Cúng mùng 5 tháng năm ở đâu

KINH NGHIỆM HAYBài sưu tầm

Tết Đoan Ngọ [ngày 5/5 âm lịch], có những điều nhiều người đã biết những có những điều dưới đây chưa chắc mọi người đã biết hết. Ý nghĩa và nguồn gốc Tết Đoan Ngọ Tết Đoan Ngọ hay Tết Đoan Dương, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, là một ngày Tết truyền thống tại Việt Nam. Tết Đoan Ngọ tồn tại từ lâu trong văn hoá dân gian Phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hoá. Ở Việt Nam, dân gian còn gọi là Tết giết sâu bọ. Ngày 5 tháng năm gọi là Đoan Ngọ. Vì chữ “Đoan” có nghĩa là chính, là thẳng, là mở đầu. Có khi gọi là Đoan Ngũ vì có hai số 5. Người ta còn gọi là Đoan Dương hoặc Trùng Ngũ. Gọi là Đoan Dương vì số 5 thuộc dương. Thời tiết vào dịp mồng 5 tháng năm rất nóng, ở Đông Nam Á châu, đây là thời điểm khí hậu rất nóng, côn trùng và sâu bọ nở ra nhiều, nông dân cần phải tìm cách trừ diệt để bảo vệ cho sự canh tác, trồng trọt. Có lẽ vì sự kiện này mà người ta còn xem Tết Đoan Ngọ là “ngày giết sâu bọ”. Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam cũng còn gọi là “ngày giết sâu bọ” là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng. Người ta tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ; giun sán trong người sẽ bị chết hết. Cách trừ sâu bọ trong ngày Tết Đoan Ngọ Theo quan niệm xưa, vào ngày này chúng ta phải giết sâu bọ ngay khi thức dậy vào sáng sớm và giết sâu bọ bằng thức ăn, nhất là bằng rượu nếp, bánh tro và hoa quả… Với trẻ em: sáng sớm ngủ dậy khi trẻ còn ở trên giường cho trẻ ăn hoa quả, ít rượu nếp, trứng luộc, bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ. Sau đó mới đi rửa mặt mũi, chân tay, đánh răng rửa mặt. Với người lớn: sáng ngủ dậy không được đặt chân xuống đất mà phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, tiếp đó ăn một quả trứng vịt luộc. Sau đó bước chân ra khỏi giường uống một ít rượu [hoặc ăn một bát rượu nếp] cho sâu bọ say, tiếp đó ăn trái cây cho sâu bọ chết. Mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ cúng gia tiên, Tết Đoan Ngọ, âm lịch, sâu bọ, cây trồng, bài cúng Mâm lễ cúng gia tiên ngày Tết Đoan Ngọ gồm: – Hương, hoa, vàng mã. – Nước. – Rượu nếp. – Các loại hoa quả gồm các loại quả mùa hè như mận, hồng xiêm, dưa hấu, vải, chuối...Tuy nhiên mận và vải là hai loại quả không thể thiếu trong mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ. - Xôi, chè - Bánh ú tro [còn gọi là bánh tro hay bánh gio]. Cúng Tết Đoan Ngọ vào giờ nào? Ở nước ta, Tết Đoan Ngọ được coi trọng, xếp vào hàng thứ hai sau Tết Nguyên Đán. Theo tục lệ từ xưa, người dân thường cúng vào sáng sớm nhưng thực chất Tết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ [12h trưa] ngày 5/5 Âm lịch. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h tới 13h. Văn khấn Tết Đoan Ngọ Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! - Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. - Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. - Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần. - Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh [nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ] Tín chủ chúng con là:…………………………………………… Ngụ tại:…………………………………………………………. Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án. Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật. Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!

Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch cúng gì, giờ nào, ở đâu cho chuẩn là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Vì thế, Lichvansu.wap.vn sẽ giúp bạn sắm lễ cúng Tết Đoan Ngọ, chọn giờ và vị trí cúng chuẩn nhất!

Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ hay Tết Đoan Dương, ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, là một ngày Tết truyền thống tại Việt Nam. Tết Đoan Ngọ tồn tại từ lâu trong văn hoá dân gian Phương Đông và có ảnh hưởng đến sinh hoạt văn hoá. Ở Việt Nam, dân gian còn gọi là Tết diệt sâu bọ.

