Chỉ số máu rbc là gì năm 2024

RBC là chữ viết tắt của cụm từ Red Blood Cell, có nghĩa là số lượng hồng cầu. Trong máu, hồng cầu là thành phần chính và chiếm số lượng lớn các tế bào máu. Hồng cầu có chứa huyết sắc tố là chất giúp cho máu có màu đỏ. Nhiệm vụ của hồng cầu là vận chuyển oxy từ phổi lên các mô và vận chuyển CO2 từ các mô lên đào thải ở phổi. Vì vậy hồng cầu đóng vai trò rất lớn đối với hoạt động sống của cơ thể.

Hồng cầu được hình thành trong tủy xương và có chu kỳ sống trung bình từ 90-120 ngày. Số lượng hồng cầu (RBC) là chỉ số phản ánh tổng số lượng tế bào hồng cầu có trong máu. Theo ước tính, mỗi ngày phải có đến từ 200-400 tỷ hồng cầu chết. Chính vì vậy để tạo ra hồng cầu thì cơ thể bạn phải cần dùng đến nhiều các chất như sắt, đường gluco, axit folic, vitamin B6 và B12. Nếu thiếu bất kỳ một chất nào ở trên sẽ làm cho hồng cầu sinh ra bị dị dạng hoặc thay đổi kích thước. Từ đó, chúng ta có thể hiểu được RBC là gì.

2. Chỉ số RBC bình thường là bao nhiêu?

Bên cạnh việc nắm được chỉ số RBC là gì, bạn cần biết giá trị RBC bình thường là bao nhiêu. RBC (số lượng hồng cầu) thường nằm trong khoảng từ 4.0 đến 5.9 triệu tế bào/cm3, tương đương với số lượng hồng cầu được tính theo đơn vị quốc tế là: Nam 4.20-5.80 tế bào/l (T/L), Nữ 4.00-5.40 tế bào/l (T/L). Đối với trẻ sơ sinh, chỉ số RBC thường ở khoảng 3.8 tế bào /l (T/L).

3. Chỉ số RBC tăng, giảm khi nào?

3.1. Chỉ số RBC tăng

Tình trạng số lượng hồng cầu vượt mức tiêu chuẩn hay chỉ số RBC tăng cao hơn mức bình thường xảy ra không nhiều, và có thể xảy ra trong các trường hợp bị mất nước, nôn nhiều, đi ngoài, chứng tăng hồng cầu hay bệnh đa hồng cầu thực (bệnh Vaquez). Ngoài ra, ở một số bệnh nhân bị rối loạn tuần hoàn tim, phổi (bệnh tim bẩm sinh, hẹp động mạch phổi,..) hay tình trạng thiếu oxy trong máu cũng có thể khiến số lượng hồng cầu tăng lên. Mặt khác, chỉ số RBC cũng có thể tăng đối với những người sống ở vùng núi cao hay các vận động viên sử dụng doping.

Chỉ số máu rbc là gì năm 2024

Chỉ số RBC tăng hoặc giảm là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe bất thường.

3.2. Chỉ số RBC giảm

Chỉ số RBC giảm dưới mức chuẩn, có thể xảy ra trong các tình huống như: người bệnh thiếu máu, mất máu (do chảy máu bên trong đường tiêu hóa như dạ dày hoặc tá tràng), thiếu sắt, thiếu axit folic hay vitaminB12 do thói quen ăn uống không đầy đủ. Ngoài ra, chỉ số RBC giảm thường xuất hiện ở những người già, phụ nữ mang thai, bệnh nhân suy tủy, bệnh nhân bị mắc các bệnh về thận, ung thư, hoặc do yếu tố di truyền,…

4. Cách xác định chỉ số RBC

Muốn xác định được chính xác chỉ số RBC, bệnh nhân sẽ thực hiện xét nghiệm máu. Đây là một việc làm rất quan trọng, giúp đánh giá tình trạng sức khỏe, cũng như phát hiện sớm các bệnh lý.

Chỉ số máu rbc là gì năm 2024

Người bệnh cần tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được xét nghiệm RBC an toàn.

Cụ thể quy trình thực hiện như sau: Từ những nghi ngờ sau khi thăm khám lâm sàng, các bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm những xét nghiệm chuyên sâu trong đó có xét nghiệm máu. Từ các chỉ số xét nghiệm như RBC, MCV, MCH, HGB, HCT,.. có trong kết quả xét nghiệm máu sẽ là căn cứ chính xác để bác sĩ chẩn đoán tình trạng sức khỏe, các bệnh lý về máu (nếu có) và từ đó có phương pháp điều trị đúng nhất.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu được chỉ số RBC là gì và ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe. Hẹn gặp lại trong những bài viết chia sẻ kiến thức y khoa về xét nghiệm máu tiếp theo!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Xét nghiệm hồng cầu là một trong những chỉ số không thể thiếu khi làm xét nghiệm máu. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết về ý nghĩa của xét nghiệm hồng cầu trong máu.

Xét nghiệm hồng cầu trong máu (hay còn được biết đến là xét nghiệm RBC – Red Blood Cell) là phương pháp được tiến hành nhằm đánh giá hồng cầu có trong máu. Từ đó có cơ sở để chẩn đoán và theo dõi tình trạng sức khỏe của một người.

Trong tế bào máu, thành phần chiếm số lượng lớn chính là hồng cầu. Hồng cầu có chứa huyết sắc tố giúp tạo màu đỏ cho máu. Chức năng chính của hồng cầu là mang oxy từ phổi đến các mô và vận chuyển ngược lại CO2 từ mô về đào thải ở phổi. Chính vì vậy mà hồng cầu đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của bất kỳ ai.

