Có thể xác định trong thành phần một chất hữu cơ X có clo hay không bằng cách nào

I. Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ

Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon [trừ CO, CO2, muối cacbonat, xianua, cacbua...].

Hóa học hữu cơ là ngành Hóa học nghiên cứu các hợp chất hữu cơ.

II. Phân loại hợp chất hữu cơ

Người ta thường dùng cách phân loại hợp chất hữu cơ dựa theo thành phần các nguyên tố tạo nên hợp chất đó.


Ngoài ra người ta còn phân loại hợp chất hữu cơ theo mạch cacbon: Hợp chất hữu cơ mạch vòng; hợp chất hữu cơ mạch không vòng.

Trong mỗi loại lại được chia chi tiết hơn.

III. Đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ

1. Đặc điểm cấu tạo

Liên kết hóa học trong phân tử các hợp chất hữu cơ chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.

2. Tính chất vật lí

- Các hợp chất hữu cơ thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp [dễ bay hơi].

- Phần lớn các hợp chất hữu cơ không tan trong nước, nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.

3. Tính chất hóa học

Các hợp chất hữu cơ thường kém bền với nhiệt và dễ cháy.

Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau trong cùng một điều kiện, nên tạo ra hỗn hợp sản phẩm.

IV. Sơ lược về phân tích nguyên tố

Để thiết lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ, cần tiến hành phân tích định tính và định lượng các nguyên tố.

1. Phân tích định tính

a. Mục đích: Xác định nguyên tố nào có trong thành phần phân tử hợp chất hữu cơ.

b. Nguyên tắc: Chuyển các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ thành các chất vô cơ đơn giản rồi nhận biết chúng bằng các phản ứng đặc trưng.

c. Phương pháp tiến hành: Trong phòng thí nghiệm, để xác định định tính cacbon và hiđro, người ta nung hợp chất hữu cơ với CuO để chuyển nguyên tố C thành CO2, nguyên tố H thành H2O.

Phương pháp xác định nguyên tố N trong một số hợp chất đơn giản là chuyển nguyên tố N trong hợp chất hữu cơ thành NH3 rồi nhận biết bằng giấy quỳ tím ẩm.

2. Phân tích định lượng

a. Mục đích: Xác định thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố trong phân tử hợp chất hữu cơ.

b. Nguyên tắc

Cân một khối lượng chính xác hợp chất hữu cơ, sau đó chuyển nguyên tố C thành CO2; nguyên tố H thành H2O; nguyên tố N thành N2,...

Xác định chính xác khối lượng hoặc thể tích của các chất CO2, H2O, N2, ... tạo thành, từ đó tính thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố.

c. Phương pháp tiến hành

Để xác định thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố C, H, N, O trong chất hữu cơ, người ta tiến hành như sau:

- Nung một khối lượng chính xác [a gam] hợp chất hữu cơ chứa các nguyên tố H, O, N đã được trộn đều với bột CuO.

- Hấp thụ hơi H2O và khí CO2 lần lượt bằng H2SO4 đặc và KOH. Độ tăng khối lượng của mỗi bình chính là khối lượng H2O và CO2 tương ứng. Khí nitơ sinh ra được xác định chính xác thể tích và thường được quy về điều kiện tiêu chuẩn [đktc].

Tính khối lượng H, C, N và phần trăm khối lượng của chúng trong hợp chất nghiên cứu. Từ đó tính được phần trăm khối lượng oxi.

d. Biểu thức tính

${m_C} = \frac{{{m_{C{O_2}}}.12,0}}{{44,0}}$ [g]

${m_H} = \frac{{{m_{{H_2}O}}.2,0}}{{18,0}}$ [g]

${m_N} = \frac{{{V_{{N_2}}}.28,0}}{{22,4}}$ [g]

$\% C = \frac{{{m_C}.100\% }}{a}$

$\% H = \frac{{{m_H}.100\% }}{a}$

$\% N= \frac{{{m_N}.100\% }}{a}$

$\% O = 100\%  - \% C - \% H - \% N$

Hiện nay có các thiết bị hiện đại tự động phân tích phần trăm khối lượng của hầu hết các nguyên tố.

Page 2

SureLRN

Hợp chất X có CTĐGN là CH3O. CTPT nào sau đây ứng với X ?

Hợp chất X có CTĐGN là C4H9ClO. CTPT nào sau đây ứng với X ?