Ngày 5 tháng năm gọi là Đoan Ngọ. Vì chữ “Đoan” có nghĩa là chính, là thẳng, là mở đầu. Có khi gọi là Đoan Ngũ vì có hai số 5. Người ta còn gọi là Đoan Dương hoặc Trùng Ngũ. Gọi là Đoan Dương vì số 5 thuộc dương.

Xem ngày, thời tiết vào dịp mồng 5 tháng năm rất nóng, ở Đông Nam Á châu, đây là thời điểm khí hậu rất nóng, côn trùng và sâu bọ nở ra nhiều, nông dân cần phải tìm cách trừ diệt để bảo vệ cho sự canh tác, trồng trọt. Có lẽ vì sự kiện này mà người ta con xem Tết Đoan Ngọ là “ngày giết sâu bọ”.

Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam cũng còn gọi là “ngày giết sâu bọ” là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài gây hại cho cây trồng trên cánh đồng, trong đó nhiều loài sâu có thể ăn được và chúng được coi như là chất bổ dưỡng. Người ta tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ; giun sán trong người sẽ bị chết hết.

Tết này đến vào sau vụ mùa. Lúa nếp, bắp đậu và kê khá dồi dào. Nông dân nghỉ ngơi lấy sức. Tại một số tỉnh miền Trung người ta gọi là “ĂN MÙNG NĂM”

Trong tết này, các gia đình có làm lễ cúng gia tiên, cỗ cúng có cả chay lẫn mặn. Các chàng rể phải sắm quà biếu bố mẹ vợ nhân tết mồng năm, trong đó thường có mấy thứ: Ngỗng, dưa hấu, hoặc đậu xanh đường cát.

Xem thêm

Tùy theo phong tục tập quán của từng vùng miền mà đồ cúng lễ có những món khác nhau. Nhưng cơ bản mâm cúng tết Đoan Ngọ gồm có:

- Hương, hoa, vàng mã.

- Nước.

- Rượu nếp.

- Các loại hoa quả:

  • Mận
  • Hồng xiêm
  • Dưa hấu
  • Vải
  • Chuối

+ Xôi, chè

+ Bánh ú tro

Bánh ú tro, người ta làm bánh bằng gạo nếp, đã ngâm từ nước tro được đốt bằng củi các loại cây khô như cây vừng [mè] hay rơm, gói trong lá chuối hoặc lá dong. Bánh ú tro dễ ăn, dễ tiêu làm mát ruột, thường ăn với đường hoặc mật.

Giờ cúng Tết Đoan Ngọ chuẩn nhất

Ở nước ta, Tết Đoan Ngọ được coi trọng, xếp vào hàng thứ hai sau Tết Nguyên Đán. Theo tục lệ từ xưa, người dân thường cúng vào sáng sớm nhưng thực chất theo xem giờ, Tết Đoan Ngọ được cúng vào giờ chính Ngọ [12h trưa] ngày 5/5 Âm lịch. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h tới 13h.

Bài cúng tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch

Tết Đoan ngọ cúng gì? Gợi ý lễ vật cúng mùng 5 tháng 5 của 3 miền Bắc - Trung - Nam

Chia sẻ

Tết Đoan ngọ cúng gì để đem lại may mắn là điều mà nhiều người quan tâm. Dưới đây là gợi ý các lễ vật dâng cúng ngày Tết Đoan ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch.

Tết Đoan Ngọ được biết đến là một trong những ngày Tết truyền thống được người Việt vô cùng coi trọng. Vậy Tết Đoan ngọ cúng gì? Cùng nhau tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Tết Đoan Ngọ 2022 là ngày nào, thứ mấy dương lịch?

Theo lịch vạn niên, Tết Đoan ngọ mùng 5 tháng 5 năm 2022 sẽ rơi vào ngày thứ Sáu tức mùng 3 tháng 6 dương lịch.

Tết Đoan Ngọ 2022 rơi vào ngày thứ Sáu

Đây là ngày trong tuần vì thế các gia đình muốn làm lễ cúng cần cân nhắc thời điểm thích hợp tránh bỏ quên hoặc quá ngày mới dâng cúng gia tiên, thần linh.

