Chiều dài đường biên giới trên đất liền việt nam – trung quốc là bao nhiêu?

Lễ ký biên bản đàm phán vòng I cấp Chủ tịch Ủy ban Liên hợp phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam-Trung Quốc, tháng 12/2001

Lần đầu tiên trong lịch sử, hai nước xác định được một đường biên giới rõ ràng trên đất liền với một hệ thống mốc giới hiện đại, đặt nền tảng vững chắc cho việc xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định lâu dài, hợp tác và phát triển giữa hai nước, mở ra một trang mới trong lịch sử quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.

Đàm phán là sự kế thừa các thành quả đã đạt được và các công việc dang dở của Công ước Pháp – Thanh 1887 và 1895. Đàm phán kéo dài 36 năm [từ 1974-2010].

Tạo cơ sở quản lý biên giới hiệu quả

Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam đàm phán quyết định toàn bộ đường biên giới quốc gia của mình với một nước khác với tư cách một quốc gia độc lập, có chủ quyền.

Cùng với việc ký Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định Hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ ngày 25/12/2000, hai trong ba vấn đề lớn do lịch sử để lại trong quan hệ Việt Nam -Trung Quốc đã được giải quyết dứt điểm.

 Đường biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc có tổng số chiều dài 1449,566 km, trong đó đường biên giới trên đất liền là 1065,652 km, đường biên giới nước là 383,914 km.

Điều này chứng tỏ Việt Nam - Trung Quốc hoàn toàn có đủ khả năng để giải quyết mọi bất đồng bằng biện pháp hòa bình; thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị và toàn diện giữa hai nước.

Việc hoàn thành hoạch định và phân giới cắm mốc, xác định rõ ràng một đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc tạo cơ sở để các ngành chức năng tiến hành quản lý biên giới một cách hiệu quả, nhân dân sống ở khu vực biên giới giữa hai nước sẽ dễ dàng nhận biết được đường biên giới, cùng nhau bảo vệ đường biên mốc giới, ngăn ngừa hiện tượng xâm canh, xâm cư do thiếu hiểu biết về đường biên giới; mở ra cơ hội mới cho công cuộc phát triển của mỗi nước, đặc biệt là tạo điều kiện cho các địa phương biên giới hai bên mở rộng hợp tác, phát triển kinh tế, tăng cường giao lưu hữu nghị.

Động lực mới thúc đẩy quan hệ

Việc hoàn thành hoạch định và phân giới cắm mốc, đưa Hiệp ước về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc vào cuộc sống theo đúng Thỏa thuận giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước là biểu hiện sinh động của mối quan hệ "đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện", góp phần gia tăng sự tin cậy, tạo động lực mới thúc đẩy quan hệ hai bên phát triển mạnh mẽ hơn, vững chắc hơn.

Khánh thành cột mốc 1116 tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Lạng Sơn, ngày 23/2/2009

Việc hoàn thành giải quyết đường biên giới đất liền thể hiện rõ quyết tâm của hai Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam và Trung Quốc trong việc giải quyết bằng thương lượng hoà bình tất cả các vấn đề biên giới lãnh thổ còn tồn đọng trong quan hệ hai nước.

Kết quả này là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước, nhờ ý chí phấn đấu và sự nỗ lực to lớn, quyết tâm vượt mọi khó khăn gian khổ, đoàn kết quân dân, từ Trung ương đến địa phương, nhờ sự phối hợp hiệu quả của các Bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp, lực lượng biên phòng, phân giới cắm mốc và sự ủng hộ tích cực của đồng bào các dân tộc tại các khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

Trên bình diện quốc tế và khu vực, việc xác lập biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc là sự đóng góp thiết thực đối với hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực, góp phần khẳng định các nguyên tắc chung của luật pháp quốc tế: giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ bằng thương lượng hoà bình; không sử dụng vũ lực, hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong giải quyết tranh chấp quốc tế.

Lãnh thổ Việt Nam bao gồm phần diện tích đất liền là 330.000 km2, khu vực biển rộng với thềm lục địa rộng lớn, và chuỗi quần đảo kéo dài từ Vịnh Bắc Bộ đến Vịnh Thái Lan.

