Có bao nhiêu bằng chứng sau đây thuộc bằng chứng gián tiếp

Bằng chứng tiến hoá giúp xác định mối quan hệ họ hàng giữa các loài, trong quá trình phát sinh, phát triển của sự sống.

Bằng chứng tiến hóa gồm

A.  BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA TRỰC TIẾP

Bằng chứng trực tiếp chính là các hóa thạch
Hóa thạch là các di tích của sinh vật đã từng sinh sống trong các thời đại địa chất còn lưu lại trong các lớp đất đá của vỏ trái đất.

Hóa thạch có ý nghĩa rất to lớn trong nghiên cứu tiến hóa
+ Căn cứ vào hóa thạch trong các lớp đất đá có thể suy ra lịch sử phát sinh, phát triển và diệt vong của các loài sinh vật
+ Căn cứ vào phương pháp đo độ phân rã của các nguyên tố phóng xạ, ta có thể xác định được tuổi của hóa thạch→ tuổi của lớp đất đá chứa chúng.

+ Sự xuất hiện của hóa thạch còn cung cấp những dẫn liệu để nghiên cứu lịch sử vỏ trái đất VD: sự có mặt của hóa thạch quyết thực vật→khí hậu ẩm ướt.
+  Bằng phương pháp địa tầng học [xem xét sự bồi tụ của trầm tích...] ta có thể xác định được một cách tương đối tuổi của các lớp đất đá→tuổi của hóa thạch trong đó.

B.  BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA GIÁN TIẾP

I. BẰNG CHỨNG GIẢI PHẪU SO SÁNH

Bằng chứng giải phẫu so sánh là bằng chứng dựa trên sự giống nhau về các đặc điểm giải phẫu giữa các loài.

Các loài có cấu tạo giải phẫu càng giống nhau thì có quan hệ họ hàng càng thân thuộc.

Sự tư­ơng đồng về nhiều đặc điểm giải phẫu giữa các loài là những bằng chứng gián tiếp cho thấy các loài sinh vật hiện nay đ­ược tiến hoá từ một tổ tiên chung.

Một số loại bằng chứng giải phẫu so sánh :

Cơ quan t­ương đồng là  những cơ quan  nằm ở những vị trí t­ương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi nên có kiểu cấu tạo giống nhau.

Cơ quan tư­ơng đồng phản ánh sự tiến hoá phân li.

 

Cơ quan thoái hoá là những  cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể tr­ưởng thành. Do điều kiện sống của loài đã thay đổi, các cơ quan này mất dần chức năng ban đầu, tiêu giảm dần và hiện chỉ để lại một vài vết tích xư­a kia của chúng.

 

Cơ quan t­uơng tự là những cơ quan khác nhau về nguồn gốc như­ng đảm nhiệm những chức năng giống nhau nên có kiểu hình thái t­ương tự.

Cơ quan t­ương tự phản ánh sự tiến hoá đồng quy.

 

Phân biệt cơ quan tương đồng và cơ quan tương tự

Cơ quan tương đồng

Cơ quan tương tự

Cơ quan tương đồng [cơ quan cùng nguồn] là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể ở các loài khác nhau, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi cho nên có kiểu cấu tạo giống nhau.

Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa phân li.

Cơ quan tương tự [cơ quan cùng chức năng] là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức năng giống nhau nên có hình thái tương tự.

Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hóa đồng quy.

II.  Bằng chứng phôi sinh học :

Sự giống nhau trong phát triển phôi của các loài thuộc các nhóm phân loại khác nhau là một bằng chứng về nguồn gốc chung của chúng. Những đặc điểm giống nhau đó càng nhiều và càng kéo dài trong những giai đoạn phát triển muộn của phôi chứng tỏ quan hệ họ hàng càng gần.

Nhiều loài phân bố ở các vùng địa lí khác nhau nhưng lại có nhiều đặc điểm cấu tạo giống nhau đã đư­ợc chứng minh là có chung một nguồn gốc, sau đó phát tán sang các vùng khác. Điều này cũng cho thấy sự giống nhau giữa các loài chủ yếu là do có chung nguồn gốc hơn là do sự tác động của môi trường.

