Cày tịch điền là gì ý nghĩa

Su kem

Việc cày ruộng tịch điền của nhà vua có ý nghĩa: Khuyến khích nông dân tích cực sản xuất, thúc đẩy nông nghiệp phát triển, Thể hiện quan hệ gần gũi, hoà đồng giữa vua và dân.

Trả lời hay

4 Trả lời 08:30 20/09

  • Sư Tử

    Việc cày ruộng tịch điền của nhà vua có ý nghĩa:

    - Khuyến khích nông dân tích cực sản xuất, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

    - Thể hiện quan hệ gần gũi, hoà đồng giữa vua và dân.

    Trả lời hay

    1 Trả lời 08:23 20/09

    • Captain

      Việc cày ruộng tịch điền của nhà vua có ý nghĩa: biểu hiện sự quan tâm của nhà vua đối với sự phát triển sản xuất nông nghiệp. với tâm thức "…không tự mình cày thì lấy gì làm xôi cúng, lấy gì cho thiên hạ noi theo".

      Trả lời hay

      1 Trả lời 08:23 20/09

      • Ngày mồng 7 Tết Bính Thân vừa qua, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã tham gia Lễ cày tịch điền tại Đọi Sơn, Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Đây là một nghi lễ truyền thống có từ thời Tiền Lê. Năm 987 lần đầu Vua Lê Đại Hành cùng văn võ bá quan cày ruộng ở chân núi Đọi và bắt được một chum vàng. Đến năm sau vua tiếp tục đi cày và bắt được một chum bạc. Cho nên những thửa ruộng này được gọi là Kim ngân điền.

        Từ đó, qua nhiều triều đại, Lễ cày tịch điền được tổ chức trong ba ngày từ mồng 5 đến mồng 7 Tết, trở thành truyền thống tốt đẹp nhằm khuyến khích mở mang, phát triển nghề nông. Lễ cày tịch điền đặc biệt được coi trọng vào thời nhà Nguyễn. Triều đình giao hẳn cho Bộ Lễ chăm lo việc này. Lễ hội của nhà nông trấn Sơn Nam hạ xưa được phục hồi vào năm 2009 sau hàng trăm năm gián đoạn, được coi là Lễ cày tịch điền thời công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn, với những nghi lễ, hình thức tổ chức trang trọng, hiện đại. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang đã xuống ruộng cầm cày ở nơi Kim ngân điền. Vậy là một nghi lễ truyền thống đã được tái hiện, nhằm tôn vinh nghề trồng lúa nước, khuyến nông và góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

        Lễ cày tịch điền thật giàu ý nghĩa ở một đất nước có hơn 80% số dân làm nông nghiệp. Những nghi lễ truyền thống tại khu vực “đất thiêng” trong những ngày đầu năm mới không chỉ cầu mong mưa thuận gió hòa, được mùa, mà còn thể hiện sự chăm lo bờ cõi, chú trọng nông tang, người trên làm gương cho người dưới, như người xưa nói: Hành động có công hiệu hơn ngàn lần lời nói. Khắp các địa phương, trong những ngày đầu năm mới, nhiều vị lãnh đạo đã tham gia Tết trồng cây, làm thủy lợi, cấy lúa… Ở thủ đô Hà Nội, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải và Chủ tịch Nguyễn Đức Chung đã về xã Nam Triều, huyện Phú Xuyên trực tiếp cấy lúa cùng nông dân.

        Lễ cày tịch điền ngày nay đã trở thành một lễ hội. Cùng với phần lễ chính là nhà vua cày ba sá, hay bảy sá, còn có nhiều nghi lễ và hoạt động khác, như múa hát các làn điệu dân ca truyền thống, hội vật võ, trưng bày, bán các mặt hàng nông sản… Trước đó, tổ chức thi trang trí trên lưng trâu, bằng các bức tranh dân gian long, ly, quy, phượng và hoa văn được cách điệu. Điều có ý nghĩa hơn cả là ở nội dung gửi gắm qua lễ hội: Tái cơ cấu là công việc quan trọng, lâu dài; phải chú ý đổi mới cả phương thức và cách làm, quan tâm việc quy hoạch, cơ cấu kinh tế phù hợp giữa công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Luôn hướng tới việc nâng cao sức cạnh tranh, cơ giới hóa nông nghiệp, chuyển dịch cây trồng theo hướng hàng hóa chất lượng cao, để người nông dân có thể làm giàu trên mảnh đất của mình, ly nông không ly hương.

        Ngày nay, hầu hết nông dân ta cày ruộng bằng máy trên những cánh đồng mẫu lớn. Cày tịch điền mang ý nghĩa tượng trưng, nhắc nhớ mọi người biết ơn tiền nhân, trân trọng truyền thống nông tang “dĩ nông vi bản”, nết lam làm chịu thương, chịu khó. Nhắc rằng, tháng Giêng đừng để “ăn nghiêng bồ thóc”, hãy bắt tay cày cấy, bón chăm, đón mùa bội thu. Rằng, trên dưới đồng lòng, nhà nhà gắng sức, là sức mạnh muôn đời giữ bền đất nước.

