Chỉ tự tiêu sau bao lâu nhiễm trùng

Mặc dù đã và đang sử dụng phổ biến, đặc biệt là trong quá trình sinh nở của các sản phụ, nhưng vẫn có nhiều mẹ không rõ chỉ khâu tầng sinh môn bao lâu thì tiêu? Liệu có xảy ra có trường hợp biến chứng gì không? Bài viết sau sẽ giải đáp những thắc mắc trên cho các mẹ bầu.

1. Chỉ tự tiêu là gì?

Chỉ tự tiêu là 1 loại chỉ khâu y tế làm bằng vật liệu đặc biệt như collagen trong ruột cừu, ruột bò và protein động vật hoặc polyme tổng hợp. Những thành phần này có thể được cơ thể phân hủy và hấp thụ. Trong quá trình sinh nở, thì chỉ tự tiêu cũng được sử dụng để khâu tầng sinh môn lại cho sản phụ. Khâu tầng sinh môn sau sinh bằng đường âm đạo là thủ thuật sản khoa nhanh chóng đơn giản, nhẹ nhàng. Thời gian khâu tầng sinh môn sẽ kéo dài khoảng 15 - 20 phút, thời gian khâu dài hay ngắn còn tùy thuộc vào độ sâu và rộng của vết rạch cũng như tay nghề của người bác sĩ hay nữ hộ sinh thực hiện.

2. Chỉ tự tiêu tầng sinh môn bao lâu thì tiêu?

Sau khi khâu tầng sinh môn xong, các vết rạch sẽ cần có thời gian để hồi phục và lành lại. Trong thời gian này, khoảng 70 -80% các bà mẹ sẽ gặp tình trạng chung là đau nhẹ, cảm thấy bứt rứt.

Thường các chị em sẽ mất khoảng 7 đến 14 ngày mới hết cảm giác khó chịu và sau 1 tháng thì sẽ hồi phục hoàn toàn, điều này còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Bên cạnh đó, các mẹ cũng không cần lo lắng vấn đề phải tới bệnh viện cắt chỉ vì đã sử dụng chỉ tự tiêu trong quá trình thực hiện khâu tầng sinh môn.

Vết chỉ khâu tầng sinh môn sau sinh sẽ tiêu sau bao lâu còn tùy thuộc vào quá trình chăm sóc hậu phẫu tại nhà. Nếu chăm sóc đúng chỉ định của bác sĩ và sức khỏe đề kháng của người mẹ tốt thì tử cung sẽ hồi phục rất nhanh chóng và chỉ tầng sinh môn cũng tự tiêu. Bởi thế, bà mẹ cần thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ và tái khám định kỳ đảm bảo sức khỏe bình phục tốt.

Một số lưu ý của bác sĩ đối với những bà mẹ là tuyệt đối không lạm dụng sử dụng các loại thuốc giảm đau bừa bãi khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì như vậy có thể gây ra các tác dụng không mong muốn.

3. Cách chăm sóc vết khâu tầng sinh môn tại nhà:

Vết khâu tầng sinh môn có thể khiến phụ nữ bị đau nhiều. Có một số biện pháp giúp các chị em giảm đau hiệu quả là:

  • Có thể sử dụng nước sạch đun sôi để nguội, pha muối loãng để rửa vệ sinh vùng kín hoặc rửa vùng kín bằng dung dịch rửa phụ khoa chuyên dụng cho phụ nữ sau sinh. Khi vệ sinh, cần rửa nhẹ nhàng, dội nước từ từ. Nên vệ sinh ít nhất 3 lần/ngày, nhất là sau khi tiểu tiện, sau khi vệ sinh nên thấm khô vùng kín bằng khăn mềm.

  • Không nên thụt rửa âm đạo quá sâu khi chưa được sự cho phép từ bác sĩ.

  •  Sử dụng quần lót dùng một lần hoặc quần lót bằng chất liệu cotton thấm hút tốt, rộng rãi thoải mái với eo cao.

