Công nghệ 10 nguồn lực của doanh nghiệp chính là

Bài Bjjfl T Qụản lí doanh nghiệp Biết' đuọc việc tó chúc hoọt động kinh doanh của doanh nghiệp. Biết đuọc nội dung và phuong pháp đánh giá hiệu quá kinh doanh cùa doanh nghiệp. Biết đuọc một số biện pháp nâng cao hiệu quá kinh doanh của doanh nghiệp. I - TỔ CHÚC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1. Xác lập cơ cấu tổ chúc của doanh nghiệp Đặc trưng cùa cơ cấu tổ chức doanh nghiệp Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp bao gồm những bộ phận, cá nhân khác nhau, có mối quan hệ phụ thuộc nhau, được chuyên môn hoá theo những nhiệm vụ, công việc nhất định nhàm thực hiện mục tiêu xác định của doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp có hai đặc trưng cơ bản, đó là tính tập trung và tính tiêu chuẩn hoá : Tính tập trung thể hiện quyền lực của tổ chức tập trung vào một cá nhân hay một bộ phận. Ví dụ : Các hoạt động mua, bán, giá cả, tuyển dụng nhân sự... đêu do giám đốc doanh nghiệp quyết định. Tính tiêu chuẩn hoá đòi hỏi các bộ phận, các cá nhân trong doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi nội quy, quy chế của doanh nghiệp. Ví dụ : Nhân viên bán hàng phải thường xuyên báo cáo tình hình và kết quả bán hàng cho giám đốc doanh nghiệp ; trước khi mua hàng, nhân viên phải lấy báo giá trình giám đốc... Mô hình cơ cấu tổ chúc doanh nghiệp Tuỳ theo quy mô của doanh nghiệp đé xác lập cơ cấu tổ chức phù hợp. Doanh nghiệp nhỏ thường có mô hình cấu trúc đơn giản với các đặc điểm cơ bản sau : + Quyền quản lí được tập trung vào một người - giám đốc doanh nghiệp xử lí thông tin và quyết định mọi vấn đé của doanh nghiệp. + ít đáu mối quản lí, số lượng nhân viên ít. + Cấu trúc gọn nhẹ và dể thích nghi với những thay đổi của môi trường kinh doanh. Hình 55.1. Mô hình cấu trúc đơn gián Doanh nghiệp có quy mô kinh doanh vừa và lớn sẽ có mô hình cấu trúc phức tạp hơn, đó là các loại cấu trúc theo chức năng chuyên môn, cấu trúc theo ngành hàng kinh doanh. Hình 55.2. Mô hình cấu trúc chức năng Hình 55.3. Mô hình cấu trúc theo ngành hàng Tổ chúc thục hiện kế hoạch kinh doanh cùa doanh nghiệp Tổ chức thục hiện kế hoạch kinh doanh là khâu quan trọng, nó góp phần thực hiện các mục tiêu xác định của doanh nghiệp và biến các kê' hoạch của doanh nghiệp thành những kết quả thực tế. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp gồm các công việc sau : Phân chia nguồn lực của doanh nghiệp Các nguồn lục của doanh nghiệp gồm : Tài chính : Việc phân chia nguổn lực tài chinh cùa doanh nghiệp tuỳ thuộc vào nhu cầu mua, bán hàng hoá và tổ chức các dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp. Nhân lực : Doanh nghiệp phân công lao động trên cơ sở : + Xuất phát tù công việc để dùng nguời. + Sử dụng đúng người để phát huy được khả năng và có hiệu quả. Các nguồn lực khác [trang thiết bị, máy móc, phương tiện vận chuyển...], sử dụng theo nguyên tắc hiệu quả. Theo dõi thực hiện kế hoạch kinh doanh Phân công người theo dõi tiến độ thực hiện từng công việc. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện kê' hoạch theo tiến độ. Tìm kiếm và huy động vốn kinh doanh Xác định nhu cáu vốn kinh doanh là công việc quan trọng hên quan đến sự thành bại của doanh nghiệp, ông cha ta đã có câu : “Sái một li đi một dặm”. Nếu xác định mức vốn quá thấp so với yêu câu thì sẽ dản đến việc thiếu vốn kinh doanh, không thực hiện được kê' hoạch đặt ra. Nếu xác định mức vốn quá cao sẽ dẩn đến thừa, gây lãng phí, làm giảm hiệu quả kinh doanh, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể huy động vốn kinh doanh từ những nguồn nào ? Vốn của chủ doanh nghiệp [vốn tự có] là vốn riêng của chủ doanh nghiệp hoặc do tích luỹ được từ quá trình kinh doanh để tái đầu tư vào hoạt động của doanh nghiệp. Vốn do các thành viên đóng góp. Vốn vay : Doanh nghiệp có thể vay vốn ở ngân hàng, ở các tổ chức tín dụng. Huy động nguồn vốn vay, doanh nghiệp phải trả lãi vay. Vì vậy cần tính toán khi lựa chọn nguồn vớn này sao cho chi phí trả lãi hợp lí nhất. - Vốn của nhà cung ứng cho doanh nghiệp. Trong kinh doanh, các doanh nghiệp có thể thanh toán trả chậm đối vói các nhà cung úng nguyên vật liệu, hàng hoá. Sử dụng nguồn vốn này, doanh nghiệp có đuạc khoản vốn cho kinh dỏanh mà không cần vay mượn. Hỉnh 55.4. Cơ cấu các nguồn vốn kinh doanh cùa doanh nghiệp II - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP Hạch toán lãnh tê trong doanh nghiệp Hạch toán kỉnh tế là gì ? Hạch toán kinh tế là việc tính toán chi phí và kết quả kinh doanh [doanh thu] của doanh nghiệp. Trong thực tế, người ta thường dùng đon vị tién tệ để tính toán chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ý nghĩa cùa hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp Hạch toán kinh tê' trong doanh nghiệp giúp cho chủ doanh nghiệp có biện pháp điều chỉnh hoạt động kinh doanh phù họp. Nếu mức chênh lệch giữa doanh thu và chi phí là một