 

III. Bằng chứng địa lý sinh học

a] Hệ động thực vật ở lục địa Âu - Á và ở Bắc Mĩ

Vùng lục địa Âu - Á và ở Bắc Mĩ có hệ động thực vật về căn bản là giống nhau vì cho đến kỉ Đệ tam, 2 vùng này còn nối liền với nhau, do đó sự phân bố động, thực vật ở cả 2 vùng đồng nhất.

Sự tồn tại một số loài đặc trưng ở mỗi vùng là do đến kỉ Đệ tứ đại lục châu Mĩ mới tách đại lục Âu - Á tại eo biển Bêrinh, vì vậy sự hình thành các loài đặc hữu giữa 2 vùng là độc lập với nhau và bị cách li địa lí.

b]  Hệ động thực vật ở lục địa Úc

Hệ động thực vật lục địa Úc có đặc trưng là tính địa phương cao, như những loài thú bậc thấp [thú và nhím mỏ vịt], hơn 200 loài thú có túi [chuột túi, sóc túi, kanguru], bạch đàn và keo,

Sở dĩ ngày nay thú có túi chỉ có ở lục địa Úc vì lục địa này đã bị tách rời lục địa châu Á vào cuối đại Trung sinh và đến kỉ Đệ tam thì tách khỏi lục địa Nam Mĩ. Vào thời điểm đó chưa xuất hiện thú có nhau cho nên lục địa Úc còn giữ được thú có túi cho đến nay. Trên các lục địa khác thú có túi đã bị thú bậc cao xuất hiện sau tiêu diệt dần.

Những dẫn liệu trên đây chứng tỏ đặc điểm hệ động, thực vật của từng vùng không những phụ thuộc vào điều kiện địa lí sinh thái của vùng đó mà còn phụ thuộc vùng đó đã tách khỏi các vùng địa lí khác vào thời kì nào trong quá trình tiến hóa của sinh giới.

c]   Hệ động vật ở đảo lục địa và đảo đại dương

Ở đảo lục địa, khi mới tách khỏi đất liền thì hệ động, thực vật ở đây đã có sẵn như các vùng lân cận của lục địa. Về sau, do sự cách li địa lí nên hệ động, thực vật trên đảo phát triển theo một hướng khác, tạo nên các phân loài đặc hữu.

Ở đảo đại dương, khi mới hình thành thì ở đây chưa có sinh vật. Về sau mới có một số loài di cư từ những vùng lân cận đến. Vì vậy hệ động vật ở đây thường nghèo nàn và gồm những loài có khả năng vượt biển. Do cách li địa lí, dần dần tại đây mới hình thành những dạng địa phương, có khi dạng địa phương chiếm ưu thế.

IV. Bằng chứng tế bào học

Mọi sinh vật đều đ­ược cấu tạo từ tế bào, các tế bào đều đư­ợc sinh ra từ các tế bào sống trư­ớc đó. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống.

 

Tế bào nhân sơ và tế bào nhân chuẩn đều có các thành phần cơ bản  : Màng sinh chất, tế bào chất và nhân [hoặc vùng nhân].

=> Phản ánh nguồn gốc chung của sinh giới.

V .  Bằng chứng sinh học phân tử

Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là các địa phân tử : ADN , ARN và protein .

Tất cả các loại  có vật chất di truyền là ADN  trừ một số loại virut có vật chất di truyền là ARN ADN có vai trò là vật chất mang thông tin di truyền . ADN của các loài đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit. ADN có vai trò mang và truyền đạt thông tin di truyền.

 ADN của các loài khác nhau ở thành phần, số lượng, trình tự sắp xếp của các loại nuclêôtit=> chính các yếu tố này tạo nên tính đặc trung cho phân tử AND của mỗi loài . Sự giống và khác nhau nhiều hay ít về thành  phần số lượng và đặc biệt trật tự sắp xếp của các nucleotit phản ánh mức độ quan hệ họ hàng giữa các loài .

Tính thống nhất của sinh giới còn thể hiện ở mã di truyền .  Tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung 1 bộ mã di truyền, đều dùng cùng 20 loại axitamin để cấu tạo nên prôtêin.