Các chuyên gia phong thủy cho hay, trong ngày Tết Đoan Ngọ năm nay, có 2 khung giờ đẹp để làm lễ cúng là giờ Ngọ [khoảng 11 - 13 giờ] và giờ Thìn [từ 7 - 9 giờ sáng].

Tết Đoan ngọ cúng gì?

Tùy theo phong tục của mỗi vùng miền, địa phương mà câu trả lời cho thắc mắc Tết Đoan ngọ cúng gì sẽ khác nhau.

1. Người miền Bắc cúng gì trong Tết Đoan ngọ?

Trong ngày Tết Đoan ngọ, người miền Bắc thường chuẩn bị những lễ vật sau để dâng cúng gia tiên, thần linh:

- Cơm rượu nếp

Đây là một trong những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ. Cách làm cơm rượu nếp cái hoa vàng rất đơn giản. Trước tiên, bạn vo sạch gạo nếp rồi đem ngâm trong khoảng 4 - 8 tiếng. Gạo đã ngâm nở, bạn vo thêm lần nữa rồi đem đi đồ hoặc nấu chín.

Xới cơm ra mâm, khi thấy xôi nguội thì bắt đầu rắc men lên bên trên. Dùng tay trộn cơm để men thấm đều hơn. Chú ý, nên trộn khi cơm còn ấm như thế sẽ dễ lên men hơn.

Cho phần cơm nếp vừa trộn vào trong hũ sành, sứ rồi đậy nắp lại, ủ khoảng 3 - 4 ngày là có thể dùng được.

Kiểm tra thấy hạt nếp đã ngấu, mùi men thơm thì múc ra bát rồi thưởng thức.

- Mâm ngũ quả: Mận, vải, xoài, dưa hấu

- Bánh tro [bánh gio]

Bánh tro hay bánh gio là món bánh đặc trưng trong mâm cỗ cúng Tết Đoan ngọ của người miền Bắc. Bánh tro cũng không quá khó làm nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ. Gạo nếp vo sạch rồi ngâm vào trong chậu nước tro chừng 22 tiếng. Ngâm xong, bạn vớt gạo ra rổ cho ráo nước rồi xóc cùng 1 chút muối.

Lá dong rửa sạch, lau khô sau đó cho gạo vào giữa và gói mép lá lại. Dùng lạt buộc bánh thật chắc rồi cho vào nồi luộc. Thời gian luộc bánh khoảng từ 2 - 4 tiếng.

Bánh chín, bạn vớt ra để nguội và thưởng thức. Món bánh tro sau khi luộc sẽ có màu hổ phách rất đẹp mắt. Để món ăn thêm tròn vị bạn nhớ chuẩn bị mật mía nhé.

Ngoài ra, tùy vào mỗi gia đình mà lễ vật sẽ có thêm những món khác nhau. Ví dụ có gia đình sẽ chuẩn bị thêm lễ mặn như gà xôi, có nhà sẽ thêm bát xôi chè…

Tham khảo một số mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ của người miền Bắc:

Ảnh: Bếp Quyên

Ảnh: Tô Hưng Giang

Ảnh: Vũ Thanh Hoan

2. Miền Trung Tết Đoan ngọ cúng gì?

Khác một chút so với người miền Bắc, miền Trung sẽ có thêm thịt vịt trong mâm cúng. Cụ thể:

- Thịt vịt

Thịt vịt trong ngày Tết Đoan Ngọ thường là vịt luộc hoặc vịt quay. Với thịt vịt luộc, bạn nên mua loại đã làm sẵn ở chợ để tiết kiệm thời gian.

Thịt vịt có mùi hôi đặc trưng vì thế bạn cần chà xát muối + gừng tươi để loại bỏ mùi. Tiếp đến, rửa sạch vịt sau đó cho vào nồi, thêm nước ngập bề mặt vịt và bật bếp. Khoảng 20 - 30 phút là vịt chín.

Dùng tăm xiên vào phần thịt để kiểm tra xem vịt đã chín hay chưa. Nếu không thấy nước đỏ tiết ra thì bạn có thể vớt vịt ra để nguội rồi chặt và xếp lên đĩa.

Món vịt luộc sẽ ngon hơn khi chấm cùng nước mắm gừng tỏi.

