Cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển dịch như thế nào Lớp 9

Trần Anh

1.Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta. Sự chuyển dịch cơ cấu đó do những nguyên nhân nào? 2.Thành tựu và hạn chế trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân t

a. 3.Tại sao phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp phải gắn với công nghiệp chế biến?

Tổng hợp câu trả lời [1]

1. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta: Cơ cấu ngành kinh tế của nước ta đang chuyển dịch theo hướng : - Giảm tỉ trọng của khu vực nông – lâm – ngư nghiệp [dc] - Tăng tỉ trọng của khu vực xây dựng – công nghiệp[dc] - Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao, có xu hướng ổn định[dc] Nguyên nhân của sự chuyển dịch đó: - Cơ cấu kinh tế đang chuyển biến tốt đẹp theo chiều hướng công nghiệp hóa. - Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là kết quả của công cuộc đổi mới sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. 2.Trình bày thành tựu và hạn chế trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ta *Thành tựu -Trong thời gian qua , đời sống người dân Việt Nam đã và đang được cải thiện [ thu nhập ,giáo dục ,y tế ,nhà ở ,phúc lợi xã hội. -Thành tựu đáng kể trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân là tỷ lệ người lớn biết chữ đạt 90,3% [Năm 1999].Mang lưới các trường học phát triển rộng khắp từ tiểu học THCS,THPT,Cao đẳng,Đại học... -Mức thu nhập bình quân trên đầu người gia tăng : -Người dân được hưởng các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn . -Tuổi thọ bình quân tăng: 1999 tuổi thọ trung bình của nam giới là 67,4 và của nữ giới là 74 .Xếp vào loại cao so với các nước đang phát triển -Tỷ lệ tử vong ,suy dinh dưỡng của trẻ em ngày càng giảm,nhiều dịch bệnh đã bị đẩy lùi . *Hạn chế - Chất lượng cuộc sống của dân cư còn chênh lệch giữa các vùng miền, giữa thành thị và nông thôn , .[dẫn chứng] -Chất lượng cuộc sống của dân cư còn chênh lệch giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội .[dẫn chứng] -Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên mọi miền đất nước là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển con người thời kỳ công nghiệp hóa ,hiện đại hóa. 3.Tại sao phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp phải gắn với công nghiệp chế biến -Có điều kiện chế biến sản phẩm tại chỗ từ cây công nghiệp thành những mặt hàng có giá trị kinh tế cao dễ bảo quản ,dễ chuyên chở tiêu thụ và xuất khẩu ,từ đó cho phép vùng chuyên canh mau chóng mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp -Xây dựng vùng chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến tức là gắn sản xuất nông nghiệp với sản xuất công nghiệp , tạo ra các liên hợp liên minh công –nông nghiệp. Đây chính là bước đi trên con đường hiện đại hóa nền nông nghiệp. -Góp phần giảm cước phí vận chuyển , là điều kiện hạ giá thành sản phẩm , cho phép sản phẩm cây công nghiệp của nước ta xâm nhập và đứng vững trên thị trường thế giới Như vậy ,xây dựng vùng chuyên canh gắn liền với công nghiệp chế biến chính là một hướng tiến bộ của sản xuất nông nghiệp trên con đường hiện đại

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Nguồn lao động nước ta có những thế mạnh gì? Tại sao việc làm là vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay? Nêu biện pháp giải quyết?
  • Những định hướng phát triển kinh tế - xã hội ở ĐBSH cũng với cơ sở khoa học của nó.
  • Căn cứ vào Atlat Địa lí Vỉệt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế ở nước ta sắp xếp theo thứ tự tăng dần về quy mô [năm 2007] là: A. Nha Trang, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Hà Nội. B. Nha Trang, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Hà Nội. C. Thanh Hóa, Nha Trang, Đà Nẵng, Hà Nội. D. Thanh Hoá, Đà Nẵng, Nha Trang, Hà Nội.
  • Dựa vào bản đồ thủy sản - Atlat trang 20, xác định tỉnh có sản lượng nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước ta A. Đồng Tháp B. Quảng Ninh C. An Giang D. Cà Mau
  • Dựa vào Atlat Đia lí Việt Nam, các trung tâm kinh tế có quy mô GDP trên 100 nghìn tỉ đồng năm 2007 là A. TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng B. Hà Nội, TP Hồ Chí Minh C. Hà Nội, Hải Phòng D. Hà Nội, Đà Nẵng
  • : Vẽ biểu đổ thể hiện rõ tình hình sản xuất LTTP giữa 2 vùng ĐBSH và ĐBSCL qua số liệu sau đây:
  • Sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng Bắc Bộ vừa chống rét vừa phải chống hạn vào thời kì A. tháng XI đến tháng I năm sau B. tháng VI đến tháng X năm sau. C. tháng II đến tháng IV. D. tháng V đến thắng VII.
  • Hãy nêu những đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí nước ta? Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta?
  • Đặc điểm nào sau đây không đúng với nền nông nghiệp cổ truyền nước ta? A. Năng suất lao động thấp. B. Sử dụng nhiều sức người. C. Sản xuất theo hướng chuyên môn hóa. D. Đặc trưng bởi sản xuất nhỏ, công cụ thủ công.
  • Những vùng nào sau đây có mức độ tập trung các khu công nghiệp cao nhất cả nước? A. Đông Nam Bộ và đông bằng sông Hồng. B. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. C. Đông Nam Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đông Nam Bộ và duyên hải miền Trung.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 12 hay nhất

xem thêm

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Các câu hỏi tương tự

  • Toán lớp 9
  • Ngữ văn lớp 9
  • Tiếng Anh lớp 9

Đề bài

Cho biết cơ cấu ngành kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo xu hướng nào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại kiến thức chuyển dịch cơ cấu kinh tế - Xem chi tiết

Lời giải chi tiết

Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:

- Tỉ trọng của nông, lâm, ngư nghiệp trong cơ cấu GDP không ngừng giảm: thấp hơn khu vực dịch vụ [từ năm 1992], rồi thấp hơn công nghiệp và xây dựng [từ nám 1994] và đến năm 2002 chỉ còn hơn 20%, chứng tỏ nước ta đang chuyển từng bước từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực này rõ nhất.

- Tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng đã tăng lên nhanh nhất, chứng tỏ quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đang tiến triển.

- Khu vực dịch vụ có tỉ trọng tăng khá nhanh trong nửa đầu thập kỉ 90 thế kỉ XX. Nhưng sau đó, tỉ trọng của khu vực này giảm rõ rệt.

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ Đề