Sự tương đồng về nhiều đặc điểm ở cấp độ phân tử và tế bào cũng chứng minh cho mối quan hệ họ hàng giữa các loài trên Trái Đất.

Các loài càng có quan hệ họ hàng gần gũi với nhau thì sự tương đồng giữa các phân tử [ADN, prôtêin] của chúng càng cao và ngược lại.

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Sinh lớp 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2023 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Bằng chứng tiến hóa ở đây được hiểu  là những bằng chứng nói lên mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật với nhau. Có hai loại bằng chứng tiến hóa:

  • Bằng chứng trực tiếp: các hóa thạch.
  • Bằng chứng gián tiếp: gồm có bằng chứng giải phẩu so sánh, bằng chứng phôi sinh học so sánh, bằng chứng địa lí sinh vật học, bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.


Sự tương đồng về nhiều đặc điểm giải phẫu giữa các loài là bằng chứng gián tiếp cho thấy các loài sinh vật hiện nay được tiến hóa từ một tổ tiên chung. Các loài có cấu tạo giải phẩu càng giống nhau thì có quan hệ họ hàng càng thân thuộc.

  • Cơ quan tương đồng: là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi nên có kiểu cấu tạo giống nhau nhưng hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng rất khác xa nhau. Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiên hóa phân li.

Ví dụ: Tuyến nọc độc ở rắn và tuyết nước bọt của các động vật khác; Chi trước ở các loài động vật có xương sống [mèo, cá voi, cánh dơi, cánh chim, xương tay người,…].

  • Cơ quan tương tự: là những cơ quan khác nhau về nguồn gốc nhưng đảm nhiệm những chức phân giống nhau nên có kiểu hình thái tương tự. Cơ quan tương tự phản ánh tiến hóa đồng quy.

Ví dụ: gai xương rồng với gai cây hoa hồng, chân chuột chũi với chân dế chũi, cánh dơi với cánh côn trùng.

  • Cơ quan thoái hóa [cũng là cơ quan tương đồng]: là cơ quan phát triển không đầy đủ ở ơ thể trưởng thành. Do điều kiện sống của loài thay đổi, các cơ quan này mất dần chức năng ban đầu, tiêu giảm dần và hiện chỉ để lại một vài vết tích xưa kia của chúng.


Ví dụ: Xương cùng, ruột thừa, răng khôn ở người, di tích các tuyến sửa ở các con đực các loài động vật có vú.

Sự giống nhau trong phát triển phôi: Sự giống nhau trong phát triển phôi của các loài thuộc các nhóm phân loại khác nhau là một bằng chứng về nguồn gốc chung của chúng. Những đặc điểm giống nhau đó càng nhiều và càng kéo dài trong giai đoạn phát triển muộn của phôi chứng tỏ quan hệ họ hàng càng gần.

  • Phôi của cá, kỳ nhông, rùa, gà, các loài động vật có vú, người điều trải qua giai đoạn có khe mang.
  • Tim phôi của các loài động vật có vú lúc đầu cũng có 2 ngăn như tim cá, sau mới phát triển thành 4 ngăn.


Định luật phát sinh sinh vật: Muller và Haeckel đã nêu lên định luật phát sinh sinh vật [1866] “ sự phát triển các thể lặp lại một cách rút gọn lịch sử phát triển của loài”. Định luật phát sinh sinh vật phản ánh mối quan hệ giữa phát triển cá thể và phát triển chủng loại, có thể vận dụng để xem xét mối quan hệ họ hàng giữa các loài.

Các dẫn liệu đia lý sinh vật học chứng tỏ:

  • Mỗi động vật hay thực vật phát sinh trong một thời kỳ lịch sử nhất định, tại một vùng nhất định.
  • Từ trung tâm đó, loài đã mở rộng phạm vi phân bố và tiến hóa theo con đường phân ly, thích nghi với những điều kiện địa lý, sinh thái khác nhau; cách ly địa lý là nhân tố thúc đẩy sự phân ly.