        HẢI ĐƯỜNG

        Theo Đại Việt sử ký toàn thư, cách đây hơn 5.000 năm, Thần Nông là người chế ra cày bừa, sử dụng trâu cày ruộng và dạy dân Việt nghề làm ruộng. Ông chính là người đầu tiên thực hiện lễ Tịch điền.

        Ngày xưa, lễ Tịch điền có nguồn gốc từ xã hội thị tộc. Vào thời đó các tộc trưởng đều tham gia lao động vào dịp đầu xuân. Sau khi lập quốc, các hoàng đế thời cổ đại thường tổ chức lễ Tịch điền và đích thân cày bừa.

        Một nghi thức cày tịch điền

        Từ đó lễ Tịch điền phát triển thành nghi lễ của hoàng gia. Sau thời nhà Chu, đôi khi nghi lễ này được tổ chức chỉ mang tính biểu tượng.

        Trong lời tựa Kinh thi có đoạn nói về “lễ Tịch Điền trên cánh đồng vào mùa xuân, hoàng đế cúng bái bàn thờ tổ tiên để cầu mong được mùa và nhằm khuyến nông”.

        Còn trong Quốc ngữ - Chu ngữ [国语·周语] cho biết khi tiến hành lễ, nhà vua và các chư hầu cầm cái cày ủi đất ruộng 3 lần gọi là Tịch lễ [籍礼], kế tiếp các quan cày gấp ba lần số thửa đó và cuối cùng thường dân chung sức cày nhiều mẫu ruộng.

        Lễ Tịch điền du nhập vào nước Đại Cồ Việt ra sao?

        Từ Trung Quốc, Tịch điền lễ [籍田禮] du nhập vào nước Đại Cồ Việt trong thế kỷ thứ 10. Vua Lê Đại Hành là người đầu tiên thực hiện lễ này vào năm Thiên Phúc thứ 8 [987]. Vào năm đó, “nhà vua cày ruộng tịch điền ở núi Đọi được một hũ nhỏ vàng, năm sau cày ở núi Bàn Hải, được một hũ nhỏ bạc, nhân đó đặt tên là ruộng Kim Ngân” [Đại Việt Sử ký toàn thư . Bản kỷ, quyển I].

        Ở nước ta, ngày giờ hành lễ do Khâm Thiên Giám chọn, thường thì cùng ngày với lễ tế đàn Thần Nông. Nhà vua sẽ ngự trên một chiếc xe, đem theo cày bừa đi thẳng tới sở Tịch điền, có văn võ bách quan theo hầu, quân lính và dân chúng theo sau trước khi hành lễ.

        Minh họa về lễ Tịch điền ngày xưa ở Trung Quốc

        Vào đời Lý, khi tổ chức lễ Tịch điền, trước hết quan Hữu ty phải chọn đất đắp đàn, đặc biệt là đàn Tiên Nông [thờ Thần Nông] để làm nơi tế tự. Địa điểm hành lễ thường là ở những mảnh ruộng tốt [nhất đẳng điền].

        Các hạt giống dùng để gieo trồng thường là lúa nếp thơm, nếp trắng, thích hợp cho vụ mùa và đất canh tác... Vua vào tế Thần Nông, cầu cho mùa màng tươi tốt rồi tự cầm cày xới 3 đường ruộng. Về sau, các đời vua Lý, Trần... đều tuân theo phép tắc cũ, tiến hành lễ Tịch điền rất trọng thể. Đến thời nhà Hồ thì lễ này mai một, hầu như không còn được tổ chức.

        Kể từ triều Nguyễn, vua Gia Long và Minh Mạng đã vực dậy lễ Tịch điền, biến thành một đại lễ quan trọng. Sau thời Tự Đức lễ này tạm ngưng gần 100 năm sau, rồi chính thức khôi phục, được tổ chức vào ngày mồng 5-7 tháng Giêng tại Đọi Sơn thuộc xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

        Có thể nói rằng đây là lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông, một nét đẹp văn hóa hướng về nguồn cội ngay chính trên quê hương của vua Lê Đại Hành.

        Hình tượng con trâu trang trí trên Cửu đỉnh ở Thế Tổ miếu trong Hoàng cung Huế

        Tranh vẽ về quang cảnh lễ Tịch điền xưa ở nước ta

        Từ năm 2010, Lễ Tịch điền Đọi Sơn [H.Duy Tiên, Hà Nam] có sự tham gia của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, sau đó là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang [năm 2012] và mới đây nhất là Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc [ngày 7.2.2022, tức mồng 7 tháng Giêng năm Nhâm Dần].

        Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm nay đã tổ chức long trọng trong 3 ngày từ 5 đến 7.2 [tức từ 5-7 tháng Giêng năm Nhâm Dần]. Trước đó, vào ngày mùng 5 và mùng 6 tháng Giêng tổ chức các nghi lễ tâm linh như lễ cáo yết, lễ rước nước lên Đàn tế, lễ Sái tịnh, lễ cầu an trên chùa Đọi Sơn... Đúng ngày mùng 7 tháng Giêng [chính hội] đã tổ chức khai mạc lễ Tịch điền và công bố, trao bằng cho các xã đạt tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Hà Nam năm 2021, sau đó tổ chức lễ yên vị tại chùa Đọi Sơn và đình Đọi Tam. [Còn tiếp]

        Tin liên quan

        Video liên quan

        Chủ Đề