Chức năng của chính sách kinh tế đối ngoại

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm về hoạt động kinh tế đối ngoại
  • 2. Quy định chung về pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại
  • 3. Đặc điểm của pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại
  • 3.1. Đặc điểm về đối tượng điều chỉnh
  • 3.2. Đặc điểm về chủ thể
  • 4. Nguồn của pháp luât kinh tế đối ngoại
  • 5. Những nguyên tắc cơ bản của pháp luật trong hoạt đông kinh tế đối ngoại
  • 5.1. Những nguyên tắc pháp lý quốc tế do Tư pháp quốc tế quy định
  • 5.2. Những nguyên tắc do pháp luật quốc gia quy định

1. Khái niệm về hoạt động kinh tế đối ngoại

Trước khi trả lời câu hỏi lên thì người sử dụng cũng cần nắm được đối ngoại là gì, là có chức năng kinh tế, xây dựng cũng như củng cố được mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các nước với nhau, dựa theo nguyên tắc bình đẳng, win – win, đôi bên cùng có lợi và không can thiệp vào chỗ làm nội bộ của nhau.

Dưới góc độ ngành học, khái niệm kinh tế đối ngoại người sử dụng nhiều khả năng hiểu đơn thuần, là ngành học có sự tìm hiểu chuyên sâu các vấn đề về mối quan hệ trao đổi, giao dịch ngoại thương giữa hai lãnh thổ, địa giới khác nhau lên toàn quốc. Ngoài ra thì nhiều khả năng người sử dụng cũng đã biết.

Dưới góc độ kinh tế, Quan hệ kinh tế đối ngoạitrong tiếng Anh làForeign Economic Relations.Quan hệ kinh tế đối ngoạilà quan hệ kinh tế của một nước với các nước khác hoặc với các tổ chức kinh tế quốc tế, được nghiên cứu từ góc độ nền kinh tế của nước đó.

Hay có thể hiểu theo cách đơn giản:

Quan hệ kinh tế đối ngoạilà quan hệ kinh tế giữa các chủ thể kinh tế trong một quốc gia với bên ngoài.

2. Quy định chung về pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại

Pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại là tập hợp, là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ phát sinh từ hoặc liên quan đến các hoạt động kinh tế đối ngoại.

Hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ hoạt động kinh tế đối ngoại không phải là các quy phạm pháp luật đơn lẻ mà ngược lại, chúng được tập hợp thành các nguyên tắc pháp lý, các chế định, các quy định hàm chứa trong các điều ước quốc tế [mà Việt Nam đã tham gia hoặc phê chuẩn], trong các văn bản luật và dưối luật có liên quan nhằm điều chỉnh các môì quan hệ phát sinh từ các hoạt động kinh tế đối ngoại theo một trật tự pháp lý nhất định nhằm thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển.

Là hệ thông các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ kinh tế đối ngoại, pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại có tất cả các đặc điểm của pháp luật nói chung nhưng cũng có những đặc điểm riêng vối ý nghĩa là một lĩnh vực pháp luật điều chỉnh một nhóm các quan hệ kinh tế đối ngoại. Những đặc điểm riêng này thể hiện ở rạt nhiều mặt, nếu xem xét từ nhiều góc độ, Tuy nhiên, có thể xem xét những đặc điểm cơ bản cua pháp luật trong hoạt động kinh tê đối ngoại căn cứ vào đối tượng điều chỉnh của pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại, căn cứ vào chủ thể tham gia vào hoạt động kinh tế đối ngoại, căn cứ vào nguồn luật, các nguyên tắc hoạt động, các chế định pháp luật cụ thể thuộc nội dung của pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại. Vì vậy, muốn hiểu rõ vể pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại, cần phân tích những đặc điểm cơ bản này của pháp luật trong hoạt động kinh tê đối ngoại.

3. Đặc điểm của pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại

3.1. Đặc điểm về đối tượng điều chỉnh

Đối tượng điều chỉnh của pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại là các quan hệ phát sinh từ hoạt động kinh tế đối ngoại.

Hoạt động kinh tế đối ngoại là những hoạt động kinh tế mang tính hướng ngoại, nếu phân tích từ góc độ Việt Nam, hoặc là những hoạt động mang tính chất quốc tế [có yếu tố nước ngoài] nếu phân tích từ góc độ chung. Hoạt động kinh tế đối ngoại là những hoạt động mang tính chất khách quan. Hoạt động kinh tế đối ngoại được hình thành và phát triển trên cơ sở phân công lao động quốc tế. Nó ngày càng được mở rộng do ảnh hưởng và tác động trực tiếp của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật, của xu thế toàn cầu hóa, tự do hoá thương mại và hội nhập quốc tế. Hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển sẽ tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế của mỗi nước cũng như của tất cả các nước phát triển mạnh mẽ.

