Chuẩn kiến thức kĩ năng tin học 7


TIN HỌC DÀNH CHO TRUNG HỌC CƠ SỞ - QUYỂN 1

PHẦN I

CHƯƠNG TRÌNH, CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

A. Chương trình

  1. Một số khái niệm cơ bản của Tin học
  2. Hệ điều hành
  • Khái niệm hệ điều hành
  • Tệp và thư mục
  1. Soạn thảo văn bản
    • Phần mềm soạn thảo văn bản
    • Soạn thảo văn bản tiếng Việt
    • Bảng
    • Tìm kiếm và thay thế
    • Chèn một đối tượng vào văn bản
  2. Khai thác phần mềm học tập

B. Chuẩn kiến thức, kĩ năng

Chủ đề

Mức độ cần đạt

Ghi chú

MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA TIN HỌC

Kiến thức

  • Biết khái niệm ban đầu về thông tin và dữ liệu.
  • Biết sơ lược về cấu trúc của máy tính điện tử.
  • Biết được tin học là một ngành khoa học xử lí thông tin bằng máy tính điện tử.

- Giới thiệu các dạng thông tin, dữ liệu.

- Giới thiệu cấu trúc MTĐT: thiết bị ngoại vi và một số chức năng của các bộ phận chính của MTĐT. Điểm qua một số đặc thù của MTĐT: tốc độ, độ chính xác,...

- Giới thiệu các ứng dụng của MTĐT.

- Giới thiệu các thiết bị ngoại vi thông dụng và cách sử dụng tại phòng máy.

HỆ ĐIỀU HÀNH

1. Khái niệm về hệ điều hành

Kiến thức

- Sử dụng một hệ điều hành cụ thể, thông dụng


Chủ đề

Mức độ cần đạt

Ghi chú

  • Biết được chức năng của hệ điều hành.
  • Biết được quy trình làm việc với hệ điều hành, khởi động/ra khỏi hệ điều hành.

Kĩ năng

  • Giao tiếp được với hệ điều hành.

- HS cần đạt; thực hiện được một số lệnh chủ yếu qua bảng chọn; biết trả lời một số yêu cầu của hệ điều hành.

2. Tệp và thư mục

Kiến thức

  • Hiểu được khái niệm tệp, thư mục và đường dẫn.
  • Hiểu một số thao tác liên quan đến tệp và thư mục.

Kĩ năng

  • Thực hiện được xem nội dung của thư mục và tệp.
  • Thực hiện được sao chép tệp; di chuyển tệp; xoá tệp; tạo thư mục mới, xoá thư mục.
  •  

- Sử dụng công cụ của hệ điều hành để xem cấu trúc thư mục và sao chép, xóa tệp

- Các thao tác liên quan đến tệp và thư mục: sao chép tệp; di chuyển tệp; xoá tệp; tạo thư mục mới; xoá thư mục; xem nội dung của thư mục và tệp.

SOẠN THẢO VĂN BẢN

1. Phần mềm soạn thảo văn bản

Kiến thức

  • Biết một số chức năng cơ bản của phần mềm soạn thảo văn bản.
  • Biết một số khái niệm định dạng trang văn bản như: lề, phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ, dãn dòng, tiêu đề đầu trang, cuối trang.

- Nêu được tính năng ưu việt của soạn thảo văn bản bằng máy tính.

2. Soạn thảo văn bản tiếng Việt

Kiến thức

  • Biết gõ văn bản và văn bản tiếng Việt.
  • Biết cách định dạng trang văn bản: căn lề, chọn phông chữ, kiểu chữ, cỡ chữ.
  • Biết cách sao chép, cắt, dán đoạn    văn bản.
  • Biết cách ghi văn bản thành tệp.
  • Biết cách mở tệp cũ.
  • Biết cách in văn bản.

Kĩ năng

  • Soạn được một vài văn bản như bài báo tường, đơn xin phép, bản báo cáo,...

- Sử dụng hệ soạn thảo cụ thể để minh họa

- Có thể sử dụng phần mềm gõ tiếng Việt như VietKey và phông UNICODE.

