Con người có bao nhiêu cái xương sườn

Trẻ em có số lượng xương nhiều hơn người lớn, cứ 20 người lại có 1 người có xương sườn thừa, xương nhỏ nhất là xương tai giữa với chiều dài dưới 4mm, xương đùi chiếm 27,5% chiều dài cơ thể... là những sự thật không phải ai cũng biết về hệ thống xương ở người.

VIDEO Sự thật thú vị về xương không phải ai cũng biết

Trẻ nhỏ có nhiều xương hơn người lớn

Bộ xương của một đứa bé mới sinh có xấp xỉ khoảng 300 thành phần khác nhau, tạo nên một hỗn hợp xương và sụn. Phần sụn cuối cùng thì cứng lên để trở thành xương trong một quá trình được gọi là sự hóa xương. Theo thời gian, số xương “thừa” trong trẻ sơ sinh hợp nhất lại thể tạo ra những chiếc xương lớn hơn, giảm thiểu số lượng xương tổng thể xuống còn 206 khi đến tuổi trưởng thành.

Bàn chân và bàn tay chứa hơn một nửa số xương trong cơ thể

Mỗi bàn tay có 27 cái xương và mỗi bàn chân có 26 cái, có nghĩa là một cơ thể với hai bàn tay và hai bàn chân thì đã có 106 chiếc xương nằm ở đó. Hay nói cách khác, bàn tay và bàn chân chứa hơn nửa số xương trong cơ thể bạn.

Một vài người có một cái xương sườn thừa

Hầu hết người trưởng thành có 24 xương sườn (12 cặp), nhưng cứ trong khoảng 500 người thì một người có một cái xương sườn phụ, gọi là xương sườn cổ. Chiếc xương này mọc ngay trên phần cổ trên xương đòn, nó thường không thành hình hoàn chỉnh, nhiều khi nó chỉ là một sợi mô rất mỏng.

Mỗi chiếc xương đều được nối với một chiếc xương khác- trừ một ngoại lệ

Xương móng là một chiếc xương có hình móng ngựa trong cổ họng, được coi là nền tảng căn bản trong việc hình thành giọng nói, nó nằm giữa cằm và sụn tuyến giáp. Nó cũng là chiếc xương duy nhất trong cơ thể không kết nối với bất kì một chiếc xương nào khác.

Loài người đã phải đối mặt với u xương trong hơn 120.000 năm

Vào năm 2013, các nhà khoa học đã tìm ra một khối u trong xương sườn của người Neanderthal có niên đại lên đến 120.000- 130.000 năm. Đây là khối u trong người cổ xưa nhất từng được phát hiện.

Xương không phải cấu trúc chắc nhất trong cơ thể người

Xương rất chắc và khỏe, được cấu tạo để nâng đỡ một lực rất lớn, chúng còn cứng hơn cả thép. Nhưng, xương không phải cấu trúc chắc nhất trong cơ thể chúng ta.

Danh hiệu này được đặt cho một bộ phận khác của hệ thống xương: men răng. Chất này bảo vệ chân răng và độ cứng của nó có được là do nồng độ chất khoáng cao (chủ yếu là muốn canxi), theo như nghiên cứu của Viên Y tế Quốc gia Hoa Kỳ.

Con người không trực tiếp điều khiển xương

Khi con người di chuyển tay, chân hay bất kì một bộ phận nào khác của cơ thể, đó không phải là chúng ta đang ra lệnh cho xương chuyển động, mà là chúng ta đang ra lệnh cho các cơ – được gắn vào xương – chuyển động.

Xương sườn bao gồm những xương xuất phát từ khu vực cột sống, xung quanh cơ thể và gắn vào vị trí xương ức nhằm bảo vệ các cơ quan bên trong khoang ngực. Cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để biết cấu tạo và cách đếm xương sườn chuẩn xác nhất nhé.

Xương sườn gồm tổng cộng bao nhiêu cái

Xương sườn bao gồm các xương thẳng, cong tạo thành lồng ngực. Loại xương này cực kỳ nhẹ, có khả năng phục hồi rất cao và đóng vai trò chủ đạo trong việc bảo vệ các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể. Người bình thường sẽ có 12 cặp xương sườn giúp tạo nên tổng thể 24 xương sườn.

Con người có bao nhiêu cái xương sườn

Tuy nhiên có những người được sinh ra với hơn 24 xương sườn, những xương này được gọi là xương thừa. Ngược lại một số người sinh ra với ít hơn 24 xương sườn sẽ được gọi là thiếu xương sườn.

Ta có thể nắm rõ cách đếm xương sườn và phân biệt xương sườn theo hai loại là xương sườn thật và xương sườn giả:

  • Xương sườn thật: bảy bộ xương sườn đầu tiên được gọi là xương sườn thật. Nhờ vào các sụn liên sườn ở giữa ngực, xương sườn thật được kết nối với cạnh xương ức. Những xương này kết nối vài đốt sống ngực của cột sống tại phía sau.
  • Xương sườn giả: Những bộ sườn thứ 8, 9, 10 được gọi là xương sườn giả vfa không được kết nối riêng lẻ với xương ức. Những xương này được cố định vào các xương sườn bên trên bởi sụn sườn đồng thời có thể kết nối với đốt sống ngực tại phía sau.