Hoạt động kinh tế đối ngoại thường rất dajjang. phong phú, bao gồm các hoạt động về ngoại thương [theo cách gọi truyền thống trưốc đây, hay còn gọi là hoạt động xuất nhập khẩu [XNK], hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế theo cách gọi hiện nay], hoạt động xuất nhập khẩu dịch vụ, đầu tư quốc tế, hoạt động chuyển giao công nghệ từ nưôc ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nưốc ngoài... Cùng với sự phát triển mạnh mẽ và không ngừng của các mốì quan hệ kinh tế quôc tế, hoạt động kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia nói riêng và của tất cả các quốc gia trên phạm vi toàn cầu nói chung, trong đó có Việt Nam, còn có thê được bổ sung thêm bởi những hoạt động mới mà hiện nay con người còn chưa biết tới. Có thể nói, hoạt động kinh tế đối ngoại mang tính thời đại sâu sắc và sẽ còn được làm phong phú thêm bởi những thay đổi của chính thời đại chúng ta.

Đối tượng điều chỉnh của pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại là các quan hệ kinh tế đối ngoại, có những đặc điểm chung là chúng thường phát sinh giữa các chủ thể tham gia vào các hoạt-động kinh tế có yếu tố quốc tế. Các chủ thể này là các tổ chức kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam, các tổ chức, doanh ngiệp nước ngoài khi họ ký kết hợp đồng nhằm thực hiện các hoạt động kinh tế - thương mại vối nhau. Đối tượng điều chỉnh của pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại có những đặc điểm chủ yếu dưới đây:

  • Quan hệ phát sinh từ các hoạt động kinh tế đối ngoại rất đa dạng, đòi hoi phải có các quy phạm pháp luật tương ứng để điều chỉnh. Ví dụ, để điều chỉnh quan hệ phát sinh từ hoạt động XNK phải có hệ thông các văn bản pháp luật về XNK. Để điều chỉnh quan hệ phát sinh từ hoạt động đầu tư quốc tế phải có các văn bản pháp luật về đầu tư quốc tế. Để điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ hoạt động vận chuyển hàng hóa XNK bằng đường biển phải có các văn bản pháp luật vê' vận chuyển hàng hóa XNK bằng đường biển... Vì vậy, muôn hiểu rõ pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại thì phải hiểu rõ đối tượng điểu chỉnh của nó, cũng tức là phải tìm hiểu rõ từng nhóm quan hệ phát sinh từ các hoạt động kinh tế đối ngoại cụ thể và tương ứng với chúng là các văn bản pháp luật điều chỉnh từng nhóm quan hệ đó.
  • Tham gia vào các quan hệ kinh tế đốĩ ngoại thường có nhiều loại chủ thể khác nhau và môi loại chu thể này lại có địa vị pháp lý, cò quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm không giông nhau. Do đó, để hiểu về pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại, cần phải nghiên cứu cụ thể về các loại chủ thể này.
  • Hợp đồng là công cụ pháp lý quan trọng để thực hiện các hoạt động kinh tế đối ngoại cần phải nghiên cứu kỹ những quy định của pháp luật vể hợp đồng, mà cụ thể là hợp đồng thương mại có yếu tô" nước ngoài, như hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, hợp đồng cung ứng dịch vụ quốc tế... để thấy rõ hơn đặc điểm vê' đối tượng điểu chỉnh nói riêng và đặc điểm của pháp luật trong hoạt động kinh tế đôi ngoại nói chung.

3.2. Đặc điểm về chủ thể

Chủ thể tham gia vào các quan hệ phát sinh từ hoạt động kinh tế đối ngoại rất đa dạng. Các chủ thể này có thể là các hãng, các công ty, các xí nghiệp, các hiệp hội, kể cả các tập đoàn quốc tế, các công ty mẹ, công ty con, các công ty xuyên quốc gia, các doanh nghiệp liên doanh... Và, như đã nói ở trên, vì các quan hệ kinh tế đối ngoại bao gồm các quan Nguyên tắc Hợp đồng Thương mại Quốc tế [PICC] do Unidroit [Viện nghiên cứu quốc tế về thống nhất Luật tư] soạn thảo...

4. Nguồn của pháp luât kinh tế đối ngoại

nguồn của pháp luật kinh tế đối ngoạilà tổng hợp tất cả các văn bảnpháp luậtvà các hình thức khác chứa đựng những quy phạm liên quan đến ngànhLuật kinh tế.Nguồn của pháp luật kinh tếở nước ta bao gồm: Văn bản quy phạmpháp luật; Điều ước Quốctếvề Thương mại và tập quán thương mại.