sô' dương, có nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh có lãi. Nếu mức chênh lệch giữa doanh thu và chi phí là một số âm, có nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh bị lỗ. Nội dung hạch toán kinh tê trong doanh nghiệp Nội dung cơ bản cùa hạch toán kinh tê' trong doanh nghiệp là xác định doanh thu, chi phí và lợi nhuận kinh doanh. Doanh thu là luợng tiền bán sản phẩm hàng hoá hoặc tiên thu từ hoạt động dịch vụ của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định [1 tháng, 1 quý hay 1 năm]. Ví dụ . Tổng doanh thu bán sản phẩm hàng hoá của Công ti A trong 1 năm đạt 10 tỉ đồng. Chi phí của doanh nghiệp là những khoản mà chủ doanh nghiệp phải trang trải trong thời kì kinh doanh để đạt đuợc lượng doanh thu xác định. Ví dụ : Tổng chi phí kinh doanh của Công ti A trong 1 năm khoảng 9,2 tỉ đổng. Lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí trong một thời kì nhất định. Ví dụ : Lợi nhuận trong năm của Công ti A là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí kinh doanh : 10 ti đồng - 9,2 tỉ đổng = 0,8 tỉ đồng Phương pháp hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp Phương pháp xác định doanh thu của doanh nghiệp : Doanh thu. của DN = Số lượng sản phẩm bán được X giá bán một s.ản phẩm. Ví dụ : Doanh nghiệp thương mại mỗi tháng bán được 1 000 sản phẩm A, giá bán bình quân 1 sản phầm 35 OOOđ. Vậy : Doanh thu của sản phầm A = 1 000 X 35 000 = 35 000 000đ/l tháng. Phương pháp xác định chi phí kinh doanh : Chi phí của doanh nghiệp trong một kì kinh doanh rất đa dạng, vì vậy để xác định được tổng chi phí kinh doanh, doanh nghiệp phải tính từng loại phí phát sinh. + Chi phí mua nguyên, vật liệu [NVL] = Lượng NVL loại X cần mua X giá mua 1 đơn vị NVL loại X + lượng NVL loại Y X giá mua 1 đơn vị NVL loại Y + ... + Chi phí tién lương = Số lượng lao động sử dụng X tién lương bình quân/1 lao động. + Chi phỉ mua hàng hoá = Lượng hàng hoá loại A cân mua X giá mua 1 đơn vị hàng hoá loại A + lượng hàng hoá loại B cần mua X giá mua 1 đơn vị hàng hoá loại B + ... + Chi phí cho quản lí doanh nghiệp thường xác định bàng một tỉ lệ phần trăm nhất định trên doanh thu. Ví dụ : Chi phí quản lí bảng 2% trên doanh thu thực tế. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện qua các chỉ tiêu [h.55.5] Hình 55.5. Sơ đồ về chỉ tiêu đánh giá hiệu quá kinh doanh cùa doanh nghiệp Doanh thu và thị phần là chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp vé quy mô. Doanh thu lớn và có khả năng tăng trưởng thể hiện quy mô phát triển của doanh nghiệp. Thị phân là phần thị trường của doanh nghiệp hay là bộ phận khách hàng hiện tại của doanh nghiệp. Thị phần lớn thể hiện sự gia tăng khách hàng của doanh nghiệp trên thị trường. Lợi nhuận là chi tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí của doanh nghiệp bỏ ra để cỏ được doanh thu đó. Mức giảm chi phí Mức giảm chi phí là chi tiêu đánh giá hiệu quả quàn lí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi doanh thu không có khả năng tăng đuợc, thì giảm chi phí vần cho khả năng tăng lọi nhuận. Doanh thu thường tăng nhanh hon tốc độ tăng của chi phí nên doanh thu tăng, chi phị tăng cũng tăng được lợi nhuận. Tì lệ sinh lời: Chỉ tiêu này là sự so sánh giữa lợi nhuận thu được và vốn đầu tư. Nó cho biết, cứ 1 đồng vốn bỏ vào kinh doanh thì thu được bao nhiêu lợi nhuận tưong ứng trong một thời gian nhất định. Các chỉ tiêu khác Việc làm và thu nhập cho người lao động. Mức đóng góp cho ngán sách. Mức độ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. III - MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP Xác định cơ hội kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp Trong nén kỉnh tế thị trường, xác định cơ hội kinh doanh là điều kiện quan trọng đối với doanh nghiệp. Việc xác định cơ hội kinh doanh phù hợp làm cho nhiéu nhà kinh doanh phát triển khổng ngừng vé quy mô và tăng lợi nhuận. Ngược lại, xác định không đúng cơ hội kinh doanh làm cho nhiéu nhà kinh doanh phải trả giá. Sủ dụng có hiệu quả các nguồn lục Tổ chức và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Sử dụng tốt cơ sờ vật chất, trang thiết bị của doanh nghiệp. Đổi mới công nghệ kình doanh Tiết kiệm chi phí Tiết kiệm chi phí vật chất. Tiết kiệm chi tiêu bàng tiền. Tiết kiệm trong sử dụng các dịch vụ như điện, nước, dịch vụ viển thông,... CÂU HỎI Trình bày đặc điểm của mô hình cấu trúc doanh nghiệp nhỏ. Tổ chúc thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp gồm những công việc gì ? Doanh nghiệp có thể huy động vốn từ những nguồn nào ? Hạch toán kinh tế là gì và ý nghĩa của hạch toán kinh tê' trong doanh nghiệp ? Trình bày nội dung và phưong pháp xác định các chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp. Trình bày các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Trả lời câu hỏi Bài 55 trang 176 Công nghệ 10: Doanh nghiệp có thể huy động vốn kinh doanh từ những nguồn nào?