- Cần xây dựng các bài thực hành và tổ chức thực hiện tại phòng máy để học sinh đạt được những kĩ năng theo yêu cầu.

3. Bảng

Kiến thức

  • Biết cách tạo bảng; chỉnh độ rộng của hàng, cột.
  • Biết cách: chèn, xoá, tách, gộp các ô, hàng và cột.
  • Biết cách gõ văn bản trong bảng.

Kĩ năng

  • Thực hiện tạo được bảng như: lập danh sách lớp, tổ, thời khoá biểu,..

- Chưa đặt ra yêu cầu trang trí bảng.


Chủ đề

Mức độ cần đạt

Ghi chú

4. Tìm kiếm và thay thế

Kiến thức

  • Biết cách tìm kiếm, thay thế.

Kĩ năng

  • Thực hiện được thao tác tìm kiếm và thay thế đơn giản.

- Tìm kiếm và thay thế từ, cụm từ.

- Chú ý đến ý nghĩa sử dụng của tìm kiếm và thay thế.

5. Chèn một đối tượng vào văn bản

Kiến thức

  • Biết cách chèn đối tượng vào văn bản.

Kĩ năng

  • Chèn được đồ thị, hình vẽ, ảnh vào văn bản. Bố cục bức tranh tương đối hợp lý.

Nên cho học sinh làm một bài báo tường có tranh, ảnh minh họa.

KHAI THÁC PHẦN MỀM HỌC TẬP

Khai thác phần mềm học tập

Kiến thức

  • Biết cách sử dụng phần mềm học tập đã lựa chọn.

Kĩ năng

Thực hiện được các công việc khởi động/thoát phần mềm, sử dụng bảng chọn, các thao tác tương tác với phần mềm.

- Lựa chọn phần mềm học tập theo hướng dẫn thực hiện chương trình.


TIN HỌC DÀNH CHO TRUNG HỌC CƠ SỞ - QUYỂN 2

I. CHƯƠNG TRÌNH, CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

A. Chương trình

  • Khái niệm bảng tính điện tử
  • Làm việc với bảng tính điện tử
  • Tính toán trong bảng tính điện tử
  • Đồ thị
  • Cơ sở dữ liệu
  1. Khai thác phần mềm học tập

B. Chuẩn kiến thức, kĩ năng

Chủ đề

Mức độ cần đạt

Ghi chú

BẢNG TÍNH ĐIỆN TỬ

1. Khái niệm bảng tính điện tử

Kiến thức

  • Hiểu khái niệm bảng tính điện tử và vai trò của bảng tính trong cuộc số học tập
  • Biếu cấu trúc của một bảng tình điện tử: hàng, cột, địa chỉ của ô tính [địa chỉ tương đối và tuyệt đối]

Khi trình bày khái niệm, nên so sánh với các bảng mà học sinh quen thuộc trong cuộc sống.

2. Làm việc với bảng tính điện tử

Kiến thức

  • Biết các chức năng chủ yếu của phần mềm bảng tính
  • Biết nhập dữ liệu, sử dụng lệnh sao chép [copy] dữ liệu
  • Biết định dạng một bảng tính: hàng, cột, ô
  • Biết các thao tác: mở tệp bảng tính, đóng tệp, tạo tệp mới, sửa tệp cũ, ghi tệp
  • Biết in một vùng, một trang bảng tính

Kĩ năng

  • Tạo được bảng tính theo khuôn định dạng cho trước

-          Chọn phầm mềm bảng tính cụ thể để dạy học

-          Nên lấy ví dụ quen thuộc, chẳng hạn như bảng điểm của lớp

-          Cần xây dựng các bài thực hành và tổ chức thực hiện tại phòng máy để học sinh đạt được những kĩ năng theo yêu cầu.

