Chống thấm nhà vệ sinh như thế nào năm 2024

Chống thấm nhà vệ sinh là một một quy trình quan trọng, không thể bỏ quên trong quá trình xây dựng nhà vệ sinh. Tuy nhiên, vì đây là một việc quan trọng nên các bạn cần phải thực hiện theo đúng quy trình chuẩn mực nhất có thể, tránh gây ra tình trạng tiền mất, tật mang.

Tại sao cần chống thấm nhà vệ sinh

Một ngôi nhà đạt tiêu chuẩn chất lượng không chỉ được đánh giá về mặt thẩm mỹ mà còn phải được đánh giá về độ bền bỉ với thời gian. Một ngôi nhà giản dị đơn sơ nhưng sử dụng cả chục năm vẫn tốt đương nhiên sẽ được đánh giá cao hơn nhiều so với một căn biệt thự mới một vài năm mà phải sửa đi sửa lại linh tinh, nào là dột mái, nào là nứt tường, nào là thấm nước,... Rất nhiều ngôi nhà, đặc biệt là những ngôi nhà được xây dựng tại vị trí ẩm thấp, khí hậu nóng đặc trưng gió mùa, sau một thời gian không được săn sóc kỹ lưỡng sẽ có một số triệu chứng xuống cấp như trần nhà ẩm dột, mốc sàn nhà, cột gỗ, nước thấm tường, sàn thấm nước,... Việc này khiến cuộc sống của chủ nhân ngôi nhà không mấy khó chịu, cảm giác như ngôi nhà của mình có thể ngập nước bất cứ lúc nào, hơn nữa không khí ẩm sẽ bao vây lấy không gian của cả ngôi nhà, đặc biệt là nhà vệ sinh, khiến cho vi khuẩn dễ sinh sôi và gây bệnh cho những người trong gia đình. Chính vì thế, việc chống thấm cho ngôi nhà nói chung và nhà vệ sinh nói riêng là rất cần thiết vào lúc này, không chỉ nâng cao chất lượng cho ngôi nhà mà còn góp phần gián tiếp bảo vệ sức khỏe cho bạn.

Nhà vệ sinh bị thấm nước

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh

Bước 1: Vệ sinh và làm sạch bề mặt cần thi công.

Đây là một bước đơn giản nhưng vô cùng quan trọng, các bạn đừng chủ quan ở bước này nhé. Lớp chống thấm có thể duy trì được lâu dài và phát huy tác dụng được hay không đều dựa vào bước này. Ở bước 1, các bạn cần làm phẳng bề mặt cần thi công, sử dụng búa để loại bỏ vữa thừa, đinh ốc, tạp chất trên bề mặt, sau đó dùng máy hút bụi hút hết những tạp chất, cát bụi,...trên bề mặt đi để đảm bảo bề mặt thi công sạch nhất. Sau khi làm sạch bề mặt này rồi thì tưới lên nó một ít nước, có thể dùng bình xịt để xịt đều lên lớp mặt trước khi thi công để làm ẩm bề mặt này trước khi phủ lớp chống thấm.

Bước 2: Chống thấm khu vực chân tường.

Pha trộn hỗn hợp gồm xi măng và cát vàng với tỷ lệ 1 : 1 sau đó đắp vào chân tường. Đối với trường hợp sàn cần lấy cốt gạch, các bạn chỉ cần trát hỗn hợp với độ dốc vừa phải để đảm bảo cho lưới gia cố chân không bị gấp lại.

Bước 3: Chống thấm cho toàn bộ sàn nhà vệ sinh

Tiến hành quét lớp lót cho sàn nhà vệ sinh, chân tường, tường gạch bằng hỗn hợp vữa hồ dầu Latex cùng với xi măng và nước.

Chống thấm khu vực chân tường

Bước 4: Chống thấm sàn với màn đàn hồi

Dùng chổi, tiến hành phết lên bề mặt của các vị trí vừa nãy 2 lớp Sikaroof membrain, chú ý lúc quét, phải quét sao cho thật kỹ càng, lớp sau vuông góc với lớp trước để đảm bảo không bị sót lỗ mọt hay bọt khí. Sau khi quét lớp thứ nhất xong, đợi từ 2 đến 3 tiếng thì quét lớp thứ hai.

Bước 5: Lót gạch.

Sau 12 tiếng, khi lớp thứ hai đã khô hoàn toàn, tiến hành lót gạch cho nhà vệ sinh với Sikatilebond Gp. Chúng ta trộn hỗn hợp vữa dán gạch Sikatilebond Gp với nước theo tỷ lệ 5 : 1. Trát xuống nền trước khi ốp gạch.

Bước 6: Trám lại khe giữa các gạch với Sika Tile Grout

Trộn nước với bột Sika Tile Grout sao cho thành hỗn hợp sền dệt như kem. Sau đó dùng chổi quét vào khe khô, tiếp theo dùng một miếng gỗ để đè lên khe, ép cho hỗn hợp nén xuống khe. Tiếp theo, sử dụng một miếng bọt biển ẩm để lau chùi và loại bỏ vữa thừa. Cuối cùng đánh bóng lại bằng khăn lau khô.