Trả lời:

Vốn kinh doanh có thể huy động từ các nguồn:

- Huy động vốn bằng bán trước sản phẩm.

- Gọi vốn của cộng đồng.

- Chính chủ doanh nghiệp.

- Huy động đóng góp của các thành viên.

- Vay vốn ở ngân hàng, các tổ chức tín dụng.

- Vốn của nhà cung ứng cho doanh nghiệp.

Câu hỏi & Bài tập

Câu 1 trang 181 Công nghệ 10: Trình bày đặc điểm của mô hình cấu trúc doanh nghiệp nhỏ.

Trả lời:

- Quyền quản lí, giải quyết mọi vấn đề tập trung ở một người là giám đốc doanh nghiệp.

- Ít các quản lí trung gian, số lượng nhân viên ít.

- Cấu trúc đơn giản, dễ thích nghi với thay đổi của môi trương kinh doanh.

Câu 2 trang 181 Công nghệ 10: Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp gồm những công việc gì?

Trả lời:

Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp gồm những công việc sau:

- Phân chia sử dụng đúng các nguồn lực tại chính, nhân lực, máy móc sao cho hiệu quả nhất.

- Phân công người theo dõi tiến độ thực hiện từng công việc, kiểm tra thường xuyên đánh giá mức độ thực hiện.

Câu 3 trang 181 Công nghệ 10: Doanh nghiệp có thể huy động nguồn vốn từ những nguồn nào?

Trả lời:

Vốn kinh doanh có thể huy động từ các nguồn:

- Huy động vốn bằng bán trước sản phẩm.

- Gọi vốn của cộng đồng.

- Chính chủ doanh nghiệp.

- Huy động đóng góp của các thành viên.

- Vay vốn ở ngân hàng, các tổ chức tín dụng.

- Vốn của nhà cung ứng cho doanh nghiệp.

Câu 4 trang 181 Công nghệ 10: Hạch toán kinh tế là gì và ý nghĩa của hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp.

Trả lời:

- Hạch toán kinh tế là việc tính toán, thống kê các chi phí và khoản thu để đưa ra kết luận về doanh thu của doanh nghiệp. Hạch toán kinh tế thường sử dụng đơn vị tiền tệ để tính toán.

- Ý nghĩa của hạch toán kinh tế: Là căn cứ để chủ doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động kinh doanh cho phù hợp. Nếu kinh doanh lãi cần phát huy, nếu kinh doanh bị lỗ cần xem xét để cải thiện tình trạng kinh doanh.

Câu 5 trang 181 Công nghệ 10: Trình bày nội dung và phương pháp xác định các chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Trả lời:

- Doanh thu, thị phần là chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, doanh thu lớn và có khả năng tăng trưởng đồng nghĩa với quy mô phát triển của doanh nghiệp.

- Lợi nhuận được xác định qua mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí bỏ ra để có doanh thu đó.

- Mức giảm chi phí chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lí hoạt động kinh doanh.

Câu 6 trang 181 Công nghệ 10: Tìm các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Trả lời:

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh:

- Thành lập bộ phận marketing, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường.

- Xác định cơ hội kinh doanh mà doanh nghiệp có thể thực hiện.

- Xây dựng chính sách sản phẩm.

- Sửa dụng có hiệu quả các nguồn lực.

- Đổi mới công nghệ kinh doanh.

- Xây dựng chính sách giá cả hợp lí.

- Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm.

- Tiết kiệm chi phí.

Video liên quan

Chủ Đề