Nhân diện nguyên tắc cơ bản trong to chức hoạt động của bộ máy nhà nước tư sản

Mối quan hệ giữa nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước với tổ chức bộ máy nhà nước

01/11/2005

TS. Nguyễn Văn Sáu Trần Văn Thắng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Từ viết tắt In trang Gửi tới bạn

Trong những năm qua, cùng với việc tổ chức thực hiện các quy định của Hiến pháp 1992 về đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, Đảng đã dành nhiều trí tuệ, công sức nghiên cứu, tìm tòi để đưa ra nhiều chủ trương, biện pháp củng cố, hoàn thiện nhà nước. Các Hội nghị Trung ương tám khóa VII; Trung ương ba, Trung ương bảy khóa VIII; Văn kiện Đại hội VIII, Văn kiện Đại hội IX đã đưa ra nhiều quan điểm chỉ đạo hoàn thiện bộ máy nhà nước. Các quan điểm này là cơ sở cho quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, về phương diện lý luận , trong quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, các nhà nghiên cứu chưa thực sự đi sâu để làm rõ mối quan hệ giữa vấn đề tổ chức quyền lực nhà nước với tổ chức bộ máy nhà nước. Các công trình nghiên cứu, các giáo trình, tài liệu lý luận chung về nhà nước và pháp luật cũngít đề cập đếnvấn đề này. Chính vì thế, việc tổ chức bộ máy nhà nước được thực hiện chủ yếu trên cơ sở khoa học tổ chức và khoa học quản lý, rất ít gắn với vấn đề tổ chức quyền lực nhà nước. Trong tư duy lãnh đạo của Đảng cũng chưa thể hiện rõ vấn đề tổ chức quyền lực nhà nước, điều này thể hiện trong các nghị quyết của Đảng, kể cả các nghị quyết thời kỳ đổi mới. Trong khi đó, mô hình tổ chức quyền lực nhà nước, cụ thể là hệ thống các nguyên tắc về tổ chức quyền lực nhà nước không chỉ chi phối tổ chức, mà còn chi phối cả cơ chế hoạt động của bộ máy nhà nước. Vì vậy, nghiên cứu mối quan hệ giữa nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước với tổ chức bộ máy nhà nước có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền.

Quyền lực nhà n ư ớc

Quyền lực nhà nước là quyền lực công, thống nhất, bao trùm toàn xã hội và là bộ phận quan trọng nhất của quyền lực chính trị – quyền lực của giai cấp hay liên minh giai cấp thống trị, được thực hiện bằng cả một hệ thống chuyên chính do giai cấp đó lập ra. Quyền lực nhà nước có đủ sức mạnh để kiểm soát và bắt buộc các chủ thể khác phải phục tùng. Đây là một đặc điểm cơ bản để phân biệt quyền lực nhà nước vớicác quyền lực khác. Quyền lực nhà nước có kết cấu gồm hai yếu tố cơ bản, đó là: yếu tố tạo nên bản chất của quyền lực nhà nước và yếu tố tạo nên cơ cấu tổ chức của quyền lực nhà nước. Yếu tố tạo nên bản chất của quyền lực nhà nước là ý chí của lực lượng lãnh đạo xã hội, đó có thể là ý chí của một giai cấp, của liên minh giai cấp hay ý chí chung của nhân dân, phụ thuộc vào bản chất của chế độ xã hội. Yếu tố thứ hai tạo nên cơ cấu tổ chức của quyền lực nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước, có cấu trúc chặt chẽ, khoa học và thực hiện các nhiệm vụ khác nhau của quyền lực nhà nước, hợp thành bộ máy nhà nước.

Nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà n ư ớc.

Khái niệm nguyên tắc bắt nguồn từ chữ Latinh “principium” có ba nghĩa: [1] là luận điểm cơ bản, luận điểm gốc của học thuyết nào đó; [2] là niềm tin, quan điểm đối với sự vật và chính niềm tin, quan điểm ấy xác định quy tắc hành vi; [3] là nguyên lý cấu trúc và hoạt động của bộ máy, dụng cụ, thiết bị nào đó. Theo Từ điển Tiếng Việt [Hoàng Phê chủ biên, Nxb. Đà Nẵng, năm 1997, tr. 672] thì nguyên tắc được hiểu là: “Điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân theo trong một loạt việc làm”. Trên cơ sở đó, có thể đưa ra định nghĩa nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước là:Nhữngquan điểm, t ưt ư ởng chỉ đạo làm nền tảng cho việc tổ chức và thực thi hiệu quả quyền lực nhàn ư ớc, phù hợp với điều kiện cụ thể trong sự phát triển của nhà n ư ớc đó.Từ khi xuất hiện nhà nước, việc tổ chức quyền lực nhà nước là vấn đề cơ bản của mọi quốc gia. Trong lịch sử đã hình thành hai nguyên tắc cơ bản trong tổ chức quyền lực nhà nước, đó là : nguyên tắc tập quyền và nguyên tắc phân quyền. Mặc dùđược tổ chức theo các nguyên tắc và hình thức khác nhau, nhưng thực chất quyền lực nhà nước bao giờ cũng tập trung trong tay một giai cấp [hoặc liên minh giai cấp] nhất định. Điều quan trọng là hình thành một cơ chế phân công, kiểm tra quyền lực nhà nước với quy mô, mức độ và hiệu quả khác nhau để hạn chế xu hướng lạm quyền, lộng quyền, lợi dụng quyền lực của các cá nhân, tổ chức cầm quyền. Việc xây dựng một cơ chế phân công, kiểm soát quyền lực có hiệu quả sẽ góp phần nâng cao dân chủ trong xã hội. Trên thực tế, việc lựa chọn hình thức tổ chức quyền lực nhà nước như thế nào phụ thuộc vào bản chất giai cấp của chủ thể quyền lực nhà nước, mục tiêu của quyền lực nhà nước, phụ thuộc vào trình độ văn minh của chế độ xã hội, phụ thuộc vào truyền thống lịch sử, phong tục, tập quán, truyền thống dân tộc và đời sống chính trị – xã hội của đất nước.

