Công lao to lớn của lê hoàn là gì

Ngô Quyền: Người tổ chức và lãnh đạo quân dân ta làm nên chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938. Đó là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta, kết thúc ách thống trị hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc đối với nước ta, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự chủ của đất nước.

Ngô Quyền xưng vương, đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, đã khẳng định nước ta có giang sơn, bờ cõi riêng, do người Việt làm chủ và tự quyết định vận mệnh của mình.

Đinh Bộ Lĩnh: Là người có công lớn trong việc dẹp “Loạn 12 sứ quân”. Vì trước nguy cơ ngoại xâm mới [mưu đồ xâm lược nước ta của nhà Tống] đòi hỏi phải nhanh chóng thống nhất lực lượng để đối phó. Đó cũng là nguyện vọng của nhân dân ta thời bấy giờ. Đinh Bộ Lĩnh đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử đó.

Việc Đặt tên nước [là Đại Cồ Việt], chọn kinh đô và không dùng niên hiệu của hoàng đế Trung Quốc đã khẳng định đất nước ta là “nước Việt lớn”, nhà Đinh có ý thức xây dựng nền độc lập, tự chủ.

Lê Hoàn: Là người tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất năm 981 giành thắng lợi, có ý nghĩa to lớn.

Thắng lợi ấy đã biểu thị ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của quân dân ta; chứng tỏ bước phát triển mới của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của Đại Cồ Việt.

Trong giai đoạn lịch sử củng cố bảo vệ nền độc lập và buổi đầu xây dựng đất nước, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn là những vị anh hùng dân tộc, được nhân ta kính trọng, biết ơn, nhiều nơi lập đền thờ.

CÔNG LAO CỦA NGÔ QUYỀN

- Năm 938, Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chính thức kết thúc gần một thiên niên kỉ Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập lâu dài.

- Sau khi chiến thắng oanh liệt, ông lên ngôi vua năm 939, sáng lập nhà Ngô.

- Là 1 trong 14 vị anh hùng dân tộc của lịch sử VN.

CÔNG LAO CỦA ĐINH BỘ LĨNH

- Dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn, trở thành vị hoàng đế đầu tiên sau thời Bắc thuộc.

- Lập ra triều đại nhà Đinh.

- Là 1 trong 14 vị anh hùng dân tộc trong lịch sử VN.

CÔNG LAO CỦA LÊ HOÀN

- Dẹp loạn Đinh Điền, Nguyễn Bặc.

- Đánh tan quân Tống xâm lược.

- Lên ngôi vua năm 980 - 1005, sáng lập ra nhà Tiền Lê nước Đại Cồ Việt.

- Là 1 trong 14 vị anh hùng dân tộc của lịch sử VN.

CÔNG LAO CỦA LÝ CÔNG UẨN

- Sáng lập ra nhà Lý, dời đô về Thăng Long.

- Hiền từ, lo cho dân cho nước.

- Là 1 trong 14 vị anh hùng dân tộc VN.

CÔNG LAO CỦA LÝ THƯỜNG KIỆT

- Là nhà quân sự, nhà chính trị thời Lý nước Đại Việt.

- Chinh phạt Chiêm Thành [1069]

- Đánh phá 3 châu Khâm, Ung, Liêm, nước Tống [1075 - 1076]

- Đánh bại cuộc xâm lược Đại Việt của nhà Tống do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy [1077]

- Là 1 trong 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu của lịch sử VN.

CÔNG LAO CỦA TRẦN QUỐC TUẤN

- Là 1 nhà chính trị, quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần.

- Đánh tan 2 cuộc xâm lược Mông-Nguyên [1285, 1288]

- Sáng tác những tác phẩm hay như: Hịch tướng sĩ, Binh thư yêu lược, Vạn Kiếp tông bí truyền thư.

- Là 1 trong 14 vị anh hùng dân tộc của lịch sử VN.

Câu 1. Công lao của Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn đối với lịch sử dân tộc:

* Ngô Quyền:

- Năm 938, Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chính thức kết thúc gần một thiên niên kỉ Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập lâu dài.

- Sau khi chiến thắng oanh liệt, ông lên ngôi vua năm 939, sáng lập nhà Ngô.

- Là 1 trong 14 vị anh hùng dân tộc của lịch sử Việt Nam.

* Đinh Bộ Lĩnh:

- Dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn, trở thành vị hoàng đế đầu tiên sau thời Bắc thuộc.

- Lập ra triều đại nhà Đinh.

- Là 1 trong 14 vị anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam.

* Lê Hoàn:

- Dẹp loạn Đinh Điền, Nguyễn Bặc.

- Đánh tan quân Tống xâm lược.

- Lên ngôi vua năm 980 - 1005, sáng lập ra nhà Tiền Lê nước Đại Cồ Việt.

- Là 1 trong 14 vị anh hùng dân tộc của lịch sử Việt Nam.

Câu 2: Những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt:

- Thực hiện chiến thuật “Tiên phát chế nhân”: Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.

- Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.

- Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ.

- Sử dụng chiến thuật “công tâm”: đánh vào tâm lí của địch, làm cho địch hoang mang đồng thời khích lệ, động viên tinh thần quân sĩ bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”

- Chủ động tiến công khi thời cơ đến: nhận thấy quân địch đã suy yếu, hoang mang Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch.

- Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.

Chủ Đề