Nhận xét của Đacuyn: Đacuyn là một trong những người đầu tiên nhân thấy:

  • Các loài có họ hàng thân thuộc thường phân bố trong cùng một khu vực địa lý vì chúng tiến hóa từ một tổ tiên chung.
  • Những khu vực địa lý khác xa nhau nhưng có điều kiện tự nhiên tương tự nhau thường có các loài khác biệt nhau; như vậy điều kiện tự nhiên giống nhau không phải là yếu tố quyết định sự giống nhau giữa các loài; sự giống nhau giữa các loài chủ yếu là do chúng tiến hóa từ một tổ tiên chung.

Từ nghiên cứu về cấu trúc của tế bào động, thực vật và vi khuẩn M.Schleiden [1838] và T.Schwann [1839] đã hình thành nên học thuyết tế bào, cho rằng:


  • Tất cả các sinh vật từ đơn bào đến động vật, thực vật đều có cấu tạo từ tế bào. Tế bào là đơn vị cơ bản tạo nên mọi cơ thể sống.
  • Mọi tế bào đều sinh ra từ tế bào sống trước đó và không có sự hình thành tế bào ngẫu nhiên từ chất vô sinh, sự lớn lên, sự sinh sản của mọi cơ thể đa bào đều liên quan đến sự phân chia tế bào.

Thuyết tế bào cho thấy nguồn gốc thống nhất của sinh giới, nghĩa là mọi sinh vật đều có cùng nguồn gốc.

Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống trên Trái Đất là các đại phân tử axít nuclêic và prôtêin

  • ADN có vai trò lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền. Tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một loại mã di truyền; chúng có tính phổ biến chung cho các loài.
  • Prôtêin của các loài đều cấu tạo từ 20 loại axít amin và mối loại prôtêin của loài được đặc trưng bời thành phần, số lượng và nhất là trật tự sắp xếp của các axít amin.
  • Phân tích trình tự sắp xếp của các axít amin của cùng một loại prôtêin hay trình tự các nuclêôtit của cùng một gen ở các loài khác nhau có thể cho ta biết được mối quan hệ họ hàng giữa các loài; các loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự các axít amin hay trình tự các nuclêôtit càng có xu hướng giống nhau vì các loài vừa mới tách ra từ một tổ tiên chung nên chưa đủ thời gian để CLTN có thể phân hóa tạo nên sự sai khác lớn về cấu trúc phân tử.

+ Trình tự các axít amin trong đoạn pôlipeptit β của phân tử Hemoglobin:

Đười ươi: …Val-His-Leu-Thr-Pro-Glu-Glu-Lys-Ser…

Lợn: ………Val-His-Leu-Ser-Ala-Glu-Glu-Lys-Ser…

+ Trình tự nucleotit của mạch gốc của đoạn gen mã hóa cấu trúc của nhóm enzym đehyđrôgenasse ở người và các loài vượn người:

Người: -XGA-TGT-TGG-GTT-TGT-TGG-

Tinh tinh: -XGT-TGT-TGG-GTT-TGT-TGG-

Đười ươi: -XGT-TGG-TGG-GTX-TGT-GAT-

  • Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa

Loài ong mật có bộ NST lưỡng bội 2n=32. Hợp tử của loài trải qua nguyên phân. Hãy cho biết có bao nhiêu NST, crômatit, tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì của quá trình nguyên phân? Để giải bài tập sinh học trên trước hết các bạn cần nhớ một số vấn đề sau: NST nhân đôi ở kì trung gian [pha S] trở thành NST kép, tồn tài trong tế bào đến cuối kì giữa. Vào kì sau, NST kép bị chẻ dọc tại tâm động, tách thành 2 NST đơn, phân li đồng đều về 2 cực tế bào. Crômatit chi tồn tại ở NST kép, mỗi NST kép có 2 crômatit. Mỗi NST dù ở thể đơn hay kép đều mang một tâm động. Vậy có bao nhiêu NST trong tế bào thì sẽ có bấy nhiêu tâm động. Do vậy, gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài, số NST, số crômatit, số tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì quá trình nguyên phân như bảng sau: Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Số NST đơn 0 0 0 4n 2n Sô NST kép 2n 2n 2n 0 0 Số crômatit 4n 4n 4n 0 0 Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n T