Hiđrocacbon A có tỉ khối so với He bằng 14. CTPT của A là :

Khoảng giữa tháng 12 năm 2019, dịch viêm phổi cấp COVID-19 do chủng virus corona mới đã bùng phát tại thành phố Vũ Hán, thuộc tỉnh Hồ Bắc ở miền trung Trung Quốc. Triệu chứng của bệnh bao gồm sốt, ho, khó thở,… và có thể gây tử vong cho con người. Trong thời gian dịch bệnh diễn biến phức tạp, Bộ Y tế Việt Nam đã đưa ra các khuyến cáo phòng dịch trong đó có việc sử dụng nước rửa tay khô. Thành phần chính của nước rửa tay khô là cồn y tế [ancol etylic]. Trong đó, một số loại nước rửa tay khô được bổ sung thêm chất X giúp làn da mịn màng, tươi trẻ, hạn chế nếp nhăn. Biết đốt cháy 9,89 gam X cần dùng 20,8656 lít khí O2 [đktc] thu được CO2 và H2O. Hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba[OH]2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 91,701 gam. X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Công thức phân tử của X là [biết NTK: H = 1; C = 12; O = 16]

Ma túy đá hay còn gọi là hàng đá, chấm đá là tên gọi chỉ chung cho các loại ma túy tổng hợp, có chứa chất Methamphetamine [Meth]. Những người thường xuyên sử dụng ma túy gây ra hậu quả là suy kiệt thể chất, hoang tưởng, thậm chí mất kiểm soát hành vi, chém giết người vô cớ, nặng hơn sẽ mắc tâm thần. Khi oxi hóa hoàn toàn 104,3 gam Meth bằng CuO dư, dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 đựng dung dịch H2SO4 đặc, bình 2 đựng dung dịch Ba[OH]2 dư. Sau khi kết thúc thí nghiệm thấy khối lượng bình 1 tăng 94,5 gam, ở bình 2 tạo thành 1379 gam kết tủa và còn 7,84 lít khí [đktc] thoát ra. Biết Meth có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Công thức phân tử của Meth là

Cho m gam hợp chất hữu cơ no, mạch hở X [phân tử chứa các nhóm – OH, – COO –, – COOH, – CH2 –, không có nhóm chức khác]. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 300ml dung dịch NaOH 1M, thu được một sản phẩm hữu cơ Y duy nhất. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được 20,16 lít CO2 [đktc] và 12,6 gam H2O. Cho các phát biểu sau:

[a] Khối lượng phân tử của X là 234.

[b] Đốt cháy X, thu được số mol CO2 bằng số mol O2 đã phản ứng.

[c] Y có công thức cấu tạo là HO – CH[CH3] – COONa.

[d] Khối lượng của Y là 33,6 gam.

Số phát biểu đúng là

Khi sử dụng nước máy, hầu hết chúng ta đều thấy trong nước có mùi hắc của hóa chất Clo. Vậy Clo là gì? Nó được cho vào nước máy với tác dụng gì? Tại sao Clo lại có thể diệt khuẩn trong nước? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy cùng đón xem!

Clo là gì?

Clo là tên viết tắt của Chlorine là một halogen. Clo nặng hơn không khí khoảng 2,5 lần.

Ion Clo là một thành phần trong muối NaCl và các hợp chất khác. Clo khi ở dạng khí có màu vàng nhạt, mùi rất khó ngửi và là một chất độc cực mạnh.

Ứng dụng của Clo là gì trong đời sống sinh hoạt và sản xuất 

Clo là một hóa chất quan trọng và có nhiều ứng dụng trong đời sống và trong các ngành công nghiệp. Tại sao dùng Clo để khử trùng nước? Nhờ vào khả năng diệt khuẩn của Clo, nó được ứng dụng khá nhiều trong cuộc sống. Vậy tác dụng của clo là gì hay Clo có tác dụng gì trong đời sống sinh hoạt và sản xuất?

  • Sử dụng để diệt khuẩn cho nước. Clo là gì? Clo xử lý nước thường được ứng dụng phổ biến trong phạm vi xử lý nước cấp phục vụ sinh hoạt, sản xuất; khử trùng nước bể bơi; khử trùng nước thải; sử dụng cho đài phun nước; phục vụ cho chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Thậm chí, một lượng nhỏ nước uống cũng được sử dụng Clo khử trùng.
  • Được sử dụng để sản xuất các loại muối như muối Clorat, clorofom, carbon tetraclorua và trong chiết xuất brôm.
  • Clo là gì? Được sử dụng làm gì? Nó được sử dụng trong sản xuất giấy, khử trùng, thuốc nhuộm, thực phẩm, thuốc trừ sâu, sơn, chất dẻo, dược phẩm, dệt may và nhiều các sản phẩm tiêu thụ khác.