\> > Xem thêm: Quy trình chống thâm nhà vệ sinh đã cũ

Trám lại khe gạch

Chuyên mục hỏi đáp khách hàng

Hỏi: Anh Trần Quốc THắng ngụ tại đường Âu Cơ quận Tân Bình hỏi: “ Tôi muốn sơn lại nhà với sơn chống thấm, nhưng trước đây tôi sử dụng một loại sơn thông thường khác để sơn tường nhà rồi, vậy trước khi sơn chống thấm, tôi có cần phải xử lý gì hay không? Hay có thể sơn phủ lên trực tiếp?”

Trả lời: Xin chào anh Thắng, cảm ơn anh đã gửi câu hỏi về cho công ty của chúng tôi. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của anh như sau:

Nếu trên bề mặt cần sơn chống thấm đã có một lớp sơn khác rồi thì có hai trường hợp xảy ra, anh có thể dựa vào từng tình huống mà thực hiện. Trường hợp thứ nhất, nếu như lớp sơn cũ này đã quá cũ, không còn khả năng bám dính vào bề mặt tường, lớp sơn bị tróc ra, bị thấm nước, tạo thành những mảng bong tróc vằn vện, anh nên tìm cách làm sạch bề mặt đó đi, loại bỏ hết lớp sơn cũ, chỉ có vậy thì lớp sơn chống thấm mới mới có thể phát huy hết được hiệu quả của nó. Anh có thể sử dụng cây sủi hoặc bàn chải sắt để làm tróc và loại bỏ lớp sơn cũ này, đây những dụng cụ chuyên dụng của thợ xây dựng, thợ sơn,... Trường hợp thứ hai, nếu lớp sơn cũ vẫn còn khá tốt, anh chỉ cần vệ sinh sạch sẽ bề mặt cần sơn chống thấm trước khi tiến hành, sau đó sơn một lớp lót trước, tiếp theo là hai lớp sơn chống thấm để kết thúc. Vậy làm sao có thể xác định được lớp sơn cũ có còn tốt hay không? Trước tiên, chúng ta có thể nhận thấy ngay bằng mắt thường, những bề mặt tường mà lớp sơn phủ bị bong tróc hoặc ẩm ướt sẽ không còn khả năng bám dính. Cashc thứ hai, anh có thể dán vào tường một đoan băng dính, sau đó giật mạnh băng dính ra, nếu trên băng dính không có vụn sơn, điều đó chứng tỏ lớp sơn cũ vẫn còn khá tốt. Ngược lại, nếu trên mặt keo của băng dính bị kéo theo nhiều vụn sơn, các mảng sơn to nhỏ thì có nghĩa là lớp sơn trên bề mặt tường đã không còn khả năng dính nữa. Lúc này, anh cần loại bỏ chúng đi để sơn bằng sơn chống thấm. Xin trân trọng thông báo tới anh.

Tags: sơn chống thấm, keo chống thấm nền nhà vệ sinh, phương pháp chống thấm nhà vệ sinh tốt nhất, chống thấm nhà vệ sinh bằng kova, xử lý nhà vệ sinh bị thấm, quy trình thi công chống thấm nhà vệ sinh, tiêu chuẩn chống thấm nhà vệ sinh, chống thấm nhà vệ sinh bằng sơn chống thấm, chống thấm nhà vệ sinh loại nào tốt

Hãy giữ mã giảm giá này khi sử dụng dịch vụ của công ty chúng tôi quý khách đưa mã giảm giá này cho nhân viên sẽ được giảm giá

Tại sao cần chống thấm nhà vệ sinh?

Việc chống thấm giúp ngăn ngừa thấm nước và độ ẩmNhà vệ sinh là một khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước và độ ẩm, do đó, nếu không được chống thấm đúng cách, nước có thể thấm vào các khe hở và gây ảnh hưởng đến cấu trúc của nhà vệ sinh, gây hư hại và ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

Chống thấm nhà vệ sinh bằng gì tốt nhất?

Cách chống thấm nhà vệ sinh bằng màng chống thấm Màng chống thấm hay còn gọi là giấy dầu chống thấm nhà vệ sinh - là vật liệu thi công chống thấm dột nhà vệ sinh hiệu quả nhất. Bởi màng chống thấm phải có nhiều ưu điểm nổi bật như: Có lớp màng dày từ 3-5 mm, dễ dàng ngăn chặn nước triệt để không thể thấm qua.

Chống thấm nhà vệ sinh hết bao nhiêu tiền?

Báo giá dịch vụ chống thấm nhà vệ sinh mới nhất năm 2022.

Chống thấm nhà vệ sinh bao lâu?

Hoá chất Fosmix Primer với tác dụng thẩm thấu sâu bên trong bê tông, phản ứng Silic lấp đầy các lỗ mao rỗng bê tông, đồng thời làm bê tông đặc chắc, kéo dài tuổi thọ bê tông, giúp hàn gắn vết nứt bê tông lên tới 0,3 mm. Đây là vật liệu rất quan trọng nhất giúp độ bền chống thấm kéo dài 10 - 20 năm.

Chủ Đề