Cho biết thành phần hóa học của oxit

Các chất hóa học FeO, CuO, [CO_{2}], [SO_{2}] đều được gọi chung là oxit. Vậy oxit là gì? Tính chất hóa học của oxit như nào? Cách gọi tên chúng ra sao? Hãy cùng DINHNGHIA.COM.VN tìm hiểu chi tiết qua bài viết “tính chất hóa học của oxit” dưới đây nhé!

Nội dung bài viết

  • Tính chất hóa học của oxit là gì?
  • Cách gọi tên oxit
  • Cách phân loại oxit
  • Tính chất hóa học của oxit axit
    • Tác dụng với nước
    • Tác dụng với bazo
    • Tác dụng với oxit bazo
  • Tính chất hóa học của oxit bazo
    • Tác dụng với nước tạo bazo tương ứng
    • Tác dụng với axit
  • Oxit lưỡng tính là gì?
  • Oxit trung tính là gì?

Tính chất hóa học của oxit là gì?

Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.

Thí dụ về oxit: FeO, CO, [P_{2}O_{5}], CuO,…

Cách gọi tên oxit

Tên oxit = tên nguyên tố + “oxit”

Thí dụ: [Na_{2}O] đọc là natri oxit

[Al_{2}O_{3}] đọc là nhôm oxit

Nếu là oxit của kim loại có nhiều hóa trị thì tên oxit = tên kim loại [kèm theo hóa trị] + “oxit”

Thí dụ: FeO: Sắt [II] oxit

[Fe_{2}O_{3}] : Sắt [III] oxit

Nếu oxit của phi kim nhiều hóa trị thì tên oxit = tên phi kim [có tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim nếu lớn hơn 1] + “oxit” [có kèm tiền tố chỉ số nguyên tử oxi]

Các tiền tố [hay tiếp đầu ngữ] chỉ số nguyên tử cụ thể:

  • Mono nghĩa là 1
  • Đi là 2
  • Tri là 3
  • Tetra là 4
  • Penta là 5,…

Thí dụ :

  • CO : cacbon monooxit
  • [CO_{2}] : cacbon đioxit
  • [SO_{2}] : lưu huỳnh đioxit
  • [SO_{3}]: lưu huỳnh trioxit
  • [P_{2}O_{5}]: điphotpho pentaoxit

Cách phân loại oxit

Dựa vào các phản ứng hóa học của chúng với axit, bazo, muối,.. mà người ta chia oxit làm 4 loại: là oxit axit, oxit bazo, oxit lưỡng tính và oxit trung tính.

Cách phân loại oxit

Tính chất hóa học của oxit axit

Oxit axit thường là oxit của phi kim và oxi, tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

Tác dụng với nước

Oxit axit tác dụng với nước tạo dung dịch axit

[NO_{2} + H_{2}O rightarrow HNO_{3}]

Tương tự với [P_{2}O_{5}], NO, [SO_{2}], [SO_{3}] ,… cũng cho các axit tương ứng khi tác dụng với nước.

Tác dụng với bazo

[CO_{2} + Ca[OH]_{2} rightarrow CaCO_{3} + H_{2}O]

[SO_{2} + Ba[OH]_{2} rightarrow BaSO_{3} + H_{2}O]

Vậy oxit axit tác dụng với dung dịch bazo tạo muối và nước.

Tác dụng với oxit bazo

[BaO + CO_{2} rightarrow BaCO_{3}]

Oxit axit tác dụng được với một số oxit bazo tạo thành muối.

Tính chất hóa học của oxit axit

Tính chất hóa học của oxit bazo

Oxit bazo thường là oxit của kim loại, là những oxit tác dụng với dung dịch bazo tạo thành muối và nước.

Tác dụng với nước tạo bazo tương ứng

[BaO + H_{2}O rightarrow Ba[OH]_{2}]

[Na_{2}O + H_{2}O rightarrow 2NaOH]

Tác dụng với axit

Oxit bazo tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

[CuO + HCl rightarrow CuCl_{2} + H_{2}O]

Thí nghiệm với các oxit bazo như BaO, FeO… khác cũng xảy ra tương tự.

Tính chất hóa học của oxit bazo

Oxit lưỡng tính là gì?

Đây là một khái niệm mới khi học về tính chất của oxit ở lớp 9 so với lớp 8.