Bên cạnh đó, nguồn của pháp luật kinh tế còn bao gồm các hợp đồng mẫu. Hợp đồng mẫu cũng có thể là nguồn luật của pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại. Vì sao như vậy?

Bởi vì trong rất nhiều hợp đồng thương mại quốc tế, để tiết kiệm thời gian, các bên thường chỉ quy định những nội dung cơ bản liên quan đến đối tượng mua bán và giá cả. Những nội dung còn lại, các bên thường dẫn chiếu đến hợp đồng mẫu. Hợp đồng mẫu thường được các tập đoàn, công ty buôn bán lớn soạn thảo. Ví dụ: Hợp đồng mẫu của ITC về mua bán quốc tế hàng hóa dễ hỏng [The ITC Model Contract for the International Sale of Perishable Goods], Hợp đồng mẫu của ICC về hàng hóa được sản xuất để bán lại [The ICC Model International Sale Contract on Manufactured Goods Intended for Resale], v.v... Những hợp đồng mẫu này chỉ có giá trị khi được các bên - chủ thể của hợp đồng - tham chiếu bằng cách chỉ rõ trong hợp đồng thương mại quốc tế [hợp đồng XNK] rằng quyền và nghĩa vụ của các bên được điều chỉnh bởi hợp đồng mẫu kèm theo. Trong trường hợp này, hợp đồng mẫu sẽ có giá trị bắt buộc đối vổi các chủ thể và nếu các bên không rà soát lại để có những bảo lưu đối với những điều khoản bất lợi thì tất cả các điểu khoản có trong hợp đồng mẫu sẽ trở thành nguồn luật điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh giữa các bên.

5. Những nguyên tắc cơ bản của pháp luật trong hoạt đông kinh tế đối ngoại

Như đã phân tích ở trên, tham gia vào các quan hệ kinh tế đối ngoại là các thương nhân, các doanh nghiệp, các công ty của các nưốc khác nhau với nhau. Khi tiến hành các hoạt động kinh tế đối ngoại, các chủ thể này, một mặt, phải tuân thủ những nguyên tắc pháp lý quốc tế cơ bản điều chỉnh các quan hệ kinh tế đối ngoại, mặt khác, phải tuân thủ cả các nguyên tắc do pháp luật nước mình và pháp luật nước đối tác quy định.

5.1. Những nguyên tắc pháp lý quốc tế do Tư pháp quốc tế quy định

Những nguyên tắc pháp lý quốc tế điều chỉnh các quan hệ kinh tế đối ngoại là những nguyên tắc do Tư pháp quốc tế quy định. Đó là những nguyên tắc cơ bản sau đây:

- Nguyên tắc thừa nhận và tôn trọng sự tồn tại và hiệu lực của hệ thông pháp luật quốc tế bên cạnh hệ thống pháp luật quốc gia;

- Nguyên tắc thừa nhận và tôn trọng thể chế chính trị, các trật tự kinh tế, cơ chế điều hành và quản lý kinh tế, các hình thức sở hữu do pháp luật mỗi nước quy định;

- Nguyên tắc bình đẳng về mặt pháp lý, cạnh tranh hợp pháp và công băng giữa các chủ thê [trong nước và nước ngoài] khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đốì ngoại.

5.2. Những nguyên tắc do pháp luật quốc gia quy định

Ngoài các nguyên tắc pháp lý quốc tế chung nêu trên, khi tiến hành các hoạt động kinh tế đối ngoại ở trong nước hay ỏ nước ngoài, các chủ thể của pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại còn phải tuân thủ các nguyên tắc do pháp luật mỗi nưóc quy định, căn cứ vào từng lĩnh vực hoạt động cụ thể. Những nguyên tắc này được quy định không hoàn toàn giốhg nhau và sẽ được giối thiệu ở các chương tiếp theo dưới đây của Giáo trình.

Ví dụ, khi tham gia vào quan hệ XNK, các chủ thể phải tuân thủ nguyên tắc tự nguyện mà nội dung của nó là cho phép các chủ thể “tự do, tự nguyện thỏa thuận, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào” [Điểu 11 Luật Thương mại năm 2005]; hoặc nguyên tắc “thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu” là hình thức giao kết hợp đồng XNK có giá trị pháp lý tương đương văn bản nếu các dữ liệu đó đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật [Điều 15 Luật Thương mại năm 2005]...

Video liên quan

Chủ Đề