Bộ xương sườn số 11 và 12 được gọi là xương sườn cụt, những xương này chỉ kết nối với đốt sống ngực của cột sống tại phía sau.

Đặc biệt số lượng xương sườn ở cả nam và nữ là giống nhau và hầu hết mọi người đều có tổng số lượng xương sườn là 24 cái.

Chi tiết giải phẫu cấu tạo xương sườn

Hiện nay có hai loại xương sườn mà bạn có thể phân biệt là xương sườn điển hình và xương sườn không điển hình với đặc điểm cụ thể như sau.

Xương sườn điển hình

Những cặp xương sườn từ 3 đến 9 được gọi là xương sườn điển hình và giống nhau về chức năng, cấu trúc. Mỗi xương được cấu tạo từ ba thành phần chính bao gồm phần đầu, cổ và trục.

  • Phần đầu: mặt trên của mỗi xương sườn sẽ kết nối với các đốt sống phía trên và mặt bên dưới của mỗi xương sườn kết nối với các đốt sống tương ứng về mặt số lượng.
  • Phần cổ: đây là một vùng có vị trí thu hẹp của xương sườn và chứa các khớp cung đốt sống tương ứng được gọi là khớp dịch chuyển ngang.
  • Trục: có một rãnh nhỏ ở mỗi xương được gọi là rãnh bên trong giúp bảo vệ tim mạch, dây thần kinh và động mạch chạy dọc với xương sườn.

Xương sườn không điển hình

Thế nào là xương sườn không điển hình? Tại sao lại có cái tên lạ đến như vậy? Xương sườn không điển hình là những xương có số thứ tự là 1, 2, 10 và 12 do có cấu trúc khác biệt với các xương còn lại.

Theo đó xương số 1 có đặc điểm là ngắn và to, xương số 2 hài và hẹp hơn, xương số 10, 11 và 12 là xương không điển hình. Đôi khi một số người có xương sườn phía trên xương sườn số 1 và thường được gọi là xương sườn cổ. Xương này có thể gây cản trở một số chức năng bình thường của các dây thần kinh, động mạch và tĩnh mạch ở gần xương quai xanh.

Chức năng chủ yếu của xương sườn

Ngoài nắm rõ cách đếm xương sườn thì bạn cần ghi nhớ những chức năng chính của xương sườn như sau:

Con người có bao nhiêu cái xương sườn

  • Bảo vệ các cơ quan quan trọng bên trong lồng ngực con người như tim, phổi, gan và lá lách.
  • Duy trì khoảng không gian bên trong của lồng ngực vì vậy trong quá trình hít thở phổi có thể thực hiện các chức năng như mở rộng hay co lại.

Theo đó bảo vệ các cơ quan nằm bên trong của lồng ngực được xem là chức năng quan trọng số một của xương sườn. Những cơ quan này bao gồm tim, phổi, khí quản, thực quản, cơ hoành cũng như nhiều dây thần kinh và các cấu trúc mạch máu. Vì có sự bảo vệ của xương sườn mà các cơ quan này có thể hoạt động tốt, an toàn và hiệu quả.

Phụ nữ và đàn ông có bao nhiêu xương sườn?

Vị trí của Xương sườn Hầu hết mỗi người trưởng thành sẽ có 24 xương sườn (12 cặp). Tuy nhiên, cứ khoảng 500 người thì có một người có thêm một cái xương sườn phụ, được gọi là xương sườn cổ. Chiếc xương này mọc ở phần cổ trên xương đòn, thường không thành hình hoàn chỉnh và đôi khi chỉ là một sợi mô rất mỏng.

Gãy xương sườn bao lâu thì hồi phục?

Nếu không có biến chứng, xương sườn bị gãy thường sẽ lành lại sau 4 đến 6 tuần. Nếu các triệu chứng kéo dài sau giai đoạn này, nguyên nhân có thể là do xương bị chậm lành hoặc trong một số trường hợp hiếm gặp là bệnh xương giả gây đau (không có mô xương mới hình thành nào làm cầu nối vị trí gãy xương).

Cơ thể con người có bao nhiêu cái xương?

Người trưởng thành có 206 chiếc xương, chiếm khoảng 15% trọng lượng cơ thể.

Bị rạn xương sườn bao lâu thì khỏi?

Vết rạn, nứt xương thường hồi phục sau khoảng 6 – 8 tuần, khi các triệu chứng sưng đau đã hoàn toàn biến mất. Trong khoảng thời gian này, người bệnh nên ngừng các hoạt động có thể gây tổn thương để tránh vết nứt tiến triển nghiêm trọng hoặc tái phát về sau.