Chất tham giá phản ứng thế bằng ion kim loại Ag là

Hợp chất nào sau đây không cho phản ứng thế với ion kim loại Ag+

Hợp chất nào sau đây không cho phản ứng thế với ion kim loại Ag+

A. CH3 – C ≡ C – CH3.

B. CH ≡ C – CH3.

C. CH ≡ CH.

D. CH ≡ C – CH[CH3]2.

Với Phản ứng của Ankin với AgNO3 [Phản ứng thế hidro của Ank-1-in] Hoá học lớp 11 gồm đầy đủ phương pháp giải, ví dụ minh họa và bài tập trắc nghiệm có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm dạng bài tập Phản ứng của Ankin với AgNO3 [Phản ứng thế hidro của Ank-1-in] từ đó đạt điểm cao trong bài thi môn Hoá học lớp 11.

- Chỉ có ank-1-in hoặc các chất có liên kết ba đầu mạch mới có phản ứng với AgNO3/NH3.

• Tổng quát:

        CnH2n-2 + xAgNO3 + xNH3 → CnH2n-2-xAgx↓ + xNH4NO3.

        CxHy + aAgNO3 + aNH3 → CxHy-aAga↓ + aNH4NO3.

Chú ý:

    + nankin = n↓ ⇒ m↓ = mankin + 107.n↓.a.

    + Khối lượng bình đựng AgNO3/NH3 tăng bằng khối lượng ankin phản ứng.

    + Để tái tạo lại ankin ta cho ↓ phản ứng với HCl.

    + Anken và ankan không có phản ứng này.

Bài 1: Hỗn hợp khí X gồm etilen và propin. Cho a mol X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 17,64 gam kết tủa. Mặt khác a mol X phản ứng tối đa với 0,34 mol H2. Giá trị của a là

Hướng dẫn:

nC3H4 = nC3H3Ag = 17,64/147 = 0,12 mol

nC2H4 + 2nC3H4 = nH2 ⇒ nC2H4 = 0,1 mol ⇒ a = nC2H4 + nC3H4 = 0,22 mol

Bài 2: Hỗn hợp X gồm metan, etilen, axetilen. Sục 7 gam X vào nước brom dư thì thấy có 48 gam brom pư. Cho 7 gam trên pư với AgNO3 dư trong NH3 thì thu được 24 gam kết tủa. Tính khối lượng mỗi chất trong X?

Hướng dẫn:

Gọi số mol của metan, etilen, axetilen lần lượt là x, y, z ta có: 16x + 28y + 26z = 7 [1]

Phương trình phản ứng:

        C2H4 + Br2 → C2H4Br2

        y………y

        C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4

        z………2z

số mol brom phản ứng: nBr2 = 48/160 = 0,3 mol = y + 2z [2]

        C2H2 + 2AgNO3 + 2NH3 → C2H2Ag2↓ + 2NH4NO3.

        z……………………………….z

Số mol kết tủa: n↓ = 24/240 = 0,1 mol = z [3]

Từ [1], [2], [3] ta có: x = y = z = 0,1 mol

Khối lượng mỗi chất trong X là:

mmetan = 0,1.16 = 1,6 gam; metilen = 0,1.28 = 2,8 gam; maxetilen = 0,1.26 = 2,6 gam

Bài 3: Một hỗn hợp khí [X] gồm 1 ankan, 1 anken và 1 ankin có V =1,792 lít [ở đktc] được chia thành 2 phần bằng nhau:

    + Phần 1: Cho qua dung dịch AgNO3/NH3 dư tạo 0,735 g kết tủa và thể tích hỗn hợp giảm 12,5%

    + Phần 2: Đốt cháy hoàn toàn rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca[OH]2 dư thì thấy có 12 gam kết tủa.

Xác định CTPT của các hiđrocacbon và %V các chất trong X biết ankan và anken có cùng số C?

