhân cực 2n, của trứng là n, của hợp tử 2n, của nội nhũ 4n.

       C. Nhân của giao tử n, của nhân cực n, của trứng là n, của hợp tử 2n, của nội nhũ 3n.

       D. Nhân của giao tử n, của nhân cực 2n, của trứng là n, của hợp tử 2n, của nội nhũ 3n.
Câu 21. Trong những khẳng định sau, có bao nhiêu khẳng định đúng khi nói về ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở thực vật?

       [1] Là hình thức sinh sản phổ biến.

       [2] Duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền.

       [3] Tạo ra nhiều biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.

       [4] Rút ngắn thời gian phát triển của cây, sớm thu hoạch.

       [5] Cơ thể mới có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi.

       [6] Phục chế giống cây quý.

       A. 1.                                 B. 4.                            C. 2.                            D. 3.

Câu 22. Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về quả?

       [1] Quả do bầu nhụy sinh trưởng dày lên chuyển hóa thành.    

       [2] Quả có vai trò bảo vệ hạt.  

       [3] Quả do noãn đã thụ tinh phát triển thành.

       [4] Quả không có vai trò trong phát tán hạt.

       [5] Quả cung cấp các chất dinh dưỡng [đường, vitamin, khoáng chất,…].

       A. 1.                                 B. 2.                            C.3.                            D. 4.

Chủ Đề