Đánh giá kế toán học những gì

Nghề kế toán là mơ ước của rất nhiều bạn trẻ chuẩn bị thi lên Đại học. Nhưng không phải ai cũng biết muốn học nghề kế toán thì cần học những gì và học trong bao lâu. Trong bài viết này, Rồng Việt sẽ cùng các bạn tìm hiểu về vấn đề này để các bạn có thể chuẩn bị kĩ càng nhất trước khi lựa chọn nhé.

1. Kế toán là gì?

Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản về ngành kế toán như sau: kế có nghĩa là liệt kê, ghi chép những của cải, tài sản, hoạt động của đơn vị, tổ chức; toán là tính toán, tính ra kết quả lao động mà còn người đạt được. Vậy kế toán là gì? Đó là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động kinh tế tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan,… Nói chuyên sâu hơn, kế toán là ngành thực hiện quá trình thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận động tài sản trong doanh nghiệp, tổ chức, từ đó cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho việc đưa ra những quyết định về kinh tế – xã hội và đánh giá hiệu quả các hoạt động trong doanh nghiệp.

2. Ngành Kế toán cần học những gì?

Thông thường khi học chuyên ngành kế toán học các môn học như: Nguyên lý kế toán, kế toán quản trị, kế toán chi phí, kiểm toán,hân tích ngân sách, chiến lược kinh doanh, kế toán tài chính, báo cáo tài chính, hệ thông thông tin, kế toán quốc tế, kinh tế vi mô, kế toán quản trị, tiêu chuẩn và đạo đức nghề nghiệp, phân tích định lượng, quản lý rủi ro, kế toán thuế và những môn học cơ bản khác.

Không chỉ là các kiến thức chuyên ngành, mà ở các trường đào tạo kế toán hiện nay, các thầy cô giáo cũng sẽ trang bị thêm cho các bạn những kỹ năng mềm cần thiết như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng lập kế hoạch… để sau khi ra trường các bạn sinh viên sẽ có những kiến thức nền tảng cơ bản nhất, tìm được công việc tốt phù hợp với chuyên ngành và mang lại nhiều lợi ích cho công ty.

3. Những kỹ năng sẽ được đào tạo chuyên sâu:

  • Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán;
  • Kiểm tra, giám sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán;
  • Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính của đơn vị kế toán;
  • Lập báo cáo kế toán tài chính, kế toán quản trị, cung cấp số liệu kế toán theo quy định của pháp luật;
  • Lập dự toán và xây dựng phương án tài chính kế toán;
  • Tổ chức và điều hành hệ thống kế toán trong đơn vị;
  • Tự tạo lập doanh nghiệp về tư vấn; dịch vụ kế toán, kiểm toán;
  • Làm việc độc lập về chuyên môn với tác phong chuyên nghiệp;

4. Ngành kế toán học bao nhiêu năm?

  • Thời gian đào tạo ngành kế toán hệ đại học là từ 3.5 – 4 năm.
  • Thời gian đào tạo ngành kế toán hệ cao đẳng là từ 2 – 2.5 năm
  • Đối với hệ trung cấp thời gian đào tạo là: 2 năm [đối với học sinh đã tốt nghiệp THPT]; và 2 năm 3 tháng [đối với học sinh chưa tốt nghiệp THPT].

Như vậy, bài viết trên đã cùng các bạn tìm hiểu về nghề kế toán. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn để lựa chọn con đường tương lai của mình. Chúc các bạn thành công!

Hiện tại bạn chưa biết gì về kế toán nhưng bạn lại muốn theo nghề và làm kế toán? Bạn đã từng học kế toán rồi nhưng do lâu không sử dụng đến nên bạn đã quên hết? Bạn hiện đang theo học hoặc làm một ngành khác nhưng bây giờ muốn chuyển sang làm kế toán

Nhiều bạn nghĩ có thể tự học kế toán cơ bản, và download sách tự học kế toán về hay học kế toán online để tiết kiệm chi phí nhưng khi học thì không mang lại hiệu quả

Tại sao lại như vậy?

- Kế toán là một nghề nếu muốn thành thạo thì cần phải thực hành nhiều. Hơn nữa ngành kế toán còn khá đặc thù liên quan đến tiền và được thực hiện theo luật định nếu bạn chỉ tự học kế toán và không có người hướng dẫn bài bản thì khó có thể làm được kế toán một cách thành thạo

- Bạn chưa biết gì về kế toán mà với những kiến thức lý thuyết sẽ khó ứng dụng khi làm kế toán thực tế khi không được trải qua quá trình thực hành. Học lý thuyết phải gắn với thực tế của doanh nghiệp

- Hay kể cả đối với những bạn sinh viên chuyên ngành kế toán được đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng hiện nay. Với chương trình học chỉ mang tính chất lý thuyết, một giảng viên dạy khá nhiều sinh viên nên các bạn rất ít được học thực hành kế toán dẫn đến việc sinh viên bị lơ mơ, không hình dung được những cách xử lý các nghiệp vụ kế toán ngoài thực tế

Bạn hoang mang chưa biết bắt đầu từ đâu, không biết bắt đầu học kế toán như thế nào?