Hướng dẫn:

Số mol ba chất trong X: nX = 0,08 mol⇒ số mol X trong một phần là: n = 0,04 mol

Thể tích hỗn hợp phần 1 giảm 12,5% ⇒ Số mol ankin trong mỗi phần là nankin = 0,04.0,125 = 0,005 mol. Nếu X là axetilen thì khối lượng kết tủa là 1,2 gam [trái với giả thiết]

    + Pư với AgNO3/NH3 ta có:

        CnH2n-2 + AgNO3 + NH3 → CnH2n-3Ag↓ + NH4NO3.

Mol:0,005                                        0,005

⇒ 0,005[14n + 105 ] = 0,735 ⇒ n = 3 ⇒ ankin là propin

    + Số mol CaCO3 : nCaCO3 = 0,12 mol ⇒ Số Ctb = 3 ⇒ hai chất còn lại là propan và propen.

Bài 1: Dẫn V lít [đktc] axetilen qua dung dịch AgNO3/NH3 dư thấy thu được 60 gam kết tủa. Giá trị V là:

A. 5,6 lit        B. 11,2 lit        C. 2,8 lit        D. 10,11 lit

Lời giải:

Đáp án: A

n↓ = 60/240 = 0,25 mol ⇒ naxetilen = 0,25.22,4 = 5,6 lít

Bài 2: Dẫn 10,8 gam but-1-in qua dd AgNO3/NH3 dư, sau phản ứng thu x gam kết tủa. Giá trị của x là

A. 26,8g        B. 16,1g        C. 53,6g        D. 32,2g

Lời giải:

Đáp án: D

nankin = 10,8/54 = 0,2 mol; n↓ = 0,2 mol ⇒ x = 0,2 .161 = 32,2 g

Bài 3: Dẫn 6,72 lít một ankin X qua dung dịch AgNO3/NH3 dư thấy thu được 44,1g kết tủa. CTPT của X là:

A. C2H2.        B. C3H4.        C. C5H8.        D. C4H6.

Lời giải:

Đáp án: B

nX = 0,3 mol ⇒ Mkết tủa = 44,1/0,3 = 147 ⇒ ankin là C3H4.

Bài 4: Dẫn 11,2 lít hh khí X [gồm axetilen và propin] vào dd AgNO3/NH3 dư [các phản ứng xảy ra hoàn toàn], sau phản ứng thu được 92,1 gam kết tủa. % số mol của axetilen trong X là.

A.70%        B. 30%        C. 60%        D. 40%

Lời giải:

Đáp án: D

gọi số mol của axetilen và propin lần lượt là: x và y mol; x + y = 0,5 mol; 240x + 147y = 92,1 ⇒ x = 0,2 và y = 0,3 ; %naxetilen = 0,2.100%/0,5 = 40%

Bài 5: Hỗn hợp X gồm propin và ankin A có tỉ lệ mol 1:1. Lấy 0,3 mol X tác dụng với dd AgNO3/NH3 dư thu được 46,2 gam kết tủa. Vậy A là:

A. Axetilen        B. But-2-in.        C. But-1-in.        D. Pent-1-in.

Lời giải:

Đáp án: C

npropin = nA = 0,15 mol; m↓ = 0,15.147 + m↓A ⇒ m↓A = 46,2 – 22,05 = 22,05 ⇒ M↓ = 22,05/0,15 = 161 ⇒ ankin A là: C4H6 [but-1-in]

Bài 6: Một hỗn hợp gồm C2H2 và đồng đẳng A của axetilen có tỷ lệ mol 1:1. Chia hh thành 2 phần bằng nhau

+ Phần 1 tác dụng vừa đủ với 8,96 lít H2 [đktc] tạo hidrocacbon no.