2. Quy trình xét nghiệm hồng cầu trong máu

Xét nghiệm hồng cầu thực chất là một dạng xét nghiệm máu. Mẫu bệnh phẩm thường được sử dụng là máu ở tĩnh mạch hoặc mao bạch (một số ít trường hợp lấy máu động mạch). Nhân viên y tế sẽ tiến hành lấy một lượng máu vừa đủ vào ống đựng chuyên dụng (có chứa chất chống đông) và mang đi phân tích tại phòng xét nghiệm.

Chỉ số máu rbc là gì năm 2024

Máu ngoại vi được sử dụng làm xét nghiệm hồng cầu trong máu

Sau khi nhận được kết quả, người bệnh sẽ được giải thích về các chỉ số hồng cầu trong xét nghiệm máu và đánh giá tổng quan về tình hình sức khỏe từ các bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh hồng cầu (RBC), khi làm xét nghiệm máu người ta cũng chú tâm đến các chỉ số quan trọng khác như HB, WBC, HCT, NEUT, LYM, PLT.

3. Ý nghĩa xét nghiệm hồng cầu trong máu

Xét nghiệm hồng cầu trong máu giúp cung cấp những thông tin cơ bản về hồng cầu trong cơ thể một người như: số lượng, thể tích, lượng huyết sắc tố,...

3.1 Số lượng hồng cầu

Giá trị bình thường của số lượng hồng cầu thường thấy là vào khoảng từ 4.2 đến 5.9x1012 tế bào/l. Số lượng hồng cầu nếu có sự thay đổi như tăng, giảm bất thường đều gây ảnh hưởng không tốt.

  • Tăng số lượng hồng cầu: gây ra tình trạng cô đặc máu khiến cơ thể bị mất nước, đi ngoài, nôn mửa nhiều... hoặc bệnh đa hồng cầu thực (bệnh Vaquez). Ngoài ra, tình trạng thiếu oxy hay các chứng rối loạn tuần hoàn tim, phổi cũng là do số lượng hồng cầu tăng gây ra.
  • Giảm số lượng hồng cầu: là biểu hiện của việc cơ thể đang ở trong tình trạng mất máu, thiếu máu hoặc thiếu axit folic, vitamin B12. Tình trạng này thường gặp ở người già, phụ nữ mang thai, bệnh nhân thấp khớp cấp, bệnh nhân thận, suy tủy và ung thư.
    Chỉ số máu rbc là gì năm 2024

Hình ảnh tế bào hồng cầu trong máu

3.2 Lượng huyết sắc tố

Tình trạng thiếu máu được phản ánh rõ nhất thông qua chỉ số về lượng huyết sắc tố, đặc biệt là các trường hợp thiếu máu do các nguyên nhân mạn tính. Định nghĩa của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) về thiếu máu là tình trạng lượng huyết sắc tố lưu hành trong máu ngoại vi giảm so với người bình thường cùng giới, cùng độ tuổi và cùng sống trong một môi trường.

Đây được xem là chỉ số có độ chính xác và độ tin cậy cao trong công tác đánh giá và chẩn đoán tình trạng thiếu máu. Dựa vào những khoảng lượng huyết sắc tố nhất định để phân loại mức độ thiếu máu mạn tính, cụ thể:

  • Cao hơn 100 g/l: thiếu máu ở mức độ nhẹ, chưa cần đến truyền máu.
  • Từ 80 – 100 g/l: thiếu máu ở mức độ vừa phải, có thể cân nhắc đến việc truyền mắc nếu cần thiết.
  • Từ 60 – 80 g/l: thiếu máu mức độ nặng, cần phải truyền máu.
  • Thấp hơn 60 g/l: cần truyền máu cấp cứu ngay.

3.3 Thể tích khối hồng cầu

Thể tích khối hồng cầu cũng là một chỉ số quan trọng và cần thiết trong việc theo dõi tình trạng mất máu cấp: thiếu máu do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, do xuất huyết tiêu hóa...

Giá trị thể tích khối hồng cầu ở người bình thường nằm trong khoảng từ 4.2 đến 5.9 triệu tế bào/cm3.

3.4 Áp dụng phân loại thiếu máu

Việc phân loại tình trạng thiếu máu là điều cần thiết để có thể giúp định hướng và nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gây thiếu máu.

Trong các yếu tố được cân nhắc có liên quan và có thể áp dụng phân loại thiếu máu thì các chỉ số hồng cầu cùng với hình thái hồng cầu có vai trò quan trọng. Quá trình theo dõi hiệu quả điều trị cũng cần xem xét các chỉ số hồng cầu.

Chỉ số máu rbc là gì năm 2024

Kỹ thuật xét nghiệm hồng cầu trong máu cần được thực hiện tại cơ sở y tế uy tín

Các chỉ số cơ bản thường được xem xét đến như:

  • Chỉ số MCV – thể tích trung bình hồng cầu: hồng cầu nhỏ nếu MCV < 80fl và hồng cầu to nếu MCV > 100fl.
  • Chỉ số MCHC – lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu và nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu.
  • Chỉ số RDW – dải phân bố kích thước hồng cầu: hồng cầu có kích thước đồng đều nếu RDW = 11 – 14%, ngược lại nếu RDW > 14% thì hồng cầu to nhỏ không đều nhau.

Người bệnh khi đi xét nghiệm cũng không cần quá lo lắng về việc mình không hiểu ý nghĩa của các chỉ số vì sau khi có kết quả bác sĩ sẽ giải thích cụ thể về tình trạng của từng người.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

XEM THÊM:

  • Tổng phân tích tế bào máu (CBC) khi mang thai
  • Thường xuyên đau mỏi cơ tay chân kèm mất ngủ là bệnh gì?
  • Nguồn gốc và vai trò của hồng cầu

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.