Chó đẻ 4 con thì bao nhiêu ngày mở mắt

Từ lâu chó Poodle đã được biết đến là một trong những giống chó đẹp, nhanh nhẹn và biết vâng lời. Bộ lông dày cùng đôi mắt long lanh lúc nào cũng ưng ửng nước khiến chủ nuôi chẳng thể kìm lòng mà muốn ôm ấp, cưng nựng mãi thôi. Nhiều người muốn “sắm” ngay một bé về nuôi nhưng ngại khâu chăm sóc vì chưa có nhiều kinh nghiệm, đặc biệt là chó Poodle con vừa mới chào đời. Đừng lo lắng quá bạn nhé vì Pet Choy sẽ mách bạn 5 lưu ý chăm sóc chó Poodle con mới đẻ chuẩn nhất tại bài viết dưới đây, đón đọc cùng chúng mình nhé:

1. Lưu ý thứ nhất: Giữ môi trường sống của chó Poodle sạch sẽ

Trong vài tuần đầu tiên sau khi sinh, chó Poodle con thường được ủ ấm trong chuồng hoặc lồng sắt chuẩn bị riêng, đây cũng được xem là giai đoạn “ở cữ” của chó mẹ. Do đó, không gian phải đủ chỗ để chó mẹ có thể nằm và duỗi ra thoải mái mà không đè lên chó con, đồng thời chó con cũng cảm thấy nơi ở đủ an toàn, ấm áp để tự do phát triển. Chủ nuôi nên tranh thủ dọn dẹp ổ đẻ, quét dọn vệ sinh và thay khăn lót ổ mỗi khi chó mẹ ra ngoài để đảm bảo môi trường khô thoáng, hạn chế ẩm mốc, ảnh hưởng đến những chú chó con non nớt.

Giữ môi trường sống của chó Poodle sạch sẽ

Ngoài ra, bạn không nên lót quá nhiều lớp vải để tránh tình trạng chó con mới đẻ gặp khó khăn trong việc xác định phương hướng và không tìm được đầu ti của chó mẹ để bú. Khoảng cuối tuần thứ hai hoặc đầu tuần thứ ba, chó Poodle con sẽ mở mắt và hoạt bát hơn trước, chờ đến lúc chó con chập chững bước đi thì chủ nuôi hãy chuyển chúng sang một chiếc lồng lớn để “cún yêu” có không gian riêng tư và thoải mái chơi đùa nhé.

2. Lưu ý thứ hai: Đảm bảo chó Poodle con được ấm áp

American Kennel Club - Câu lạc bộ Chó kiểng Hoa Kỳ đã từng đề cập: “Chó Poodle con mới sinh không thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và cần được bảo vệ khỏi gió lùa hoặc thời tiết lạnh”. Mặc dù chó con sẽ quấn lấy mẹ để nhận được hơi ấm, nhưng tốt nhất bạn vẫn nên sử dụng thêm đèn sưởi trong tháng đầu tiên sau khi chúng ra đời. Theo đó, đèn phải được đặt đủ cao phía trên lồng sắt/chuồng để tránh nguy cơ sốc nhiệt, đau rát da cho cả chó mẹ lẫn chó con. Bạn cũng lưu ý chừa khoảng trống hoặc một góc mát trong chuồng để chó con có thể bò đến đó nếu như đèn sưởi quá ấm và chúng cảm thấy quá tải nhiệt độ. Trong năm ngày đầu tiên, nhiệt độ bên trong chuồng/lồng sắt cần được duy trì khoảng khoảng 29-32 độ C. Từ ngày thứ năm đến ngày thứ mười, chủ nuôi điều chỉnh nhiệt độ quay trở lại 26 độ C, và sau đó tiếp tục giảm nhiệt từng chút một cho đến khi nhiệt độ đạt 23 độ vào cuối tuần thứ tư.