+ Phần 2 tác dụng với 300ml dd AgNO3 1M/NH3 thu được 40,1g kết tủa. Tên gọi của A là:

A. pent-1-in        B. Vinylaxetilen        C. but-1-in        D. propin

Lời giải:

Đáp án: C

nC2H2 = nA = x; 2x + 2x = 4x = 0,4 mol ⇒ x = 0,1 mol; m↓C2H2 = 0,1.240 = 24 gam ⇒ m↓A = 40,1 – 24 = 16,1 gam ⇒ M↓A = 16,1/0,1 = 161 ⇒ A là but-1-in

Bài 7: Cho 17,92 lít hỗn hợp X gồm 3 hiđrocacbon khí là ankan, anken và ankin lấy theo tỉ lệ mol 1:1:2 lội qua bình đựng dd AgNO3/NH3 lấy dư thu được 96 gam kết tủa và hỗn hợp khí Y còn lại. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thu được 13,44 lít CO2. Biết thể tích đo ở đktc. Khối lượng của X là

A. 19,2 gam.        B. 1,92 gam.        C. 3,84 gam.        D. 38,4 gam.

Lời giải:

Đáp án: A

nX = 0,8 mol; nankan = nanken = 0,2 mol; nankin = 0,4 mol; M↓ankin = 96/0,4 = 240 ⇒ ankin là C2H2; nCO2 = 0,6 = 0,2n + 0,2m ⇒ n = 1 và m = 2 ⇒ ankan và ankin là: CH4 và C2H4

⇒ mX = 0,2.16 + 0,2.28 + 0,4.26 = 19,2 g

Bài 8: Đốt cháy hoàn toàn m gam ankin A bằng O2 vừa đủ thu được 22,4 lít CO2 [đktc]. Mặt khác, dẫn m gam A qua dd AgNO3/NH3 dư thấy có 35 gam kết tủa màu vàng nhạt. CTPT của A là.

A. C7H12        B. C8H14        C. C5H8        D. C6H10

Lời giải:

Đáp án: C

CTPT ankin A: CnH2n-2 ; nA = 1/n; M↓A = 35n ⇒ n =5, M = 175 ⇒ A là C5H8

Cùng Top lời giảitrả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Điều kiện để ankin có thể tham gia phản ứng thế bằng ion kim loại”và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Hóa học 11.

Điều kiện để ankin có thể tham gia phản ứng thế bằng ion kim loại?

Ankin có2 liên kết π bền hơn anken nên ngoài việctham gia phản ứngcộng và oxi hóa [thểhiện tính chất của hidrocacbon không no] thìankincòncókhả năngtham gia phản ứng thếvớiion kim loại[tính chất đặc trưng củaankin cóliên kết 3 đầu mạch].

Kiến thức tham khảo về Ankin

I. Khái niệm, đồng phân, danh pháp

- Ankin là hiđrocacbon không no, mạch hở trong phân tử có chứa 1 liên kết ba CΞC còn lại là các liên kết đơn.

- Công thức tổng quát của ankin: CnH2n-2[n ≥2].

- Tên gọi:

+ Tên thay thế:

Số chỉ vị trí mạch nhánh + tên nhánh + tên mạch chính + số chỉ vị trí nối ba + in

+ Tên thường:

Tên gốc hiđrocacbon gắn với C mang liên kết ba + axetilen

- Ankin có các loại đồng phân: đồng phân bixicloankan [n ≥4], đồng phân vị trí liên kết ba [n ≥4]; đồng phân mạch C [n ≥5]; đồng phân xicloanken, đồng phân ankađien.

II. Tính chất vật lí

Ankin có nhiệt độ sôi tăng dần theo chiều tăng của phân tử khối. Các ankin có nhiệt độ sôi cao hơn và khối lượng riêng lớn hơn các anken tương ứng.
Giống ankan và anken, các ankin cũng không tan trong nước và nhẹ hơn nước.

III. Tính chất hóa học

1. Phản ứng cộng

a] Phản ứng cộng hiđrô

CH ≡ CH → CH2= CH2→ CH3– CH3

CH ≡ CH + H2→ CH2= CH2

b] Phản ứng cộng brom, clo

CH ≡ CH → CHBr = CHBr → CHBr2= CHBr2

c] Phản ứng cộng HX[X là OH; Cl; Br; CH3COO ...]

CH ≡ CH → CH2= CHCl CH3– CHCl2

CH ≡ CH + HCl → CH2= CH - Cl :vinyl clorua

+ Phản ứng cộng của ankin với HX cũng tuân theo quy tắc Maccopnhicop.