Oxit lưỡng tính là những oxit tác dụng với dung dịch bazo và tác dụng với dung dịch axit tạp thành muối và nước.

[Al_{2}O_{3} + 3H_{2}SO_{4} rightarrow Al_{2}[SO_{4}]_{3} + 3H_{2}O]

[Al_{2}O_{3} + 3H_{2}O + 2NaOH rightleftharpoons 2NaAl[OH]_{4}]

Các oxit lưỡng tính chẳng hạn như ZnO, Al2O3, Cr2O3,…

Oxit trung tính là gì?

Oxit trung tính còn được gọi là oxit không tạo muối là những oxit không tác dụng với axit, bazo và nước. Ví dụ: CO, NO… Đây cũng là nội dung oxit mới ở lớp 9.

Hy vọng qua bài viết trên bạn đã biết được oxit là gì? Gồm những loại nào? Tính chất hóa học của từng loại oxit? Ngoài ra, trong những bài viết sau, chúng mình sẽ lần lượt nói đến tính chất hóa học của axit, tính chất hóa học của bazo và muối. Bạn hãy đón xem nhé. Nếu còn câu hỏi gì thắc mắc nào về bài viết “tính chất hóa học của oxit” bạn nhớ để lại bên dưới để chúng mình cùng thảo luận nhé!

Nội dung bài viết này sẽ giúp các em biết oxit là gì? có mấy loại oxit? Công thức hóa học của oxit gồm những nguyên tố nào? cách gọi tên các oxit như thế nào?

I. Định nghĩa oxit

- Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.

* Ví dụ: Oxit sắt từ Fe3O4, lưu huỳnh đioxit SO2,...

II. Công thức của oxit

- Công thức tổng quát của oxit là MxOy

Trong đó: gồm có kí hiệu hóa học của oxi O kèm theo chỉ số y và kí hiệu hóa học của nguyên tố M [có hoá trị n] kèm theo chỉ số x.

Theo quy tắc về hoá trị, ta có: II.y = n.x

III. Phân loại oxit

Có thể chia oxit thành 2 loại chính: Oxit axit và oxit bazơ.

1. Oxit axit

- Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.

* Ví dụ: CO2, SO2, SO3, P2O5, N2O5,...

+ CO2 tương ứng với axit cacbonic H2CO3

+ SO3 tương ứng với axit sunfuric H2SO4

+ P2O5 tương ứng với axit photphoric H3PO4

2. Oxit bazơ

- Là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ.

* Ví dụ: K2O, CaO, ZnO, FeO,...

+ K2O tương ứng với bazơ kali hiđroxit KOH.

+ CaO tương ứng với bazơ canxi hiđroxit Cu[OH]2.

+ ZnO tương ứng với bazơ kẽm hiđroxit Zn[OH]2.

IV. Cách gọi tên oxit

• Tên oxit bazơ = Tên kim loại [kèm theo hoá trị nếu kim loại có nhiều hóa trị]+ oxit

* Ví dụ: FeO : Sắt [II] oxit.

   Fe2O3 : Sắt [III] oxit.

   CuO : Đồng [II] oxit.

   MgO : Magie oxit.

• Tên oxit axit = Tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim + tên phi kim + tiền tố chỉ số nguyên tử oxi + oxit

Tiền tố:

– Mono: nghĩa là 1.

– Đi: nghĩa là 2.

– Tri: nghĩa là 3.

– Tetra: nghĩa là 4.

– Penta: nghĩa là 5.

* Ví dụ:

 SO2 : Lưu huỳnh đioxit.

 CO2 : Cacbon đioxit.

 SO3 : Lưu huỳnh trioxit.

 P2O3: Điphotpho trioxit

 P2O5 : Điphotpho pentaoxit.

* Phương pháp giải bài tập xác định công thức oxit:

+ Bước 1: Gọi công thức của oxit có dạng R2On

+ Bước 2: Dựa vào khối lượng mol phân tử hoặc phần trăm khối lượng ⇒ xác định mối liên hệ giữa R và n

+ Bước 3: Lập bảng xác định R dựa vào n, cho n từ 1, 2, 3, 4,... Nếu đầu bài đã cho biết R hoặc n thì không cần lập bảng.

Chủ Đề