Cuba bị cấm vận toàn diện bao nhiêu năm

Trong một tuyên bố, Thượng nghị sĩ Amy Klobuchar nhấn mạnh, dự luật là cách để chấm dứt hoàn toàn lệnh cấm vận chống Cuba, đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu và mang lại các cơ hội kinh tế cho doanh nghiệp Mỹ. Thượng nghị sĩ Jerry Moran đến từ Kansas, bang có thế mạnh về nông nghiệp, cho rằng lệnh cấm vận đơn phương của Mỹ đối với Cuba đã ngăn cản nông dân, chủ trang trại và nhà sản xuất của Mỹ xuất khẩu hàng hóa sang nơi chỉ cách Mỹ hơn 100km, trong khi các đối thủ cạnh tranh của Mỹ hưởng lợi điều này.

Trước đó, dự luật nêu trên lần đầu được đề xuất năm 2021, song không được đưa ra thảo luận. Lần này, tại Thượng viện Mỹ, dự luật sẽ phải vượt qua hai thượng nghị sĩ có lập trường cứng rắn đối với Cuba tại Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện là Chủ tịch Ủy ban này Robert Menendez [R.Mê-nen-đét] và Thượng nghị sĩ Marco Rubio [M.Ru-bi-ô]. Kể cả khi qua được "cửa ải" ủy ban này, dự luật có thể không được đưa ra bỏ phiếu nếu lãnh đạo Thượng viện không chắc hội tụ đủ 60 phiếu ủng hộ.

Cơ hội Hạ viện, do đảng Cộng hòa kiểm soát, thảo luận về dự luật này cũng không có nhiều. Không có gì chắc chắn rằng Tổng thống Mỹ Joe Biden [G.Bai-đơn] sẽ ký ban hành thành luật nếu văn bản này được Quốc hội thông qua. Mặc dù vậy, dự luật cũng thể hiện tiếng nói của một số thượng nghị sĩ về sự cần thiết phải xem xét lại chính sách đối với Cuba, vốn hầu như không thay đổi trong hơn 60 năm qua.

Theo Liên hợp quốc, lệnh cấm vận từ thời Chiến tranh lạnh này đã khiến nền kinh tế Cuba thiệt hại ít nhất 130 tỷ USD trong sáu thập kỷ qua. Dù một đạo luật thông qua năm 2000 đã cho phép một số hoạt động giao thương giữa Mỹ và Cuba về nông nghiệp, nhưng giới chuyên gia cho rằng, cơ chế trừng phạt này là lý do chính gây ra những khó khăn kinh tế đối với Cuba và những khó khăn đó vẫn tiếp diễn. Năm 2022, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bỏ phiếu với đa số áp đảo thông qua nghị quyết lên án lệnh cấm vận Cuba. Chỉ có Mỹ và Israel phản đối nghị quyết này.

[LSVN] - Bộ trưởng Ngoại giao Cuba tuyên bố lệnh bao vây cấm vận mà Mỹ áp đặt suốt hơn 60 năm qua đã vi phạm các quyền của người dân Cuba, cũng như vi phạm mọi quy định, thông lệ luật pháp quốc tế.

.jpg]

Đại hội đồng Liên Hợp quốc ở New York, Mỹ ngày 17/4/2023. Ảnh: AFP/TTXVN.

Ngày 02/11, Đại hội đồng Liên Hợp quốc khóa 78 đã nhất trí thông qua Nghị quyết phản đối việc Mỹ áp đặt lệnh bao vây, cấm vận về kinh tế và thương mại chống Cuba.

Nghị quyết, có tên đầy đủ là “Sự cần thiết phải chấm dứt lệnh cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính do Mỹ áp đặt chống Cuba,” được thông qua với số phiếu ủng hộ áp đảo [187 phiếu], 01 phiếu trắng [Ukraine] và 02 phiếu chống [Mỹ và Israel].

Đại hội đồng Liên Hợp quốc bày tỏ quan ngại trước thực tế, mặc dù từ năm 1992, Liên Hợp quốc luôn thông qua các Nghị quyết liên quan, song "lệnh cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính đối với Cuba vẫn còn hiệu lực".