Mối quan hệ giữa nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà n ư ớc với tổ chức bộ máy nhà n ư ớc.

Nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà n ư ớc là cơ sở thiết kế bộ máy nhà n ư ớcNhư đã nói, quyền lực nhà nước có kết cấu gồm hai yếu tố cơ bản. Chính điều này đòi hỏi việc thiết kế tổ chức bộ máy nhà nước phải dựa trên cơ sở nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước. Bộ máy nhà nước có thực hiện đầy đủ và hiệu quả những chức năng của nhà nước [hay là chức năng của quyền lực nhà nước] hay không phụ thuộc phần lớn vào mô hình tổ chức quyền lực nhà nước. Do đó, hình thành một hệ thống các nguyên tắc về tổ chức quyền lực nhà nước, tạo cơ sở cho việc xây dựng mô hình tổng quát về tổ chức bộ máy nhà nước là một yêu cầu khách quan trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Thiết kế mô hình tổng quát về tổ chức bộ máy nhà nước, một mặt, phải chú ý đến chức năng quản lý của nhà nước, mặt khác, phải chú ý đến mô hình tổ chức quyền lực nhà nước, các nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước, chức năng của quyền lực nhà nước và coi đây như là cơ sở nền tảng trong thiết kế bộ máy nhà nước. Trong thực tế, bộ máy nhà nước ở các nước khác nhau được tổ chức theo các nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước khác nhau, hoặc theo nguyên tắc phân quyền, hoặc theo nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa. ở các nước áp dụng nguyên tắc phân quyền, với sự phân định rõ ràng ranh giới giữa ba quyền: lập pháp,hành pháp và tư pháp, thì trong thiết kế tổ chức bộ máy nhà nước được xây dựng thành ba hệ thống cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, hoạt động theo cơ chế đối trọng, kiềm chế lẫn nhau. Đối với bộ máy nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa, với quan niệm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; quyền lực là thống nhất, có sự phân công, phối hợp trong việc thực hiện các quyền lực nhà nước, thì tổ chức bộ máy nhà nước lại được thiết kế theo mô hình: Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, thực hiện quyền lập pháp; Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính cao nhất, thực hiện quyền hành pháp; Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền tư pháp. Các cơ quan này vừa có sự phân công rõ ràng, vừa phối hợp với nhau để thực hiện quyền lực nhà nước. ở nước ta, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 đã đặt cơ sở cho việc hình thành đồng bộ hệ thống các nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước, đúng với bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đây cũng là cơ sở pháp lý quan trọng trong tổ chức,đổi mới và hoàn bộ máy nhà nước.Nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà n ư ớc là cơ sở để xác định chức năng, thẩm quyền của bộmáy nhà n ư ớcĐể bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động có hiệu quả, giai cấp cầm quyền phải xác định chức năng và thẩm quyền của các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Cơ sở để xác định chức năng và thẩm quyền của các cơ quan trong bộ máy nhà nước chính là quyền lực nhà nước và nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước. Dựa trên sức mạnh của hai yếu tố này, giai cấp cầm quyền đưa ra các nguyên tắc nhất định trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, những nguyên tắc này là cơ sở xác định chức năng và thẩm quyền của bộ máy nhà nước.Nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà n ư ớc là cơ sở để xác định mối quan hệ giữa các cơ quannhà n ư ớc.Bộ máy nhà nước là một hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương. Mỗi cơ quan nhà nước đều có vị trí nhất định trong bộ máy nhà nước, cũng như trong việc thực hiện quyền lực nhà nước. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, do tính đặc thù và sự phân công trong việc thực hiện quyền lực nhà nước, mỗi cơ quan nhà nước đều có sự độc lập nhất định. Tuy nhiên, ngoài yếu tố độc lập, các cơ quan nhà nước còn có sự phối hợp với nhau. Sự phối hợp và mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước, một mặt là do tính thống nhất của quyền lực nhà nước, tính hệ thống của bộ máy nhà nước, mặt khác, do nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước chi phối. Trong các nhà nước tư sản, khi nguyên tắc phân quyền được xác định là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức quyền lực nhà nước, thì mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước là mối quan hệ kiềm chế, đối trọng lẫn nhau. ở nước ta, nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp được coi là nguyên tắc cơ bản cùng với một hệ thống các nguyên tắc khác hình thành nên mô hình tổng quát trong tổ chức quyền lực nhà nước.Nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà n ư ớc là cơ sở xác lập cơ chế giám sát hoạt động của cơquan nhà n ư ớcTrong hoạt động của mình, bộ máy nhà nước luôn có nguy cơ bị tha hoá bởi quyền lực, biểu hiện cụ thể là sự lạm quyền, lộng quyền, độc đoán, chuyên quyền, tham nhũng, hối lộ… Vì vậy, cần phải xác lập cơ chế giám sát hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước. Một hệ thống đồng bộ các nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước chính là cơ sở bảo đảm cho việc xác lập cơ chế giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước. Như vậy, nghiên cứu mối quan hệ giữa nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước với tổ chức bộ máy nhà nước là cơ sở lý luận quan trọng để tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, góp phần xây dựng và kiện toàn nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa theo hướng: thể chế hoá và xây dựng cơ chế vận hành cụ thể, đảm bảo nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất; đồng thời, định rõ cơ chế, cách thức bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và luật trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.

Video liên quan

Chủ Đề