Cơ sở tiền và cơ sở dồn tích là gì năm 2024

Kế toán dồn tích (nguyên tắc kế toán theo cơ sở dồn tích) là chuẩn mực kế toán quan trọng đối với hầu hết các doanh nghiệp hiện nay. Phương pháp này cung cấp bức tranh chi tiết về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vậy kế toán dồn tích là gì? Nguyên tắc kế toán dồn tích có vai trò gì trong nghiệp vụ kế toán và doanh nghiệp? Các câu hỏi này sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây. Mời các bạn cùng tìm hiểu nhé!

\>>> Xem thêm nội dung hữu ích:

  • Kế toán thương mại – Dễ dàng theo dõi chi tiết hoạt động mua/bán hàng với EasyBooks
  • 6 sai lầm kế toán khiến doanh nghiệp nhỏ chịu rủi ro

Định nghĩa

Kế toán dồn tích là phương pháp ghi nhận tài sản, nguồn vốn doanh thu và chi phí được sử dụng trong kế toán dựa trên nguyên tắc dự thu dự chi. Tức là, phương pháp này ghi nhận toàn bộ sự kiện tài chính phát sinh tại thời điểm hiện tại và dòng tiền ra/vào dự kiến trong tương lai nhằm đưa ra bức tranh chính xác nhất về tình hình tài chính của công ty.

Ví dụ

Một siêu thị ký hợp đồng đặt hàng rau củ vào ngày 06/10/2021 với doanh nghiệp nông sản trên địa bàn. Sản phẩm được giao vào ngày 15/10/2021. Thỏa thuận với nhà cung cấp xuất hóa vào ngày 06/10/2021 và thanh toán trong vòn 30 ngày. Áp dụng kế toán dồn tích, siêu thị ghi nhận bút toán từ ngày 06/10/2021 thay vì ngày thực chi.

Phân biệt kế toán dồn tích và kế toán tiền mặt

Thay vì ghi nhận các bút toán thu, chi vào ngày nó phát sinh như kế toán dồn tích, kế toán tiền mặt ghi nhận doanh thu và chi phí theo nguyên tắc thực thu – thực chi. Các bút toán chỉ được ghi nhận khi thanh toán được thực hiện hoặc nhận được.

Ví dụ

Trường hợp nhập rau củ như siêu thị trên, giả sử siêu thị thanh toán tiền hàng cho doanh nghiệp vào ngày 26/10/2021. Áp dụng nguyên tắc kế toán tiền mặt, bút toán sẽ được ghi nhận vào ngày mà siêu thị thanh toán tiền hàng cho công ty nông sản, tức là ngày 26/10/2021.

Cơ sở tiền và cơ sở dồn tích là gì năm 2024

Tại sao kế toán dồn tích được các doanh nghiệp lớn áp dụng?

Theo nghiên cứu vào năm 1898 đã chỉ ra rằng, kế toán dồn tích vượt trội hơn so với kế toán tiền mặt. Do thông tin mang lại theo kế toán dồn tích phản ảnh đầy đủ và chi tiết tình hình tài chính của doanh nghiệp giúp các nhà quản lý thông tin kế toán dồn tích hiệu quả hơn so với các nhà quản trị thông tin kế toán tiền mặt. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng lựa chọn kế toán dồn tích. Bởi các doanh nghiệp nhỏ có mô hình hoạt động đơn giản. Các khoản thu chi dựa trên những phát sinh thực tế, vì thế các doanh nghiệp này lựa chọn áp dụng kế toán tiền mặt. Ghi nhận các bút toán thực tế vào bảng tính và quản lý chúng.

4 lý do các doanh nghiệp lớn chọn kế toán dồn tích là:

Đánh giá kết quả hoạt động thực tế của doanh nghiệp

Cụ thể, doanh nghiệp có hàng tồn kho phải sử dụng phương pháp kế toán dồn tích, ghi lại doanh thu và chi phí khi bán hàng kể từ khi nó phát sinh mà không dựa vào thời điểm thu tiền. Điều này giúp các quản lý hiểu kết quả thực tế của việc kinh doanh khi doanh thu được ghi nhận trong suốt thời kỳ diễn ra các hoạt động kinh doanh và chi phí được ghi nhận trong cùng thời kỳ với doanh thu liên quan.

Mô tả chính xác hoạt động của công ty

Kế toán dồn tích cung cấp mô tả chính xác hơn về hoạt động tài chính của công ty. Vì thu nhập và nợ được vạch ra một cách chính xác, điều này cho phép doanh nghiệp quản lý các mô hình hoạt động tài chính của công ty.

Lên kế hoạch kinh doanh trong tương lai

Nhờ báo cáo cao chi tiết về các dòng tiền thực thu – thực chi trong hiện tại và các dòng tiền dự thu – dự chi trong tương lai, quản lý các cấp dễ dàng thấy được tình hình hoạt động của doanh nghiệp từ đó đưa ra các kế hoạch đẩy mạnh kinh doanh, sản xuất trong tương lai vào từng thời điểm phù hợp.

Thu hút vốn đầu tư

Các nhà đầu tư và cổ đông tiền năng muốn xem những báo cáo chi tiết và phản ánh được tình trạng kinh doanh thực tế của doanh nghiệp trước khi quyết định đầu tư. Các báo cáo cho thấy dòng thu nhập tốt trong một thời kỳ cụ thể sẽ thu hút các nhà đầu tư tiềm năng.

Trong doanh nghiệp, không phải nghiệp vụ kinh tế nào cũng được thanh toán ngay khi phát sinh chi phí, đồng thời cũng có những nghiệp vụ được thanh toán trước khi chúng diễn ra. Bài học sau sẽ làm rõ cách ghi nhận chi phí trong các trường hợp trên

1. Chi phí dồn tích (Accruals)

  1. Định nghĩa
  • Theo chuẩn mực IAS01 - Nguyên tắc cơ sở dồn tích được hiểu ngắn gọn như sau:

Trong các nghiệp vụ kinh tế của doanh nghiệp, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh chứ không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền.

Dựa trên cơ sở đó, ta có định nghĩa về:

  • Chi phí dồn tích (Accruals) là những chi phí thực tế đã phát sinh nhưng chưa được thanh toán.
    Cơ sở tiền và cơ sở dồn tích là gì năm 2024
  • Khoản chi phí này được trình bày trên Báo cáo tài chính (Statement of Financial Position/SoFP) là một khoản Nợ phải trả (Liability)
  1. Cách hạch toán

Tài khoản “Chi phí dồn tích” (Accruals) được ghi nhận như khoản Nợ phải trả (Liability)

Cơ sở tiền và cơ sở dồn tích là gì năm 2024

2. Chi phí trả trước (Prepayments)

  1. Định nghĩa
  • Chi phí trả trước (Prepayments): chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ kế toán. Khoản chi phí này được kế toán kết chuyển hợp lý vào chi phí sản xuất kinh doanh của các kỳ kế toán sau.
    Cơ sở tiền và cơ sở dồn tích là gì năm 2024
  • Các chi phí thường được phản ánh trong Chi phí trả trước:

- Chi phí trả trước về thuê cơ sở hạ tầng, thuê hoạt động TSCĐ phục vụ cho sản xuất kinh doanh nhiều kỳ kế toán