Cơ chế diệt khuẩn của Clo

Clo là gì? Ở bất cứ dạng tồn tại nào, Clo đều là một chất oxy hóa rất mạnh. Khi tác dụng với nước tạo thành hợp chất axit hypocloro, một chất có tính khử trùng cực mạnh.

Trong việc khử trùng nước bằng Clo cần đảm bảo quy định an toàn, tiệt trùng nhưng không làm giảm mùi vị của nước. Cơ chế diệt khuẩn của clo là gì? Cơ chế này gồm có 2 giai đoạn: Đầu tiên chất khử trùng khuếch tán xuyên qua vỏ tế bào của vi sinh vật sau đó phản ứng với men bên trong tế bào và phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn đến phá hủy tế bào.

Tốc độ phản ứng của quá trình khử trùng được xác định bằng động học của quá trình khuếch tán chất tiệt trùng qua vỏ tế bào và động học của quá trình phân hủy men tế bào.

Clo là gì? Các hóa chất thường dùng là các chất oxy hóa mạnh hơn để oxy hóa men của tế bào vi sinh vật và tiêu diệt chúng như các halogen clo, brom; clo dioxyt; các hypoclorit và các muối của nó; ozôn…. Phương pháp khử trùng hóa học có hiệu suất cao nên được sử dụng rộng rãi với nhiều quy mô. 

Tại sao Clo có tác dụng diệt khuẩn trong nước?

Tác dụng của clo là gì? Nguồn nước ngày nay ngày càng ô nhiễm và chứa rất nhiều vi sinh vật gây hại cho cơ thể người. Khử trùng nước nhằm mục đích tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh trong nước. Khử trùng nước bằng Clo là gì? Đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Clo vốn là một loại hóa chất được sử dụng trong hệ thống cấp nước ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tác dụng của Clo để khử trùng nước có thể kể đến:

  • Dễ dàng khử được mùi và các chất độc hại trong nước
  • Hiệu quả khử trùng cao với phạm vi rộng các loại vi khuẩn
  • Khử trùng bằng Clo nếu đúng liều lượng và phương pháp sẽ không ảnh gây hại đến sức khỏe
  • Clo là gì? Nó là hóa chất rẻ và dễ tìm. Do đó khử trùng nước bằng Clo khá tiết kiệm nhưng lại cho hiệu quả cao
  • Khi khử trùng nước bằng Clo cho phép lưu lại một lượng nhất định nồng độ Clo đóng vai trò ngăn ngừa sự tái nhiễm khuẩn cho nguồn nước đã xử lý trong quá trình lưu trữ nước.

Khử trùng nước sinh hoạt bằng CLO có đảm bảo không ?

Clo là gì? Nó là một chất oxy hóa mạnh, ở bất cứ dạng nào, nguyên chất hay hợp chất, khi clo tác dụng với nước đều cho các phân tử axit hypocloro [HOCl], một hợp chất có năng lực khử trùng rất mạnh. Clo hoạt tính là gì?

Cơ chế tác động của clo là gì: Quá trình hủy diệt vi sinh vật xảy ra qua hai giai đoạn: đầu tiên chất khử trùng khuếch tán xuyên qua vỏ tế bào của vi sinh vật, sau đó phản ứng với men bên trong tế bào và phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn đến diệt vong tế bào.

Hiệu quả khử trùng của clo là gì? Tốc độ phản ứng quá trình khử trùng được xác định bằng động học của quá trình khuếch tán chất diệt trùng qua vỏ tế bào và động học của quá trình phân hủy men tế bào. Tốc độ quá trình khử trùng tăng khi nồng độ của chất khử trùng và nhiệt độ của nước tăng, ngoài ra tốc độ khử trùng còn phụ thuộc vào dạng không phân ly của chất khử trùng.

Vì quá trình khuếch tán qua vỏ tế bào xảy ra nhanh hơn cả quá trình phân ly. Tốc độ quá trình khử trùng còn phụ thuộc vào cả hàm lượng các chất hữu cơ, các cặn lơ lửng và các chất khử khác. Khi trong nước có hàm lượng cao của các chất này thì tốc độ quá trình khử trùng sẽ giảm đi đáng kể.

Thường thì Clo không có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng ngoài việc nó làm cho nước có mùi khó chịu. Vậy tác hại của Clo là gì? Hàm lượng Clo trong nước sinh hoạt quá cao, Clo dư thừa có thể tạo ra các sản phẩm phụ như trihalomethanes và các chất có hại khác sẽ không tốt cho trẻ em hoặc các thai phụ.

