Làm thế nào để biết motor dùng nguồn bao nhiêu

Hiểu về công suất máy phát điện để chọn máy phù hợp với nhu cầu, tránh trường hợp quá tải gây chập điện, cháy nổ hoặc lãng phí điện năng không cần thiết.

Công suất máy phát điện là gì? Cách tính công suất như thế nào? Đây là câu hỏi mà nhiều người quan tâm trước khi chọn mua chiếc máy phù hợp với nhu cầu sử dụng. Hãy cùng Hữu Toàn tìm hiểu một số thông tin hữu ích về công suất máy phát điện qua bài viết dưới đây!

1. Công suất máy phát điện là gì?

Công suất của máy nổ [máy phát điện] hay còn gọi là lượng tiêu thụ điện năng. Công suất được biểu thị qua thông số tượng trưng, giúp người dùng biết được số điện sẽ tiêu tốn trong một tháng sử dụng. Từ đó, người sử dụng có thể tính ra được số tiền điện cần chi trả hàng tháng là bao nhiêu.

Tùy theo nhu cầu sử dụng của mỗi hộ gia đình, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp mà lựa chọn máy có công suất khác nhau. Đây là vấn đề gây khó khăn và làm đau đầu hầu hết mọi khách hàng khi muốn chọn mua máy phát điện.

Khi hiểu rõ hơn về công suất máy nổ, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc chọn máy phát điện phù hợp với nhu cầu thực tế, tránh gây lãng phí hoặc thiếu hụt điện năng dự phòng.

2. Cách tính công suất máy phát điện

Trước tiên, chúng ta phải hiểu rõ về những yếu tố liên quan như đơn vị đo công suất, hệ số công suất trước khi đến với cách tính.

2.1. Đơn vị đo công suất máy phát điện

kW : Kilowatt

1kW=1000W [đơn vị đo công suất tiêu thụ điện]

kW là từ được dùng theo đơn vị đo lường quốc tế.

kVa : Kilo Volt-Ampere

1kVA=1000VA [ đơn vị đo công suất dòng điện]

Lưu ý: Giá trị quy đổi KVA sang KW được xác định là: 1 KW = 0.8 KVA

I : Cường độ dòng điện

Đơn vị đo cường độ dòng điện có kí hiệu: A [Ampe]

Khi có được số Ampe tiêu thụ sẽ tính ra được công suất theo công thức phía trên, đây là phương thức chính xác nhất.

U: Hiệu điện thế[Điện áp]

Đơn vị đo hiệu điện thế là Volt tại Việt Nam 1 pha là 220V, 3 pha là 380V

PF: Hệ số công suất

Trong lĩnh vực máy phát điện thường là: 0.8

√3 ~ 1.73

2.2. Hệ số công suất

Hệ số công suất Cosφ của hệ thống điện xoay chiều là tỷ lệ công suất thực được hấp thụ bởi tải với công suất biểu kiến chảy trong mạch. Và là một đại lượng không thứ nguyên trong khoảng đóng từ -1 đến 1.

Công thức tính hệ số công suất : Cosφ = PS

Trong đó : P là công suất hiệu dụng [W]

S là công suất biểu kiến [VA]

2.3. Công thức tính công suất máy phát điện

Bảng công thức tính cụ thể:

3. Làm sao để chọn máy phát điện có công suất phù hợp?

Trước tiên bạn cần ước tính tổng thể lượng công suất mất đi của các thiết bị điện đang sử dụng để phục vụ cho các hoạt động thường nhật, sản xuất, kinh doanh,... Từ đó, bạn chọn mua máy phát điện có công suất lớn hơn 10% – 25% công suất tiêu thụ thực tế là an toàn nhất.

Có nhiều trường hợp, khách hàng chọn mua máy với công suất thấp so với nhu cầu thực tế. Dẫn đến tình trạng quá tải điện năng, gây ra các vấn đề về chập điện, hư hỏng các thiết bị đấu nối. Hoặc cũng có trường hợp mua máy phát điện với công suất cực lớn, vô cùng lãng phí về chi phí đầu tư ban đầu cũng như nhiên liệu.

Vì thế, người có nhu cầu sử dụng máy cần thiết phải am hiểu cơ bản về công suất. Nếu cần có thể tham khảo ý kiến từ bộ phận tư vấn chuyên nghiệp của đơn vị cung cấp. Họ am hiểu và có chuyên môn về kỹ thuật sẽ giúp bạn chọn được chiếc máy phù hợp nhất với nhu cầu.

Xem thêm: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy phát điện

4. Các công suất máy phát điện Hữu Toàn đang cung cấp

Trải qua hơn 40 năm hoạt động và phát triển, các sản phẩm máy phát điện của Hữu Toàn có mặt rộng khắp toàn quốc và cả nhiều nơi trên thế giới. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng, Hữu Toàn sản xuất và lắp ráp các loại máy phát điện với công suất đa dạng. Từ công suất nhỏ phục vụ hộ gia đình cho đến công suất lớn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh quy mô lớn.

Hiện tại Hữu Toàn cung cấp đa dạng các loại máy phát điện với dải công suất từ 5.5 kVA đến 3000 kVA.