Vận dụng toán xác suất để giải nhanh các bài tập sinh học phần quy luật phân li độc lập như: xác định số loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con hay tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con trong các phép lai khi biết kiểu gen của bố mẹ mà không cần viết sơ đồ lai. Theo quy luật phân li độc lập ta hiểu rằng: một phép lai có n cặp tính trạng, thực chất là n phép lai một cặp tính trạng. Như vậy khi đề bài cho biết kiểu gen có bố mẹ và tuân theo quy luật phân li độc lập thì ta chỉ cần dung toán xác suất để xác định nhanh số loại cũng như tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con theo quy tắc sau: Tỉ lệ KG khi xét chung nhiều cặp gen bằng các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Số KH khi xét chung nhiều cặp tính trạng bằng số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Ví dụ:  Cho biết A - hạt vàng : a- hạt xanh; B- hạt trơn : b - hạt nhăn; D - thân cao : d- thân thấp. Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: AabbDd x AaBbdd  sẽ cho số loại và tỉ lệ kiểu g

Để làm tốt bài tập sinh học dạng này các bạn cần xem lý thuyết về nguyên phân trước. Ngoài ra có thể xem thêm dạng bài tập về tính số NST, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân . Sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn làm bài tập tiếp theo: dạng bài tập về tính số lượng tế bào con, số NST cần cung cấp, số thoi vô sắc xuất hiện [bị phá huỷ] qua nguyên phân. Trước tiên các bạn cần hiểu và nhớ một số công thức sau Số tế bào sinh ra qua nguyên phân: + Một tế bào qua k lần nguyên phân sẽ hình thành $2^k$ tế bào con. + a tế bào đều nguyên phân k lần, số tế bào con được tạo thành là: $a.2^k$ tế  bào. Số NST đơn môi trường cần cung cấp: + Một tế bào lưỡng bội [2n NST] qua k lần nguyên phân, số NST đơn môi trường nội bào cần cung cấp: $2^k.2n-2n =  [2^k-1]2n$. + Vậy, a tế bào có 2n NST đều nguyên phân k lần, môi trường cần cung cấp số NST là: $a.[2^k-1]2n$. Số thoi vô sắc xuất hiện, bị phá hủy: + Thoi vô sắc xuất hiện ở kì trước, bị phân hủy hoàn toàn vào kì cuối. Vậy có ba

Sinh vật bình thường có bộ NST 2n, khi giảm phân sẽ cho giao tử bình thường n. Tuy nhiên trong thể đột biến như thể ba nhiễm, thể tứ bội thì giảm phân cho ra những loại giao tử như thế nào. Ở bài này sẽ hướng dẫn các em cách viết và các định tỉ lệ các loại giao tử được tạo ra trong quá trình giảm phân của thể tứ bội [4n]. Ví dụ:  thể tứ bội có kiểu gen AAaa giảm phân bình thường sẽ tạo ra những loại giao tử nào và tỉ lệ bằng bao nhiêu? Để viết giao tử cho thể tứ bội các em sơ đồ hình chữ nhật như bên dưới. Ở mỗi góc của hình chữ nhật ta viết mỗi alen. Ví dụ ở trên cơ thể có kiểu gen AAaa nên ta viết 2 góc có alen A và 2 góc có alen a. Sau đó ta sẽ nối các cạnh và 2 đường chéo để được số loại và tỉ lệ giao tử như sau: Số giao tử AA = 1 Số giaotử aa = 1 Số giao tử Aa = 4 Vậy cơ thể tứ bội có kiểu gen AAaa giảm phân sẽ cho ra 3 loại giao tử lưỡng bội là AA, aa và Aa với tỉ lệ: 1/6AA : 4/6Aa : 1/6aa. Tất nhiên là ta chỉ xét một gen nào đó trong thể tứ bội và dạng này đề cũ