Kế toán Lê Ánh sẽ đưa ra cho các bạn một Lộ trình học kế toán thực hành hiệu quả cho người chưa biết gì

>>> Xem thêm: Khóa học kế toán tổng hợp dành cho người mới bắt đầu

Bước 1. Học kế toán từ đầu bắt đầu từ nguyên lí kế toán

Nguyên lí kế toán là một trong những môn học nền tảng của khối ngành trong chương trình đào tạo cử nhân kế toán. Nó cung cấp những kiến thức cơ bản cần thiết, những nguyên tắc và khái niệm căn bản về kế toán trên phương diện là một một khoa học và hiểu biết tổng quát về nghề kế toán hiện nay ở Việt Nam, làm cơ sở cho người học có thể tiếp tục nghiên cứu những nội dung sâu hơn về kế toán.

- Tổng quan về kế toán, công việc của người kế toán trong DN.

- Hệ thống tài khoản kế toán

- Hệ thống chứng từ kế toán

- Hệ thống sổ sách kế toán

- Hệ thống báo cáo kế toán.

- Căn bản về phương pháp kế toán bán hàng, nguyên vật liệu, giá vốn

- Căn bản về khấu hao tài sản cố định

- Căn bản về giá thành sản phẩm

- Các thuật ngữ về kế toán thường gặp.

Hình ảnh khóa học kế toán tổng hợp thực hành tại Hà Nội, TP HCM

Bước 2. Học thực hành lên sổ sách và lập các báo cáo

Sổ kế toán gồm sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp; cụ thể sổ kế toán chi tiết bao gồm: sổ, thẻ kế toán chi tiết; còn sổ kế toán tổng hợp gồm sổ Nhật ký và sổ cái. Báo cáo kế toán thì bao gồm 2 phân hệ: hệ thống báo cáo tài chính và hệ thống báo cáo quản trị; thường khi nhắc đến kế toán người ta sẽ nghĩ ngay đến 4 loại báo cáo tài chính đó là: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng thuyết minh báo cáo tài chính. Để có thể hoàn tất việc lên sổ sách và lập các báo cáo, việc nắm được lí thuyết không là chưa đủ mà hơn hết bạn phải thực hành trực tiếp trên giấy tờ để có thể thấy được những vấn đề sau:

- Kiểm tra hoá đơn hợp lí, hợp lệ

- Thực hành chuyển số dư năm trước sang năm sau

- Định khoản và nhập được các nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật kí chung

- Lập được các phiếu nhập kho - xuất kho

- Làm các bút toán cuối tháng, cụ thể như: tiền lương, trích khấu hoa TSCĐ, phân bổ chi phí trả trước, kết chuyển thuế, doanh thu, chi phí…

- Lập bảng phân bổ chi phí trả trước, khấu hao TSCĐ

- Lập bảng cân đối phát sinh

- Lập chí phí, kết chuyển doanh thu

- Lập báo cáo tài chính

Bước 3. Kê khai thuế, lập báo cáo tài chính

 Hiện nay việc kê khai thuế khác là thuận lợi khi chúng ta có thể kê khai thuế trực tiếp trên phần mềm HTKK, để làm được điều này bạn nên tìm hiểu các vấn đề tiếp theo: 

- tìm hiểu các loại thuế mà DN phải nộp

- cập nhật các loại thuế mới nhất hiện hành

- Lập tờ khai thuế GTGT, TNCN theo tháng hoặc quý

- Tạm tính thuế TNCN hàng quý phải nộp

- Lập báo cáo quyết toán thuế TNCN, TNDN cuối năm.

Xem thêm: Video học kế toán cho người mới bắt đầu miễn phí

Để thực hiện và làm tốt các yêu cầu của lộ trình học kết toán cho người chưa biết gì nêu trên thì cần cả một quá trình dài học tập, rèn luyện, tìm tòi và phát triển nhưng khi bạn đã xác định được hướng đi đúng đắn và đặc biệt có người giỏi hướng dẫn thì quá trình đó của bạn sẽ được rút ngắn rất nhiều. Với đội ngũ giảng viên là các kế toán trưởng, các chuyên gia tài chính, thuế có kinh nghiệm trên 10 năm của Kế toán Lê Ánh sẽ giúp các bạn thu hẹp lại khoảng cách đó

Tham gia Khóa học kế toán tổng hợp thực hành của Trung tâm kế toán Lê Ánh để có được lộ trình và phương pháp học kế toán hiệu quả

Tham khảo thêm: Học kế toán Lê Ánh có tốt không?

Với kiến thức, kinh nghiệm cùng nhiệt huyết của mình kế toán Lê Ánh sẽ giúp các bạn có được định hướng rõ ràng, đào tạo bạn từ người chưa biết gì về kế toán, chưa có nền tảng vững về kế toán có thể làm giỏi, thành thạo, trở thành người kế toán chuyên nghiệp

MỜI CÁC BẠN XEM THÊM HOẠT ĐỘNG TRUNG TÂM LÊ ÁNH : 

  • Hợp đồng cung ứng nhân sự giữa trung tâm Lê Ánh và ADT 
  • Sự kiện lightup Kế Toán Lê Ánh với Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
  • Báo điện tử DÂN TRÍ đưa tin về các khóa học tại tại trung tâm Lê Ánh 
  • Báo điện tử TIN TỨC 24H đưa tin các khóa học tại trung tâm Lê Ánh
  • Báo điện tử KÊNH 14 đưa tin về trung tâm đào tạo thực hành Lê Ánh
  • Báo điện tử CAFE F đưa tin về trung tâm đào tạo  thực hành Lê Ánh 

Chủ Đề