  • Nếu bị đau vết khâu tầng sinh môn khi ngồi, sản phụ nên ngồi trên đệm hơi có thể điều chỉnh được sự căng phồng để giúp thoải mái hơn.

  • Vết khâu tầng sinh môn có thể gây ảnh hưởng đến chuyện “chăn gối” trong một vài tháng đầu. Vì thế, nếu gặp phải tình huống này, chị em hãy chia sẻ với chồng, tạm hoãn chuyện "gần gũi" đến khi vết khâu lành hoàn toàn.

  •  Nên ăn nhiều thức ăn nhuận tràng để tránh táo bón, bởi tình trạng táo bón có thể khiến sản phụ rặn mạnh và gây tổn thương đến vết khâu chưa lành.

  •  Cần hạn chế vận động mạnh để tránh gây tổn hại đến vết thương. Tuy nhiên, mẹ sau sinh có thể di chuyển xung quanh nhà một cách nhẹ nhàng để tăng lưu thông máu đến vùng tầng sinh môn, giúp vết thương mau lành hơn.

  • Chườm lạnh có thể giúp giảm đau và giảm sưng viêm, nhưng hãy hỏi bác sĩ về thời gian và cách làm để đảm bảo an toàn thực hiện.

  •  Một trong những cách giúp giảm đau vết khâu tầng sinh môn chính là dùng thuốc giảm đau. Nếu sản phụ bị đau nhiều, có thể yêu cầu bác sĩ kê thêm thuốc giảm đau mà không làm ảnh hưởng đến sữa mẹ.

4. Những biến chứng có thể xảy ra với vết khâu tầng sinh môn:

Với tình trạng bình thường, vết khâu tầng sinh môn sẽ liền hoàn toàn sau 2 - 3 tuần, tức là chỉ khâu cũng đã tự tiêu hết. Và khoảng 1 tháng sẽ ổn định hoàn toàn, các chị em sẽ cảm thấy bình thường như trước kia. Thi thoảng cũng có một số vấn đề có thể xảy ra với vết khâu tầng sinh môn như bị hở, bị rách, bục chỉ vết khâu tầng sinh môn, vết khâu có mủ, bị ngứa hoặc bị cứng...

Và sản phụ có những bất thường sau đây thì nên đi khám bác sĩ ngay:

  • Bị sốt hay ớn lạnh.

  • Bị đau bụng dưới nhiều

  • Có cảm giác nóng rát hay đau nhiều khi đi tiểu

  •  Vết khâu tầng sinh môn đau bất thường, mưng mủ hay có mùi hôi vì đó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn.

  •  Không kiểm soát được trung tiện, thường xuyên mắc đại tiện.

  •  Chảy máu nhiều hơn, hay ra máu cục

Lưu ý: Tuyệt đối không được sử dụng các loại, thuốc hay kem giảm đau theo mách bảo hay kinh nghiệm dân gian vì có thể khiến cho vết thương tại tầng sinh môn bị nhiễm trùng nghiêm trọng hơn, gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Mẹ bầu có thể tham khảo dịch vụ Thai sản trọn gói tại Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn với lộ trình thăm khám khoa học cho bà mẹ mang thai trước - trong - sau sinh với các bác sĩ giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa, đảm bảo việc theo dõi sản phụ có 1 thai kỳ khỏe mạnh và cuộc chuyển dạ an toàn. Để được tư vấn gói dịch vụ Thai sản trọn gói tại bệnh viện và chương trình ưu đãi đặc biệt trong tháng, mẹ bầu vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770 để được tư vấn miễn phí.