Trên bản đồ, lãnh thổ Việt Nam có hình chữ S kéo dài. Lãnh thổ Việt Nam có chiều dài xấp xỉ 1750 km, kéo dài từ điểm cực Bắc đến điểm cực Nam, và chiều rộng từ 50 km đến 600 km. Tổng chiều dài đường biên giới nội địa là 4230 km, bao gồm biên giới chung với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ở phía Bắc, chung với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ở phía Tây, và chung với Vương quốc Campuchia ở phía Tây và Tây Nam.

Việt Nam còn là một quốc gia biển với diện tích vùng biển [chưa tính vùng biển hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa] hơn gấp đôi lãnh thổ đất liền. Vùng biển Việt Nam được xác định bởi Tuyên bố xác lập đường cơ sở năm 1982, Luật biển Việt Nam năm 2012, hồ sơ ranh giới ngoài thềm lục địa chung với Malaysia và hồ sơ ranh giới ngoài thềm lục địa phía Bắc năm 2009 phù hợp với các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển [UNCLOS] 1982 và các thỏa thuận phân định biển. Diện tích biển của Việt Nam nằm ở phía Đông, phía Nam và biên giới phía Tây Nam với vùng lãnh hải Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philipines và Thái Lan. Việt Nam sở hữu một thềm lục địa rộng lớn, rất nhiều đảo và quần đảo ven biển và ngoài khơi. Các đảo và quần đảo chính là đảo Phú Quốc [cách bờ biển Hà Tiên 70 km], quần đảo Hoàng Sa [cách bờ biển Đà Nẵng 300 km], quần đảo Trường Sa [cách bờ biển Cam Ranh 500 km] và quần đảo Thổ Chu [cách bờ biển Rạch Giá 200 km].

Việt Nam có địa hình khá đa dạng, có cả đồng bằng, cao nguyên và vùng núi. Các vùng núi và rừng với hơn 7000 loài thực vật chiếm 3/4 diện tích Việt Nam và có thể được chia thành 4 vùng chính: vùng núi phía Đông Bắc hay Việt Bắc, khu vực Tây Bắc; khu vực Bắc Trường Sơn và Cao nguyên Trung bộ. Các vùng đồng bằng rộng lớn và màu mỡ nhất là Đồng bằng sông Mêkông ở phía Nam và Đồng bằng sông Hồng ở phía Bắc.

Ngoài ra, lãnh thổ Việt Nam còn có vùng trời rộng lớn. Vùng trời quốc gia Việt Nam là khoảng không gian bên trên đất liền và lãnh hải 12 hải lý tính từ đường cơ sở xác định năm 1982. Ngoài ra Việt Nam còn tham gia quản lý các vùng thông báo bay FIR Hà Nội, FIR Thành phố Hồ Chí Minh theo quy định của Tổ chức Hàng không Dân dụng quốc tế [ICAO] với diện tích rộng 1,2 triệu km2. Có 25 tuyến bay nội địa và 34 tuyến bay quốc tế nằm trong hai FIR này. Đây là hai vùng FIR có các đường bay với mật độ bay khá cao, chiếm vị trí quan trọng đối với hoạt động bay trên khu vực Biển Đông và châu Á - Thái Bình Dương.

Thủ đô Việt Nam là Hà Nội, nằm ở phía Bắc của đất nước. Các thành phố chính bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh ở phía Nam, Hải Phòng ở bờ biển Đông Bắc, Đà Nẵng, Huế và Nha Trang trên bờ biển phía Đông.

 

2. Biên giới là gì? Đường biên giới chung là gì?

Biên giới quốc gia là một bộ phận quan trọng của lãnh thổ quốc gia. Trong đó bao gồm biên giới quốc gia trên vùng đất liền, vùng biển, lòng đất và vùng trời. Trong các bộ phận biên giới quốc gia, biên giới quốc gia trên đất liền xuất hiện sớm nhất và cũng có lịch sử phức tạp nhất. Phụ thuộc vào vị trí địa lí của các bộ phận lãnh thổ quốc gia, biên giới quốc gia có thể được xác định thông qua việc kí kết các điều ước quốc tế hoặc do pháp luật quốc gia đó quy định. Ở những nơi mà các vùng biển của quốc gia hoàn toàn độc lập, biên giới trên biển sẽ do chính quốc gia đó xác định trong văn bản pháp luật quốc gia phù hợp với Công ước luật biển 1982, nhưng khi các vùng biển đó có sự chồng lấn hoặc đan xen với các vùng biển của quốc gia khác thì việc xác định biên giới biển sẽ do các bên thỏa thuận thông qua việc kí kết các điều ước quốc tế. Cụ thể, đối với nước ta, Điều 1 Luật biên giới quốc gia năm 2003 của Việt Nam quy định:

"Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Theo quy định trên, biên giới quốc gia là ranh giới phân định lãnh thổ của quốc gia này với lãnh thổ của quốc gia khác hoặc với các vùng mà quốc gia có quyền chủ quyền trên biển.

Ranh giới này hoặc là đường ranh giới được ghi nhận trên bản đồ và được đánh dấu trên thực địa hoặc là mặt thẳng đứng đi qua đường ranh giới nói trên xác định giới hạn bên ngoài của lãnh thổ quốc gia. Đây chính là giói hạn không gian của quyền lực tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ.

Biên giới quốc gia gồm:

- Biên giới trên bộ: Là đường biên giới được xác định trên đất liền, trên đảo, trên sông, hồ, kênh, biển nội địa... Biên giới trên bộ phổ biến được quy định trong các điều ước quốc tế giữa các nước hữu quan [trừ một số trường hợp ngoại lệ] và một số điều ước quốc tế đặc biệt hoặc các quyết định của các cơ quan tài phán quốc tế khi các bên hữu quan đồng ý.

- Biên giới trên biển: Là đường vạch ra để phân định vùng lãnh hải cùa quốc gia với vùng biển tiếp liền mà quốc gia ven bờ có quyền chủ quyền hoặc với nội thủy, lãnh hải của quốc gia khác có bờ biển đối diện hay kề bên bờ biển của quốc gia này.

- Biên giới trên không và biên giới lòng đất: Được luật quốc tế thừa nhận chung dưới dạng tập quán quốc tế trên cơ sở của đường biên giới trên bộ, trên biển. Tuân thủ những biên giói này là nghĩa vụ bắt buộc của tất cả các quốc gia.

Đường biên giới chung có thể được hiểu là đường biên giới nơi tiếp giáp giữa hai quốc gia liền kề nhau. Việt Nam ta hiện nay có đường biên giới chung với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia.

 

3. Đường biên giới chung dài nhất của Việt Nam trên đất liền

Như đã đề cập ở trên, tổng chiều dài đường biên giới nội địa của Việt Nam là 4230 km, trong đó bao gồm hơn 1400 km biên giới chung với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ở phía Bắc, gần 2100 km chung với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ở phía Tây, và hơn 1100 km chung với Vương quốc Campuchia ở phía Tây và Tây Nam.

Như vậy, đường biên giới chung dài nhất của Việt Nam trên đất liền là đường biên giới chung với Lào, chiều dài gần 2100 km.

Biên giới Việt - Lào dài gần 2100 km được xác định bởi Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ký ngày 18/7/1977, Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia ký ngày 24/1/1986 và Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc giới giữa Việt Nam và Lào ký ngày 16/3/2016 và các văn bản liên quan khác.

Biên giới Việt - Lào đi qua 10 tỉnh biên giới của Việt Nam là Điện Biên, Sơn La, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và Kon Tum; đồng thời đi qua 10 tỉnh biên giới của Lào là Phongsaly, Luang Prabang, Houaphanh, Xiangkhoang, Bolikhamsai, Khammouan, Savannakhet, Salavan, Sekong và Attapeu. Điểm khởi đầu của đường biên giới ở vị trí ngã ba biên giới Việt Nam-Lào-Trung Quốc và kết thúc ở vị trí ngã ba biên giới Việt Nam - Lào-Campuchia.

Vậy, trên đất liền, nước ta có đường biên giới chung dài nhất với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, với đường biên giới dài gần 2100km.

Luật Minh Khuê vừa chia sẻ tới bạn đọc bài viết Trên đất liền, nước ta có đường biên giới chung dài nhất với quốc gia nào? Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích. Luật Minh Khuê xin trân trọng cảm ơn!

Chủ Đề