Dạng bài tập sinh học về tính số lượng và tỉ lệ % từng loại  nuclêôtit trên cả 2 mạch của phân tử ADN [hay gen]. Để giải bài tập này bạn cần lưu ý một số vấn đề sau: Cần nhớ: Các nuclêôtit trên hai mạch đơn của ADN [hay gen] liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung A liên kết với T và ngược lại [T liên kết với A] G liên kết với X và ngược lai [X liên kết với G] Công thức Số lượng từng loại nuclêôtit + A=T; G=X => $\frac{A+G}{T+X}=1$ + N=A+T+G+X=2A+2G=2T+2X + A+G=T+X= $\frac{N}{2}$ Tỉ lệ % từng loại nuclêôtit + %A=%T; %G=%X + %[A+T+G+X] = 100% => %[A+G]=%[T+X]=50%N + %A=%T=50%-%G=50%-%X; %G=%X=50%-%A=50%-%T Bài tập có đáp án về tính số lượng, tỉ lệ phần trăm [%] từng loại nuclêôtit trong gen [hay ADN] Bài tập trắc nghiệm vận dụng 1. Gen có hiệu số gữa nuclêôtit loại T với loại nucleoit khác bằng 20%. Tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit của gen là: A. A=T=15%; G=X=35% B. A=T=35%; G=X=65% C. A=T=35%; G=X=15% D. A=T=30%; G=X=20% 2. Gen

ADN là một đại phân tử sinh học được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân các đơn phân là nucleotit. Trong tự nhiên thì phân tử ADN có nhiều dạng cấu trúc nhưng dạng phổ biến nhất là cấu trúc ADN theo dạng B ; Trong chương trình sinh học phổ thông thi chúng ta cũng chủ yếu bàn đến cấu trúc dạng B của ADN mà thôi. Nếu bạn chưa biết cấu trúc ADN dạng B như thế nào thì hãy xem trước bài viết cấu trúc dạng B của phân tử ADN ; Còn ở đây chúng ta chủ yếu bàn đến cách vận dụng lý thuyết về ADN vào giải những bài tập cụ thể liên quan đến cấu trúc ADN dạng B. Trước hết chúng ta bắt đầu với dạng bài tập đơn gian nhất trong series bài vết giải bài tập ADN cơ bản , và đây là bài đầu tiên sẽ hướng dẫn cách tính số nuclêôtit trong phân tử ADN [hay gen] khi biết một trong các đại lượng như: chiều dài ADN, khối lượng ADN, số liên kết hóa trị, số vòng xoắn. Sau đây chúng ta sẽ xem ví dụ về tính số nuclêôtit của ADN [có thể là phân tử ADN hoàn chỉnh hay chỉ là một đoạn ADN] cho từng trường hợp cụ thể:

Phiên mã là quá trình truyền thông tin di truyền từ phân tử ADN mạch kép sang phân tử ARN mạch đơn. Đây là quá trình tổng hợp ARN. Phiên mã diến ra ở kỳ trung gian, lúc nhiễm sắc thể ở dạng dãn xoắn. 1. Cơ chế phiên mã ở sinh vật nhân sơ: Quá trình phiên mã được phân thành 3 Giai đoạn: khởi động, kéo dài và kết thúc . Giai đoạn khởi động: Dưới tác động của enzim ARN-pôlimeraza một đoạn của phân tử ADN [gen] được tháo xoắn và tách 2 mạch đơn ra, trong đó một mạch đơn được dùng làm khuôn để tổng hợp ARN. Giai đoạn kéo dài: + Khi enzim ARN-pôlimeraza di động trên mạch khuôn, mỗi nuclêôtit trên mạch khuôn kết hợp với 1 ribonuclêotit trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung [A-U, T-A, G-X, X-G] + Enzim di động theo chiều 3’ => 5’ và sợi ARN được tổng hợp theo chiều 5’ => 3’. Giai đoạn kết thúc: + Khi enzim ARN-pôlimeraza dịch chuyển gặp dấu hiệu kết thúc thì ngừng lại và nhã mạch khuôn ra, đồng thời mạch ARN được tổng hợp xong và tách khỏi enzim và mạch k