>>>> Bài viết tham khảo: 
Mẹ phải làm gì khi vết khâu tầng sinh môn bị lồi 
Mẹ bầu cần biết khi nào thì rạch tầng sinh môn

Chỉ tự tiêu là một phát minh vĩ đại của nhân loại được sử dụng trong các ca phẫu thuật giúp hạn chế đau đớn và hỗ trợ làm lành vết thương nhanh hơn. Vậy nó dùng trong trường hợp nào? Bao lâu thì tiêu hết? Giá bao nhiêu tiền? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới dây.

1. Chỉ tự tiêu là gì? Khác gì chỉ thường?

Chỉ tự tiêu là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong y khoa nhưng một số người chưa hiểu chỉ tự tiêu là gì.

Tên gọi chỉ tự tiêu và chỉ rút [chỉ thường] đã chỉ rõ đặc điểm của mỗi loại. Bạn có thể hiểu đơn giản là chỉ khâu tự tiêu sẽ tiêu biến trong một thời gian ngắn sau khi vết thương đã se lại, còn chỉ thường không thể tự biến mất mà cần phẫu thuật để cắt chỉ.

Chỉ tự tiêu là một dụng cụ hỗ trợ trong y khoa để khâu kín vết thương, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình lành thương và đông máu của bệnh nhân. Sau một thời gian khi vết thương đã ổn định, các enzym trong tổ chức mô của cơ thể sẽ giúp chỉ khâu tự tan “không dấu vết” mà hoàn toàn không đau đớn, không chảy máu.

Sau khi khâu vết thương, nó có thể tự biến mất.

Nhờ được làm từ các thành phần tự nhiên như: protein từ động vật hay polymer tổng hợp nên chỉ tự tiêu an toàn tuyệt đối với cơ thể. Một số nguyên liệu chính được sử dụng để làm chỉ khâu cụ thể như:

Simple catgut: là chất được làm từ dịch nhầy của ruột cừu kết hợp cùng huyết thanh có trong ruột bò. Loại chỉ khâu này có chứa tới 98% collagen có thể hấp thụ  và cấu tạo dạng xoắn hoặc sợi đơn nên có độ bền rất cao. Nó thích hợp để dùng cho các ca tiểu phẫu nha khoa hoặc người suy dinh dưỡng, ung thư bởi quá trình tiêu biến nhanh hơn. Ngoài ra, không phù hợp với người mắc tim mạch và thần kinh bởi có thể để lại sẹo.

Polydioxanone [PDS]: được làm từ chất polimer dẻo giúp các bác sĩ dễ dàng thực hiện khâu vết thương tại mô mềm, đặc biệt là các ca phẫu thuật lớn có thời gian lành thương lâu. Loại chỉ khâu được làm từ chất này cũng không được khuyến khích sử dụng trong phẫu thuật tim mạch và thần kinh.

Poliglecaprone [MONOCRYL]: có nguồn gốc từ glycolic axit và caprolactone với tác dụng khâu các vết thương mềm, nhất là các vết mổ ngoài da, giúp hạn chế đau đớn và nhiễm trùng cho bệnh nhân.

Polyglactin [Vicryl]: Đây là loại chỉ có cấu tạo chính từ 3 chất: glycotic, axit lactic và axit copolymer, sau đó bao quanh bởi lớp polyglactin 370 và calcium stearate, có vai trò đóng kín các vết thương trên mặt, cánh tay,  hạn chế kích ứng các mô mềm và giữ lành vết thương.

Nhờ sự tiện lợi và an toàn với cơ thể mà ngày nay chỉ tự tiêu đã gần thay thế hoàn toàn chỉ rút thông thường, hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ phẫu thuật và quá trình lành thương của bệnh nhân.

2. Chỉ tự tiêu có màu gì?

Chỉ tự tiêu thường có màu tím, màu xanh dương, màu đen hoặc sọc kẻ để dễ dàng phân biệt với các mô mềm xung quanh, giúp cho việc khâu vết thương dễ dàng, tránh tình trạng cắt nhầm chỉ hoặc không buộc được chỉ khâu.