- Chè hạt sen, chè hạt kê

- Hoa quả theo mùa

- Cơm rượu nếp

Gợi ý một vài mẫu mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ của miền Trung:

Ảnh: Ngọc Liên

Ảnh: Thơm Nguyễn

3. Mâm lễ vật ngày mùng 5 tháng 5 của người miền Nam

Người miền Nam chịu ảnh hưởng không ít của văn hóa Trung Hoa vì thế ít nhiều có sự khác biệt so với 2 miền Bắc và Trung. Nếu được hỏi Tết Đoan ngọ cúng gì thì người miền Nam sẽ lập tức gọi tên những lễ vật sau:

- Bánh ú bá trạng

- Chè trôi nước

- Xôi gấc

Xôi gấc không khó nấu. Gạo nếp ngâm tối thiểu 6 tiếng để hạt gạo nở, khi nấu xôi sẽ thơm và dẻo hơn. Bổ gấc và lấy hạt ra bát. Thêm vào đây 1 thìa rượu trắng cùng muối và trộn đều lên.

Vớt gạo ra cho ráo nước sau đó đem trộn cùng thịt gấc. Dùng tay trộn đều phần gấc cùng gạo để xôi có màu đẹp.Cho gạo vào nồi cơm điện, nhấn nút "Cook" để bắt đầu nấu xôi.

Sau khi xôi chín, nồi cơm nhảy nút "Warm", bạn nhấn thêm 1 lần nút "Cook" nữa là được.Đơm xôi ra khuôn để tạo hình rồi thêm dừa nạo sợi lên bên trên và đem đặt lên mâm lễ Tết Đoan Ngọ.

- Trái cây

- Cơm rượu nếp

Ngoài những lễ vật trên, mâm cúng của cả 3 miền đều có thêm hương, hoa, trà, vàng mã và trầu cau.

Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình mà lễ vật dâng cúng sẽ có sự khác nhau. Dù lễ lớn hay lễ nhỏ thì tấm lòng thành kính của gia chủ vẫn là điều quan trọng nhất.

Những lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng Tết Đoan ngọ

Bên cạnh việc nắm rõ Tết Đoan ngọ cúng gì, bạn cũng cần nên lưu ý một số vấn đề sau để tránh phạm điều đại kỵ.

- Mâm cỗ dâng cúng gia tiên, thần linh cần được chuẩn bị kỹ càng, đầy đủ. Không cần mâm cao cỗ đầy nhưng phải đủ các lễ chính như: Cơm rượu nếp, trái cây, hương, hoa,... Các đồ lễ này phải được bày biện đẹp - sạch sẽ.

- Không sử dụng đồ giả để dâng cúng như: Hoa giả, trái cây giả…

- Trái cây dâng cúng phải được lựa chọn kỹ càng. Không chọn quả dập, nát, thối hỏng bày lên ban thờ kẻo phạm điều kỵ.

- Đồ dâng cúng phải sạch sẽ, không đụng đũa kẻo bị coi là không tôn trọng bề trên.

- Người làm lễ cúng phải ăn mặc chỉn chu, sạch sẽ, lịch sự và kín đáo.

- Quá trình chuẩn bị lễ cúng tránh làm rơi hoặc đổ vỡ đồ đạc như thế sẽ bị cho là xui rủi, không may.

Trên đây là một số thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc Tết Đoan ngọ cúng gì. Tham khảo thêm các bài viết về ngày Tết diệt sâu bọ mùng 5 tháng 5 tại Bếp Eva để hiểu rõ hơn về ngày Tết truyền thống này nhé.

Nguồn: //giadinh.suckhoedoisong.vn/tet-doan-ngo-cung-gi-goi-y-le-vat-cung-mung-5-thang-5-cua-3-mi...Nguồn: //giadinh.suckhoedoisong.vn/tet-doan-ngo-cung-gi-goi-y-le-vat-cung-mung-5-thang-5-cua-3-mien-bac-trung-nam-172220601161520298.htm

Lạ lùng món vịt dấm ghém cho Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch của người Hà Nội khi cho thêm thứ củ này vào nồi nước

Tết Đoan Ngọ người Hà Nội hay làm món vịt dấm ghém - món ăn khá lạ và cách luộc có chút khác khi cho thứ củ này vào thì để nguội vẫn thơm ngon không hề tanh.

Bấm xem >>

Video liên quan

Chủ Đề