3. Tính toán trong bảng tính

Kiến thức

  • Hiểu cách thực hiện một số phép toán thông dụng
  • Hiểu một số hàm có sẵn để thực hiện phép tính
  • Biết cách sử dụng lệnh copy công thức

Kĩ năng

  • Viết đúng công thức tính của một số phép toán
  • Sử dụng một số hàm có sẵn

-       Giới hạn ở các hàm tính tống, trung bình

-       Giới hạn công thức chứa địa chỉ tương đối

Kiến thức


Chủ đề

Mức độ cần đạt

Ghi chú

4. Đồ thị

  • Biết một số thao tác chủ yếu vẽ đồ thị, trang trí đồ thị dạng: Line, Bar, Pie
  • Biết in đồ thị

Kĩ năng

  • Thực hiện vẽ và trang trí đồ thị

5. Cơ sở dữ liệu

Kiến thức

  • Hiểu được khái niệm về cơ sở dữ liệu trong bảng tính điện tử. vai trò của cơ sở dữ liệu trong quản lý
  • Biết sắp xếp một trang tính [hay một vùng] dữ liệu
  • Biết tìm kiếm bằng lệnh lọc [Filter] dữ liệu

Kĩ năng

  • Thực hiện được sắp xếp, tìm kiếm và lọc dữ liệu

Nên nêu một số ví dụ quản lý quen thuộc trong trường

Khai thác phần mềm học tập

Kiến thức

  • Biết cách sử dụng phần mềm học tập đã lựa chọn

Kĩ năng

  • Thực hiện được các công việc khởi động/ra khỏi chương trình, sử dụng bảng chọn, các thao tác tương tác với phần mềm.


TIN HỌC DÀNH CHO TRUNG HỌC CƠ SỞ - QUYỂN 3

I. CHƯƠNG TRÌNH, CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

A. Chương trình

  • Thuật toán và ngôn ngữ lập trình
  • Chương trình đơn giản
  • Tổ chức rẽ nhánh
  • Tổ chức lặp
  • Kiểu mảng và biến có chỉ số
  • Một số thuật toán tiêu biểu
  1. Khai thác phần mềm học tập

B. Chuẩn kiến thức, kĩ năng

Chủ đề

Mức độ cần đạt

Ghi chú

LẬP TRÌNH ĐƠN GIẢN

1. Thuật toán và ngôn ngữ lập trình

Kiến thức

  • Biết được khái niệm bài toán, thuật toán.
  • Biết rằng có thể mô tả thuật toán bằng cách liệt kê các bước hoặc sơ đồ khối.
  • Biết được một chương trình là mô tả của một thuật toán trên một ngôn ngữ cụ thể.

Kĩ năng

  • Mô tả được thuật toán đơn giản bằng liệt kê các bước

- Nên chọn thuật toán của bài toán gần gũi, quen thuộc với học sinh

2. Chương trình Pascal đơn giản

Kiến thức

  • Biết sơ bộ về ngôn ngữ lập trình cụ thể
  • Biết cấu trúc của một chương trình: cấu trúc chung và các thành phần.
  • Biết các thành phần cơ sở của một ngôn ngữ lập trình cụ thể
  • Hiểu được một số kiểu dữ liệu chuẩn.
  • Hiểu được cách khai báo biến.
  • Biết được các khái niệm: phép toán, biểu thức số học, hàm số học chuẩn, biểu thức quan hệ.
  • Hiểu được lệnh gán.
  • Biết các câu lệnh vào/ra đơn giản để nhập thông tin từ bàn phím và đưa thông tin ra màn hình.

Kĩ năng

  • Viết được chương trình đơn giản, khai báo đúng biến, câu lệnh vào/ra để nhập thông tin từ bàn phím hoặc đưa thông tin ra màn hình.

- Có thể sử dụng ngôn ngữ lập trình khác theo hướng dẫn thực hiện chương trình.

- Minh hoạ các khái niệm bằng một chương trình đơn giản.

- Cần xây dựng các bài thực hành và tổ chức thực hiện tại phòng máy để học sinh đạt được những kỹ năng theo yêu cầu


Chủ đề

Mức độ cần đạt

Ghi chú

3. Tổ chức rẽ nhánh

Kiến thức

  • Hiểu được câu lệnh rẽ nhánh [dạng thiếu và dạng đủ].
  • Hiểu được câu lệnh ghép.