Hầu hết các loại chỉ khâu này sẽ được nhuộm thêm một màu tối để đồng đều màu chỉ, ít có trường hợp để màu chỉ khâu tự nhiên. Chúng ta thường gặp nhất đó là chỉ khâu Polyglactin có màu tím.

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bác sĩ sẽ sử dụng chỉ khâu tự tiêu màu trong hoặc màu trắng [chỉ Poliglecaprone và Polyglactin] giúp đạt được thẩm mỹ tốt nhất nếu là vết thương ngoài da.

Chỉ tự tiêu có nhiều màu để dễ phân biệt.

3. Chỉ tự tiêu được sử dụng trong những trường hợp nào?

Chỉ tự tiêu có vai trò làm giảm số lần tái khám để cắt chỉ, đồng thời hạn chế sẹo và nhiễm trùng. Tuy nhiên, tùy vào độ sâu, vị trí, kích thước của vết thương mà bác sĩ sẽ lựa chọn những loại chỉ khâu khác nhau. Với các vết thương ngoài da, chỉ rút được sử dụng nhiều hơn bởi độ chắc chắn khi phải tiếp xúc với các ngoại lực.

Còn chỉ tự phân hủy thích hợp để khâu các vết thương trong mô mềm, ít cần vận động hơn. Một số trường hợp bác sĩ sẽ sử dụng loại chỉ này như:

– Vết thương trên mặt, nơi da lành nhanh chóng, giúp hạn chế để lại sẹo.

– Đóng vết rách lưỡi hoặc niêm mạc miệng [ví dụ nhổ răng khôn].

– Phẫu thuật ghép da.

– Phẫu thuật rách cơ bắp và một số mô liên kết.

– Khâu cắt âm đạo và tầng sinh môn.

– Cắt bao quy đầu.

– Phẫu thuật tại ổ bụng.

4. Chỉ tự tiêu như thế nào? Bao lâu thì hết?

Chỉ tự tiêu nha khoa trải qua quá trình phá vỡ khác nhau như: thủy phân [với axit polyglycolic] và phân hủy enzym, phân giải protein. Quá trình tự tiêu hủy chỉ khâu kéo dài trong khoảng 8 – 10 tuần là hết. Nó sẽ giữ các mô cơ thể liên kết với nhau đủ lâu để chữa lành vết thương, sau đó sẽ tự tan ra mà không để lại vật lạ trên mô tế bào.

Tùy thuộc vào cơ địa, vết thương và chất liệu sẽ quyết định chỉ tự tiêu trong bao lâu. Dưới đây là thời gian trung bình để tiêu biến chỉ khâu với từng chất liệu cụ thể:

– Chỉ phẫu thuật polyglactin: thời gian 90 ngày.

– Chỉ polydioxanone: thời gian 90 ngày.

– Chỉ polyglecaprone: thời gian 20 ngày.

– Chỉ simple catgut: thời gian  70 ngày.

Chỉ tự tiêu có chu kỳ bán rã từ 7-14 ngày, giữ lại khoảng 20-30%, phân hủy mạnh trong trong hai tuần tiếp theo và được hấp thu hoàn toàn vào khoảng 100 ngày.

Khi mới dùng chỉ khâu tự tiêu, bạn có thể xảy ra một số dấu hiệu phản ứng nhưng đó chỉ là nhất thời, sau quá trình tái hấp thu thì chỉ còn các mô liên kết bình thường.

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

5. Vậy chỉ tự tiêu không tiêu hết phải làm sao? Cắt đi được không?

Về lý thuyết, chỉ tự phân hủy không cần cắt. Tuy nhiên, có một số trường hợp nó bị cơ thể từ chối hấp thụ, có thể gây ra viêm nhiễm hoặc không.