Liên Hợp quốc cũng quan ngại trước những ảnh hưởng tiêu cực từ lệnh cấm vận mà Mỹ áp đặt từ năm 1960 đối với người dân Cuba và công dân Cuba sống tại các quốc gia khác.

Đại hội đồng Liên Hợp quốc một lần nữa kêu gọi tất cả các nước không ban hành và áp dụng các biện pháp bao vây cấm vận như vậy, phù hợp với nghĩa vụ của các nước theo Hiến chương Liên Hợp quốc và luật pháp quốc tế.

Nghị quyết nhấn mạnh, trong số các nguyên tắc phổ quát của Liên Hợp quốc, nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, tự do thương mại và hàng hải quốc tế, được ghi nhận trong nhiều văn kiện pháp lý quốc tế.

Phát biểu tại phiên toàn thể, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodríguez Parrilla tuyên bố lệnh bao vây cấm vận mà Mỹ áp đặt suốt hơn 60 năm qua đã vi phạm các quyền của người dân Cuba, cũng như vi phạm mọi quy định, thông lệ luật pháp quốc tế và luật thương mại quốc tế.

Bộ trưởng Bruno Rodríguez cáo buộc đó là “hành động chiến tranh kinh tế giữa thời bình, là nỗ lực nhằm hủy hoại trật tự pháp lý”.

Ông tái khẳng định Cuba hoàn toàn không phải là mối đe dọa đối với Mỹ và việc khiến một quốc gia phải hứng chịu chiến tranh kinh tế suốt nhiều thập kỷ là điều không thể chấp nhận được.

Về phần mình, Đại diện phái đoàn Mỹ Paul Folmsbee nói rằng Mỹ thừa nhận những thách thức mà người dân Cuba phải đối mặt, đồng thời lý giải rằng lệnh trừng phạt của nước này cũng bao gồm các điều khoản miễn trừ liên quan tới mặt hàng thực phẩm, thuốc men và hàng hóa nhân đạo khác.

Tuy nhiên, quan chức ngoại giao Paul Folmsbee tuyên bố Washington phản đối Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp quốc và “ủng hộ người dân Cuba theo đuổi một tương lai có sự tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do cơ bản”.

Trong khi đó, Đại diện thường trực của Nga tại Liên Hợp quốc Vasily Nebenzya cho biết Moskva đã yêu cầu Mỹ dỡ bỏ ngay lập tức và vô điều kiện lệnh phong tỏa kinh tế, thương mại và tài chính đối với Cuba.

Cuba bị Mỹ cấm vận năm bao nhiêu?

Hoa Kỳ áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Cuba vào ngày 14 tháng 3 năm 1958, trong cuộc xung đột vũ trang 1953-1958 giữa phiến quân do Fidel Castro lãnh đạo và chế độ Fulgencio Batista.

Tại sao Mỹ bao vây cấm vận Cuba?

Hoa Kỳ áp đặt lệnh cấm vận vì Cuba đã quốc hữu hóa tài sản các công ty Mỹ trong cuộc Cách mạng, và đã tuyên bố sẽ tiếp tục chừng nào chính phủ Cuba vẫn tiếp tục từ chối tiến tới việc dân chủ hóa và tôn trọng nhân quyền, hy vọng sẽ thấy việc dân chủ hóa và sự trở lại của chủ nghĩa tư bản mà đã diễn ra ở Đông Âu sau các ...

Y tế Cuba đứng thứ mấy thế giới?

Ngoài ra, Cuba còn chú trọng tới nền y tế cho các nước thuộc thế giới thứ 3, dẫn đầu trong chuyển giao công nghệ NAM-NAM, giúp các nước nghèo phát triển năng lực công nghệ sinh học tiếp cận thuốc giá rẻ sản xuất trong nước.

Cách mạng Cuba dưới sự lãnh đạo của ai?

Fidel Alejandro Castro Ruz [tiếng Tây Ban Nha: [fiˈðel aleˈxandɾo ˈkastɾo ˈrus]; phiên âm tiếng Việt: Phi-đen Cát-xtơ-rô; 13 tháng 8 năm 1926 – 25 tháng 11 năm 2016] là một nhà cách mạng và chính khách người Cuba.

Chủ Đề