Kĩ năng

  • Viết đúng các lệnh rẽ nhánh khuyết, rẽ nhánh đầy đủ.
  • Biết sử dụng đúng và có hiệu quả câu lệnh rẽ nhánh.

- Nhấn mạnh 3 cấu trúc điều khiển là tuần tự, rẽ nhánh và lặp.

- Trình bày được thuật toán của một số bài toán rẽ nhánh thường gặp, chẳng hạn giải phương trình bậc nhất.

4. Tổ chức lặp

Kiến thức

  • Hiểu được câu lệnh lặp kiểm tra điều kiện trước, vòng lặp với số lần định trước.
  • Biết được các tình huống sử dụng từng loại lệnh lặp.

Kĩ năng

  • Viết đúng lệnh lặp với số lần định trước.

- Kĩ năng chỉ yêu cầu sử dụng lệnh lặp với số lần định trước.

5. Kiểu mảng và biến có chỉ số

Kiến thức

  • Biết được khái niệm mảng một chiều
  • Biết cách khai báo mảng, truy cập các phần tử của mảng

Kĩ năng

  • Thực hiện được khai báo mảng, truy cập phần tử mảng, sử dụng các phần tử của mảng trong biểu thức tính toán

- Yêu cầu học sinh viết được chương trình của một số bài toán sau: nhập giá trị phần tử của mảng, in, tính tổng các phần tử

6. Một số thuật toán tiêu biểu

Kiến thức

  • Hiểu thuật toán của một số bài toán thường gặp như: tìm số lớn nhất, số nhỏ nhất; kiểm tra 3 số cho trước có phải là độ dài 3 cạnh của tam giác không.

Khai thác phần mềm học tập

Kiến thức

  • Biết cách sử dụng phần mềm học tập đã lựa chọn

Kĩ năng

  • Thực hiện được các công việc khởi động/ra khỏi chương trình, sử dụng bảng chọn, các thao tác tương tác với phần mềm.

- Lựa chọn phần mềm học tập theo hướng dẫn thực hiện chương trình.


TIN HỌC DÀNH CHO TRUNG HỌC CƠ SỞ - QUYỂN 4

A. Chương trình

  1. Mạng máy tính và internet
  • Mạng máy tính và mạng internet
  • Sử dụng thư điện tử
  • Tạo trang web đơn giản
  1. Một số vấn đề xã hội của Tin học
    • Bảo vệ máy tính, virus máy tính
    • Tin học và xã hội
  2. Phần mềm trình chiếu
    • Thiết kế bài trình chiếu đơn giản
    • Thêm màu sắc, hình ảnh vào bài trình chiếu
    • Chèn âm thanh, phim vào trang chiếu
    • Tạo các hiệu ứng động
    • Sử dụng trang chiếu chủ và tạo liên kết
  3. Đa phương tiện
    • Làm quen phần mềm  tạo ảnh động
    • Tạo sản phẩm đa phương tiện
    • Làm quen phần mềm ghi âm, xử lý âm thanh.

Chủ đề

Mức độ cần đạt

Ghi chú

Mạng máy tính  và Internet

1. Khái niệm mạng máy tính và Internet

Kiến thức

  • Biết khái niệm mạng máy tính
  • Biết vai trò của mạng máy tính trong xã hội.
  • Biết Internet là mạng thông tin toàn cầu.
  • Biết những lợi ích của Internet .

- Giới thiệu mạng máy tính của trường hoặc tham quan một cơ sở sử dụng mạng máy tính có kết nối Internet.

2. Tìm kiếm thông tin trên Internet

Kiến thức

  • Biết chức năng của một trình duyệt Web
  • Biết một số cách tìm kiếm thông dụng thông tin trên Internet 
  • Biết cách lưu trữ thông tin tìm kiếm được.

Kỹ năng

  • Sử dụng được trình duyệt Web
  • Thực hiện được việc tìm kiếm thông tin.
  • Ghi được những thông tin lấy từ Internet.