Bạn không cần quá lo lắng chỉ tự tiêu có cắt được không bởi nó không nguy hiểm với cơ thể. Hơn nữa, chỉ khâu tự tiêu vẫn có thể cắt được giống chỉ khâu bình thường. Trong quá trình khâu, bác sĩ sẽ nới lỏng vết khâu hơn một chút, sau khi hết sưng nề, các mô mềm sẽ co lại và lộ các mũi chỉ khâu để bác sĩ cắt chỉ một cách dễ dàng.

Nếu sau 100 ngày mà chỉ vẫn không tiêu hết, bạn nên đến các trung tâm y tế để được cắt chỉ đúng cách.

6. Chỉ tự tiêu có dễ bị đứt không?

Chỉ khâu tự tiêu làm hoàn toàn bằng các nguyên liệu tự nhiên có đồ dai và dẻo cao nên nếu ở trong điều kiện bình thường thì không dễ dàng đứt được. Tuy nhiên, nếu so sánh chỉ tự tiêu và chỉ thường thì chỉ khâu tự tiêu không thể chắc chắn bằng. Với những tác động ngoại lực mạnh thì hoàn toàn có thể đứt được, đây là lý do vì sao nó ít dụng với các vết thương ngoài da.

Vào thời gian bán rã hoặc phân hủy mạnh thì chỉ tự tiêu càng dễ đứt. Vì vậy, bạn nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế đứt chỉ và mau lành vết thương hơn.

7. Chỉ tự tiêu giá bao nhiêu tiền? Mua ở đâu?

Chỉ tự tiêu bao nhiêu tiền sẽ tùy từng loại chỉ và hãng sản xuất. Trên thị trường bạn có thể dễ dàng mua sản phẩm với giá 130.000 đồng/ 1 hộp 12 sợi trên các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,… hoặc các công ty chuyên cung cấp các sản phẩm thiết bị y tế tại Việt Nam.

Tuy nhiên, bạn nên mua chỉ khâu tự tiêu tại các trung tâm nha khoa uy tín để đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng tốt và giá cả phải chăng. Đặc biệt tại nha khoa Paris, nếu như tiến hành các phẫu thuật như nhổ răng khôn, cấy ghép Implant, phẫu thuật hàm hô móm, chữa cười hở lợi,… bạn được MIỄN PHÍ hoàn toàn chi phí chỉ tự tiêu.

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

8. Cách chăm sóc vết khâu bằng chỉ tự tiêu

Chỉ khâu tự tiêu có thể tự biến mất mà không cần tác động gì. Tuy nhiên, để giúp vết thương mau lành và hạn chế nhiễm trùng, đau nhức trong quá trình khâu vết thương, bạn cần lưu ý một số điều sau:

– Mặc quần áo kín để che vết chỉ khâu, tránh để tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

– Không tạo áp lực lên vết thương. Điều này có thể khiến vết thương hở và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

– Chăm sóc vết thương theo chỉ dẫn của bác sĩ [Với vết thương ngoài da cần rửa cẩn thận vết thương bằng xà phòng và nước. Nhẹ nhàng làm khô khu vực và đeo băng mới. Thay băng của bạn khi chúng bị ướt hoặc bẩn].

– Giữ cho khu vực vết thương khô ráo theo hướng dẫn. Không nên tắm hoặc bơi trong 12 – 24 giờ sau khi khâu. Tắm vòi hoa sen thay vì tắm bằng bồn.

– Nếu phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng như sưng đỏ, có mủ, sốt, máu thấm nhiều qua bông băng thì cần nhanh chóng đến trung tâm y tế uy tín để được khử trùng và khâu lại vết thương.

Chăm sóc vết thương đúng cách theo chỉ định của bác sĩ.

Nha khoa Paris là trung tâm nha khoa uy tín hàng đầu tại Việt Nam, không chỉ có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm mà các trang thiết bị, công nghệ đều được chuyển giao trực tiếp từ châu Âu, giúp quá trình điều trị và thẩm mỹ nha khoa an toàn, chính xác và đạt hiệu quả cao.

Video liên quan

Chủ Đề