CH ≡ CH + H - OH CH2= CH – OH→ CH3CHO

d] Phản ứng đimehoá, trimehoá

2 CH ≡ CH CH → C – CH = CH2

3 CH ≡ CH → C6H6

2.Phản ứng thế bằng ion kim loại

a] Thí nghiệm:

Sục khí axetilen vào dung dịch bạc nitrat trong amoniac, thấy có kết tủa vàng nhạt. Đó là muối bạc axetilua tạo thành do phản ứng:

CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → Ag−C≡C−Ag↓ + 2NH4NO3

bạc axetilua
b] Nhận xét:

Nguyên tử hiđro liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon liên kết ba đầu mạch có tính linh động cao hơn các nguyên tử hiđro khác nên có thể bị thay thế bằng ion kim loại.

Các ank-1-in khác như propin, but-1-in, ... cũng có phản ứng tương tự axetilen, do đó tính chất này được dùng để phân biệt ank-1-in với anken và các ankin khác.

3. Phản ứng oxi hoá

a] Phản ứng oxi hóa hoàn toàn

CnH2n-2+ O2→ nCO2+ [n -1]H2O

b] Phản ứng oxi hoá không hoàn toàn:tương tự anken và ankađien, ankin cũng có khả năng làm mất màu dung dịch KMnO4.

4. Phản ứng trùng hợp

- Đime hóa

2CHΞCH→CHΞC-CH=CH2[vinyl axetilen] [NH4Cl, Cu2Cl2, t0]

- Trime hóa

3CHΞCH→C6H6[C, 6000C]

- Trùng hợp [polime hóa]

nCHΞCH→[-CH=CH-]n[xt, t0, p] [nhựa cupren]

IV. Điều chế

Điều chế C2H2.

- Từ CaC2: CaC2+ H2O → Ca[OH]2+ C2H2

- Từ CH4: 2CH4→ C2H2+ 3H2

V. Ứng dụng

1. Làm nhiên liệu

Khi cháy, axetilen toả nhiều nhiệt nên được dùng trong đèn xì oxi-axetilen để hàn, cắt kim loại.

2. Làm nguyên liệu

Từ axetilen có thể điều chế được nhiều chất đầu quan trọng cho các quá trình tổng hợp hữu cơ.

VI.Trắc nghiệm

Câu 1:Cho hai nhận xét sau:

I] Khi đốt cháy ankin sẽ thu được số mol CO2> số mol H2O

II] Khi đốt cháy một hidrocacbon X mà thu được số mol CO2> số mol H2O thì X là ankin

Nhận xét nào đúng?

A. I và II đều đúng

B. I đúng, II sai

C. I sai, II đúng

D. Cả hai đều sai

Câu 2:Dung dịch NH3không thể phân biệt được cặp chất nào sau đây?

A. But-1-in và but-2-in

B. axetilen và etilen

C. propin và but-1-in

D. butadien và propin

Câu 3:Cho propin vào dung dịch AgNO3trong NH3xuất hiện kết tủa vàng nhạt là chất nào sau đây:

A. AgC≡CAg

B. AgC≡C-CAg3

C. AgC≡C-CH3

D. CH≡C-CH2Ag

Câu 4:Có bốn chất CH2=CH-CH3, CH≡C-CH3, CH2=CH-CH=CH2và benzen. Khi xét khả năng làm mất màu dung dịch brom của 4 chất trên, điều khẳng định nào dưới đây là đúng?

A. Cả 4 chất đều có khả năng làm mất màu dung dịch brom

B. Có 3 chất có khả năng làm mất màu dung dịch brom

C. Có 2 chất có khả năng làm mất màu dung dịch brom

D. Chỉ có 1 chất có khả năng làm mất màu dung dịch brom

Câu 5:Chất [CH3]C-C≡CH có tên theo IUPAC là:

A. 3,3,3-trimetylprop-1-in

B. tert-butyletin

C. 3,3-đimetylbut-1-in

D. 2,2-đimetylbut-3-in

Video liên quan

Chủ Đề