- Có thể sử dụng trình duyệt IE

- Có thể giới thiệu một số công cụ tìm kiếm như  Google, Yahoo,...

- Cần xây dựng các bài thực hành và tổ chức thực hiện tại phòng máy để học sinh đạt được những kỹ năng theo yêu cầu


Chủ đề

Mức độ cần đạt

Ghi chú

3. Thư điện tử

Kiến thức

  • Biết lợi ích của thư điện tử
  • Biết cách tạo và đăng nhập vào hộp thư điện tử.
  • Biết cách gửi và nhận thư

Kĩ năng

  • Tạo được một hộp thư điện tử.
  • Gửi được thư và nhận thư trả lời.

- Có thể tạo hộp thư qua Yahoo

- Cần xây dựng các bài thực hành và tổ chức thực hiện tại phòng máy để học sinh đạt được những kỹ năng theo yêu cầu

4. Tạo trang Web đơn giản

Kiến thức

Biết các thao tác chủ yếu để tạo một trang Web .

Kĩ năng

Tạo được một trang Web đơn giản bằng cách sử dụng mẫu có sẵn.

- Tạo trang Web đơn giản theo mẫu có sẵn

- Cần xây dựng các bài thực hành và tổ chức thực hiện tại phòng máy để học sinh đạt được những kỹ năng theo yêu cầu

Kiến thức

  • Biết cách tạo một tệp mới theo kiểu mẫu có sẵn. Biết mở một tệp chứa một trình diễn có sẵn
  • Biết tạo màu cho văn bản. Biết tạo một số hiệu ứng.

Kĩ năng

  • Tạo được một phiên trình diễn gồm một vài slide đơn giản
  • Tạo được một vài hiệu ứng cho phiên trình diễn

- Có thể sử dụng phần mềm PowerPoint có sẵn trong MS Office.

- Cần xây dựng các bài thực hành và tổ chức thực hiện tại phòng máy để học sinh đạt được những kỹ năng theo yêu cầu

Kiến thức

  • Biết xu hướng của công nghệ đa phương tiện hiện nay
  • Biết các thành phần của sản phẩm đa phương tiện [văn bản, hình ảnh, âm thanh, hoạt hình].
  • Biết cách thực hiện để có được một sản phẩm đa phương tiện.

Kỹ năng

Sử dụng được phần mềm công cụ và các tư liệu để tạo một sản phẩm đa phương tiện .

- Có thể sử dụng phần mềm công cụ như Authoware, Snagit.

- Cần xây dựng các bài thực hành và tổ chức thực hiện tại phòng máy để học sinh đạt được những kỹ năng theo yêu cầu


Chủ đề

Mức độ cần đạt

Ghi chú

7. Bảo vệ dữ liệu, phòng chống virút

Kiến thức: Biết khái niệm vi rút máy tính. Biết được một số tình huống nhiễm và lây lan vi rút máy tính và các sự cố dẫn đến tổn thất dữ liệu. Biết một số cách thông dụng bảo vệ dữ liệu.

Kĩ năng

  • Sử dụng được một số phần mềm phòng chống vi rút.
  • Thực hiện được sao lưu dữ liệu.

- Không giải thích sâu về các cơ chế hoạt động của vi rút. Chỉ nêu lí do tại sao lại gọi các chương trình này là vi rút máy tính.

- Thực hành bảo vệ các dữ liệu cá nhân bằng những biện pháp thông thường [mật khẩu, sao lưu,…].

8. Tin học và xã hội

Kiến thức

  • Biết các lợi ích của CNTT . Biết mặt hạn chế của CNTT. Biết một số vấn đề pháp lí và đạo đức trong xã hội tin học hoá

Thái độ:

  • Có thái độ đúng đắn sử dụng thông tin theo qui định
  • Có ý thức ứng dụng Tin học trong học tập và cuộc sống

- Có thể nêu một số điều Luật và Nghị định về ứngdụng CNTT

nguon VI OLET

Video liên quan

Chủ Đề