Để khắc phục tình trạng trên và cũng là lời giải cho thắc mắc "Biện pháp để loại bỏ clo là gì khi hàm lượng của nó dư thừa?", có thể sử dụng một vài phương pháp như phơi nước ở nơi thoáng khí một thời gian để khí Clo bay đi bớt, hoặc cho nước vào chai và bỏ vào tủ lạnh một tiếng hoặc lâu hơn cũng có thể làm giảm bớt mùi Clo [tuy nhiên không nên lưu nước này lâu hơn 24h sẽ làm chất lượng nước giảm đi].

Ngày nay, người tiêu dùng cũng đã biết nhiều đến các thiết bị hay máy lọc nước, than hoạt tính trong các thiết bị lọc này có thể giảm lượng Clo dư đến 99%, mang lại cho nước của bạn mùi vị tốt và ngọt hơn, đồng thời hiểu hơn về clo là gì và những thông tin liên quan khác đến clo.

Clo tồn dư trong nước sinh hoạt gây TÁC HẠI gì?

Clo là gì? Clo có độc không? Thông thường, hàm lượng Clo tồn tại trong nước nếu ở mức cho phép theo quy định thì không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe mà chỉ có mùi hắc rất khó chịu khi sử dụng. Tuy nhiên nếu hàm lượng Clo dư trong nước vượt quá mức cho phép và sử dụng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe chúng ta.

  • Tác hại của Clo là gì? Clo khi tác dụng với các hợp chất hữu có trong nước tạo thành hợp chất THM’s – có thể gây ung thư
  • Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, da chúng ta tiếp xúc với Clo sẽ làm cho da khô và dễ mắc các bệnh ngoài da như ngứa, viêm da…

Tác hại của hàm lượng tồn dư Clo là gì: Uống nước có chứa hàm lượng Clo dư quá nhiều có thể gây bệnh hen suyễn, suy giảm hệ miễn dịch và làm giảm chức năng gan. 

Vậy đâu là giải pháp để loại bỏ Clo dư ra khỏi nước?

Clo là gì? Biện pháp nào có thể loại bỏ lượng clo tồn dư trong nước máy. Có khá nhiều biện pháp để loại bỏ clo tồn dư trong nước. Thông thường bạn có thể phơi nước dưới ánh nắng mặt trời trước khi sử dụng. Tuy vậy, biện pháp này chỉ loại bỏ được một phần clo trong nước chứ không loại bỏ được triệt để. Vậy giải pháp nào là an toàn và toàn diện để loại bỏ clo dư ra khởi nước? Cùng HomeAir tìm hiểu ngay!

Đối với nước uống trực tiếp

Biện pháp loại bỏ hàm lượng dư thừa của clo là gì trong nước uống trực tiếp? Sử dụng máy lọc nước AO Smith cho gia đình là biện pháp được nhiều gia đình sử dụng hiện nay. Máy lọc nước AO Smith có thể loại bỏ các tạp chất, chất bẩn, kim loại nặng, vi khuẩn, virus, loại bỏ màu, mùi hợp chất hữu cơ, khí clo…

Máy lọc nước gia đình cho nước đầu ra đạt quy chuẩn nước uống trực tiếp của BYT. Nước có thể uống trực tiếp mà không cần đun sôi.

Hiện nay đối với máy lọc nước cho gia đình, có các công nghệ lọc phổ biến là công nghệ lọc RO, công nghệ lọc nano, công nghệ điện phân. Đây là những lời giải hoàn hảo cho thắc mắc "Biện pháp loại bỏ hàm lượng dư thừa Clo là gì?".

Đối với nước sinh hoạt

Nước sinh hoạt chứa Clo cũng là một vấn đề đáng lo bởi nếu da chúng ta tiếp xúc với hóa chất này thì cũng gây nên những ảnh hưởng không tốt cho da và sức khỏe. Để loại bỏ hóa chất này trong nước sinh hoạt chúng ta nên sử dụng hệ thống lọc tổng nước sinh hoạt để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho cả gia đình. Hệ lọc tổng sẽ giúp loại bỏ các chất độc hại có trong nước và giúp bảo vệ các thiết bị trong gia đình bạn.

Tổng kết, Clo là gì? một hóa chất rẻ nhưng lại đem lại hiệu quả tốt trong việc diệt khuẩn. Vì vậy, cho đến hiện nay đây vẫn là một loại hóa chất quan trọng trong xử lý nước. Ngày nay, ngoài nước sạch chúng ta còn phải lưu tâm tới chất lượng không khí ô nhiễm cần cải thiện bằng việc sử dụng máy lọc không khí hoặc robot hút bụi lau nhà thông minh.

[Nguồn tham khảo: chuyên gia về nước và xử lý nước sạch]

Tags: clokhái niệmtác dụngtác hạinướcMáy lọc nước

Video liên quan

Chủ Đề