Để hiểu hơn về sản phẩm cũng như cần tư vấn về công suất máy phát điện, bạn hãy liên hệ với Hữu Toàn để được tư vấn chi tiết.

Công suất điện là chỉ số giúp người dùng biết được về lượng điện tiêu thụ của thiết bị đó là bao nhiêu. Hay dễ hiểu hơn, thiết bị đó sẽ tiêu tốn bao nhiêu điện trong vòng 1 tháng. Từ đó người ta có thể dự đoán được số tiền điện phải chi trả mỗi tháng. Hoặc có cách tiêu dùng thông minh để tiết kiệm nguồn điện tiêu thụ.

Công suất điện được ký hiệu là P, với đơn vị đo là W. Công suất điện phụ thuộc vào dòng điện 1 pha hay 3 pha. Người ta sẽ có cách tính công suất điện 3 pha hay 1 pha là khác nhau.

Công thức tính công suất điện năng tiêu thụ trong gia đình

Để tính được công suất điện cho các thiết bị trong gia đình, các bạn áp dụng theo công thức dưới đây:

A= P x t

Trong đó

  • A: số điện tiêu thụ trong 1 khoảng thời gian t
  • t: là thời gian sử dụng [ giờ]
  • P: là công suất điện [kW]

Ví dụ: Điều hòa trong nhà có công suất 120W. Tính lượng điện tiêu thụ mỗi ngày là:

Công suất: 120 W= 0.12kW.

Thời gian hoạt động mỗi ngày = 24h.

\=> Lượng điện tiêu thụ của điều hòa là: 0.12 x 24 = 2.88 kWh.

Dòng điện 3 pha là gì? Cách tính công suất điện 3 pha

Dòng điện 3 pha là gì? Cách tính công suất điện 3 pha

Dòng điện 3 pha là gì?

Dòng điện 3 pha là dòng điện có 4 dây: 3 dây nóng, 1 dây lạnh, chúng là dòng điện có lượng điện tiêu thụ và công suất tiêu thụ lớn. Thường được sử dụng cho việc truyền tải điện trong sản xuất công nghiệp. Tùy vào mỗi đất nước người ta có quy ước mức điện áp chuẩn cho dòng điện 3 pha là khác nhau. Tại Việt Nam, dòng điện 3 pha được quy ước mức điện áp chuẩn là 380V.

Tại sao cần xác định công suất tiêu thụ điện 3 pha

Điện năng tiêu thụ tại các khu công nghiệp là vô cùng lớn, chủ doanh nghiệp hàng tháng phải chi ra một số tiền không nhỏ cho chi phí tiêu thụ điện. Vì vậy, việc xác định cách tính công suất tiêu thụ điện 3 pha trong những môi trường sử dụng này là cần thiết.

  • Giúp cho chủ doanh nghiệp có thể hạch toán được chi phí tiền điện hàng tháng phải chi trả. Có các điều chỉnh hợp lý, linh hoạt trong việc lựa chọn máy móc phù hợp, nhằm tối ưu công suất, tiết kiệm điện năng. Hoặc có những phương án cho máy móc hoạt động với thời gian hợp lý, tiết kiệm điện năng tiêu thụ.
  • Giúp người dùng biết được điện năng tiêu thụ bao nhiêu công suất, tránh việc sử dụng quá tải điện áp có thể dẫn tới sự cố chập cháy gây nguy hiểm. Đặc biệt trong các khu công nghiệp là sự hoạt động của nhiều máy móc thiết bị, quạt hút công nghiệp, hệ thống thông gió... hoạt động với liên tục hàng ngày, tồn tại các nguy cơ tiềm ẩn cháy nổ, quá tải nếu không theo dõi thường xuyên. Như vậy, công suất điện là một thông số quan trọng, người sử dụng cần biết để có thể hạn chế các sự cố điện xảy ra, tối ưu chi phí cho người dùng.

Do vậy, trước khi mua bất kỳ sản phẩm điện nào, nên xem kỹ càng công suất hoạt động, tính toán và cân nhắc xem có phù hợp với nhu cầu hay không.

Công thức tính công suất điện 3 pha

Thông thường, trên thân máy của các sản phẩm điện đều có dán tem kiểm định có thông số tiêu thụ điện. Mỗi loại máy lại có các thông số khác nhau, để tính toán công suất tiêu thụ điện 3 pha người ta có thể tính theo các công thức dưới đây.

Công thức 1:

P = [ U1 x I1 + U2 x I2 + U3 x I3] x H

Trong đó:

  • U: là điện áp [V]. U1, U2, U3 tương ứng là mức điện áp của các mức dòng điện 1 pha, 2 pha, 3 pha.
  • I: Là cường độ dòng điện [A]
  • H: Là thời gian [h]

Công thức 2:

P = U x I x cosφ

Trong đó: cosφ: là hệ số công suất trên mỗi tải

Như vậy, khi nắm được công thức tính công suất điện 3 pha. Các bạn có thể dễ dàng biết được điện năng tiêu thụ trong 1 tháng hay 1 năm. Dự đoán được chi phí chi trả tiền điện háng tháng để có những phương án phù hợp. Bởi với các khu công nghiệp, số tiền điện hàng tháng cũng là một khoản đáng kể.

Chủ Đề