Chế độ phong kiến nhà Nguyễn làm vào tình trạng

Lý thuyết:

Mục 1

1. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền.

- Tháng 6 - 1801:

+ Nội bộ Tây Sơn suy yếu => Nguyễn Ánh đem quân tiến đánh Tây Sơn.

+ Nguyễn Ánh đánh thẳng ra Phú Xuân => Nguyễn Quang Toản chạy ra Bắc Hà.

- Năm 1802: 

+ Nguyễn Ánh lần lượt đánh chiếm vùng đất từ Quảng Trị đến Nam Định và tiến thẳng Thăng Long. Quang Toản bị bắt, chấm dứt thời Tây Sơn.

+ Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn.

=> Chế độ quân chủ chuyên chế được lập lại. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành từ trung ương đến địa phương.

- Năm 1815: Ban hành "Hoàng triều luật lệ" [luật Gia Long].

- Từ năm 1831 đến 1832: cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

- Quân đội:

+ Gồm nhiều binh chủng.

+ Được xây dựng với một hệ thống thành lũy vững chắc ờ các tỉnh.

- Về đối ngoại:

+ Thần phục nhà Thanh.

+ Khước từ mọi quan hệ với các quốc gia phương Tây.

Nội dung chính:

Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền: xây dựng bộ máy nhà nước, quân đội, đối ngoại,...

CHƯƠNG 6. BÀI 27 VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN NHÀ NGUYỄN I. TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ - KINH TẾ Nhà Nguyễn lập lại chê độ phong kiến tập quyền Câu hỏi: Nguyên nhân cơ bản nào làm cho triều Tây Sơn suy yếu? Trả lời câu hỏi Quang Trung mất, Quang Toản lên ngôi vua, nhưng không đủ năng lực và uy tín điều hành công việc quốc gia. Nội bộ triều đình chia rẽ, mâu thuẫn ngày càng gay gắt. Câu hỏi: Nhân cơ hội triều Tây Sơn suy yếu Nguyễn Ánh có hành động gì ? Trả lời câu hỏi + Nhân nội bộ Tây Sơn suy yếu, hằng năm đến mùa gió đồng - nam, Nguyễn Ánh đem thuỷ binh tiến ra lấn dần vùng đất của Tây Sơn. + Sau khi chiếm được Quy Nhơn [tháng 6-1801], Nguyễn Ánh đánh thẳng ra Phú Xuân. Nguyễn Quang Toản phải chạy ra Bắc Hà. + Khoảng giửa năm 1802, Nguyễn Ánh huy động nhiều cánh quân thuỷ - bộ đồng thời tiến ra Bắc. Quân của Nguyễn Ánh lần lượt đánh chiếm vùng đ

Chủ Đề