Theo cấu trúc hóa học, cấu trúc không gian của ADN dạng B và quá trình nhân đôi của ADN ta có thể suy luận được một số vấn đề sau: 1. Tổng số liên hiđrô trong phân tử ADN là: H = 2A + 3G = 2T + 3X = N + G = N + X 2. Khi ADN tự nhân nhân đôi một lần thì số liên kết hiđrô bị phá vỡ là: H = 2A + 3G = 2T + 3X = N + G = N + X 3. Khi phân tử ADN tự nhân đôi n lần thì số liên kết hiđrô bị phá vỡ là: $[2A + 3G][2^n - 1] = H.[2^n - 1] = ...$ 4. Số liên kết hiđrô được hình thành sau quá trình nhân đôi so với số liên kết hiđrô ban đầu [hình thành 2 phân tử ADN mới]. Do vậy số liên kết hiđrô được hình thành là: $2H.[2^n - 1] = 2.[2A + 3G][2^n - 1] = ...$ 5. Liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit không bị phá vỡ $\rightarrow$ khi tự sao một lần thì số liên kết cộng hóa trị tăng lên gấp đôi [hình thành 2 mạch mới của ADN con]. 6. Khi tự sao n lần số liên kết hóa trị hình thành là:  $Y[2^n - 1]$ Bài tập vận dụng * Một gen có 450 nuclêôtit loại G và nuclêôtit loại T=35%. Sử dụng dữ

Thể tam nhiễm hay còn gọi là thể ba nhiễm có bộ NST dạng [2n+1]. Khi giảm phân tạo giao tử, NST đang xét có 3 chiếc sẽ hình thành dạng giao tử gồm 2 chiếc [n+1] và 1 chiếc [n] cụ thể, mời các em xem qua tỉ lệ giao tử của thể ba nhiễm sau: AAA giảm phân cho ra 2 loại giao tử với tỉ lệ là 1/2AA : 1/2A . AAa   giảm phân cho ra 4 loại giao tử với tỉ lệ là 1/6AA : 2/6Aa :  2/6A : 1/6a Aaa   giảm phân cho ra 4 loại giao tử với tỉ lệ là 2/6Aa :  1/6 aa : 1/6A : 2/6a aaa   giảm phân cho ra 2 loại giao tử với tỉ lệ là 1/2aa : 1/2a .   Làm thế nào để có được các tỉ lệ giao tử như trên? Các em nếu chưa quen thì sử dụng hình tam giác để xác định loại giao tử cũng như tỉ lệ giao tử của thể ba nhiễm như sau: Ví dụ để viết tỉ lệ các loại giao tử của thể ba có kiểu gen AAa ta kẻ tam giác đều và mỗi đỉnh [góc] tam giác là 1 alen như sau: Với mỗi góc là một giao tử bình thường [n] và mỗi cạnh là một giao tử [n+1]. Vậy cơ thể có kiểu gen AAa giảm phân cho ra các loại: T

Tìm xác suất xuất hiện số alen trội, lặn ở thế hệ con trong phép lai thuộc quy luật di truyền phân li độc lập là dạng bài tập sinh học khó . Nếu chúng ta dùng phương pháp chia riêng từng cặp gen để tính sau đó gộp lại thì  tốn khá nhiều thời gian mà dễ nhầm lẫn. Vì vậy hôm tôi cố gắng tìm công thức chung áp dụng cho mọi trường hợp của đề bài một cách nhanh chóng.  Ở dưới tôi đã đưa ra công thức chung [sẽ chứng minh công thức trong một chuyên đề khác để các bạn cần tìm hiểu chuyên sâu] có kèm theo 2 ví dụ điển hình. Sau khi hiểu công thức các bạn vận dụng để làm 5 bài tập vận dụng có đáp án kèm theo. Các bạn cần trao đổi thêm vui lòng phản hồi [comment] ở cuối bài viết. Toán xác suất trong di truyền học phân tử A. Phương pháp chung: Ở phép lai mà tổng số cặp gen dị hợp của bố và mẹ là n , thì ở đời con loại cá thể có k  alen trội chiếm tỉ lệ $\frac{C_{n}^{k-m}}{2^n}$. Trong đó m là số cặp gen đồng hợp trội ở cả bố và mẹ. Ví dụ 1: Ở phép lai AaBbdd x AabbDd, loại cá th

Video liên quan

Chủ Đề