3. Lưu ý thứ ba: Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho Poodle con

Trong vài tuần đầu tiên, chó con dựa vào sữa mẹ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng. Để đảm bảo cả chó mẹ và chó con đều nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng trong suốt giai đoạn này bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để xây dựng chế độ dinh dưỡng chuẩn nhất. Đặc biệt, bạn cần theo dõi cân nặng của chó con trong thời gian này. Theo The Nest, nếu bạn thấy chó Poodle bú quá ít thì bạn nên dành thời gian theo dõi chúng khi đến giờ cho bú. Chó con thường xuyên phát ra âm thanh rên ư ử khi đang đói hoặc cần được quan tâm nhiều hơn trong quá trình cho ti sữa đó ạ.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho Poodle con

Đến khi được 4 hoặc 5 tuần tuổi chó con sẽ bắt đầu mọc răng và đây cũng là thời điểm thích hợp để chúng cai sữa do quá trình sản xuất sữa của chó mẹ đã chậm lại và chuẩn bị ngừng hẳn. Theo đó, bạn nên cho chó con làm quen với thức ăn có kết cấu mềm hoặc xay nhuyễn ra để tránh tình trạng hóc nghẹn. Chờ đến khi chúng được 1 tháng tuổi thì có thể bổ sung những loại thức ăn ướt khác, trong đó có pate tươi. Để bạn không quá lăn tăn trong khâu lựa chọn, cân đo hàm lượng dinh dưỡng, Pet Choy xin gợi ý cho bạn dòng PROTECTOR dành riêng cho cún dưới 12 tháng tuổi, bao gồm thực đơn phong phú như Bò Bé Bỏng, Gà Bé Bỏng, Heo Bé Bỏng.

4. Lưu ý thứ tư: Thăm khám sức khỏe cho chó Poodle con mới đẻ

Chó Poodle con mới sinh nên rất dễ bị bệnh và nhiễm trùng, vì vậy bạn cần phải theo dõi chặt chẽ, kiểm tra thường xuyên để theo dõi các dấu hiệu sức khỏe. Nếu phát hiện chó con có những dấu hiệu bất thường như nôn mửa, tiêu chảy hoặc không chịu ăn thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ thú y nhé.

Bên cạnh đó trang The Spruce Pets cũng khẳng định chó con cũng dễ bị bọ chét và các loại ký sinh trùng khác tấn công. Mặc dù quá trình chăm sóc chuyên biệt sẽ giúp hình thành kháng thể tốt, bảo vệ chúng khỏi bệnh tật trong những tuần đầu, nhưng các kháng thể này sẽ mất dần trong khoảng từ sáu đến tám tuần, đó là thời điểm chó Poodle cần được tiêm chủng đợt đầu tiên. Đồng thời, bạn và các thành viên trong gia đình nhớ vệ sinh tay chân thật kỹ lưỡng trước khi tiếp xúc với chó để giảm nguy cơ vi khuẩn từ tay bạn lây lan sang thú cưng khiến chúng bị ốm nhé.

5. Lưu ý thứ năm: Giúp chó con “xã hội hóa”

Đến tuần thứ tư, chó Poodle con đã sẵn sàng để bắt đầu hòa nhập với con người và những chú chó khác. Giai đoạn từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 12 là thời điểm quan trọng để chó con tìm hiểu về thế giới mà chúng đang sinh sống, tạo bước đệm để ngăn ngừa tình trạng khủng hoảng, trầm cảm và tăng dần khả năng thích nghi. Những chú chó với đặc tính “xã hội hóa” kém thường có xu hướng lo lắng, bồn chồn và có những vấn đề về hành vi như cáu bẳn, ngại tiếp xúc với con người. Chủ nuôi nên dành sự quan tâm đặc biệt đến thú cưng, có những hành động âu yếm, cưng nựng, cho phép chúng khám phá thế giới và thỏa thích chơi đùa.

Lưu ý thứ năm: Giúp chó con “xã hội hóa”

Chăm sóc chó con sơ sinh đòi hỏi bạn phải để tâm, thực hiện nhiều công việc khác nhau nhưng những tuần đầu tiên này trôi qua rất nhanh. Sau đó, chó Poodle sẽ lớn khôn và hiểu chuyện hơn, chúng sẽ dành cho bạn những cái dụi đầu, liếm láp ân cần vì bạn đã chăm sóc chúng vô cùng chu đáo. Giờ thì hãy tận hưởng những khoảnh khắc tươi đẹp này nhé!

Chủ Đề