Ví dụ về cạnh tranh lành mạnh và không lành mạnh

NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNHLKF3BÀI TẬP CÁ NHÂN MÔN: LUẬT CẠNH TRANH Trên thương trường, cạnh tranh kinh tế là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế bao gồm nhà sản xuất, nhà phân phối, bán lẻ người tiêu dùng, thương nhân,…với mục đích nhằm giành lấy những vị thế, thị phần tạo nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ hay các lợi ích về kinh tế, thương mại khác để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Cạnh tranh thường xảy ra giữa những nhà sản xuất, phân phối với nhau hoặc có thể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng khi người sản xuất muốn bán hàng hóa dịch vụ với giá cao thì người tiêu dùng lại muốn mua được với giá thấp. Tiêu chí cạnh tranh của một doanh nghiệp được coi là hoạch định hay chiến lược của doanh nghiệp mình với các đối thủ trong cùng một ngành… Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt cho người tiêu dùng. Người sản xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn, đẹp hơn, có chi phí sản xuất rẻ hơn, có tỷ lệ tri thức khoa học, công nghệ trong đó cao hơn để đáp ứng với thị hiếu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó, cạnh tranh cũng đem lại những hệ quả không mong muốn về mặt xã hội. Nó làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu của cải, phân hóa mạnh mẽ giàu nghèo, có những tác động tiêu cực khi cạnh tranh không lành mạnh, dùng các thủ đoạn vi phạm pháp luật hay bất chấp pháp luật.Ví dụ về cạnh tranh không lành mạnh ảnh hưởng đến người tiêu dùng: Cơ sở cà phê Mê Hy Cô sử dụng biển hiệu gây nhầm lẫn với biển hiệu của Xí nghiệp Trung Nguyên. Cụ thể, Xí nghiệp Trung Nguyên hoạt động kinh doanh với ngành nghề chế biến cà phê bột [đăng ký kinh doanh năm 1996]. Xí nghiệp này sử dụng rộng rãi biển hiệu: ”Trung Nguyên – cho bạn nguồn cảm hứng sáng tạo mới” trong hoạt động kinh doanh. Biển hiệu này được sử dụng tại các quán cà phê ở những địa điểm cung ứng cà phê của Trung Nguyên. Biển hiệu của Xí nghiệp Trung Nguyên có những đặc điểm chính như sau [theo bố cục của biển hiệu từ trên xuống]: dòng chữ ”cà phê hàng đầu Buôn Mê Thuột” màu vàng; dòng chữ ”Trung Nguyên” ở giữa màu trắng; dòng chữ ”mang lại nguồn cảm hứng sáng tạo mới” được thể hiện theo đường uốn khúc [chữ đỏ trên nền vàng]; góc bên phải có hình mũi tên viền trắng hướng lên trên; góc bên trái là hình tách cà phê trên nền các hạt cà phê. Cơ sở cà phê Mê Hy Cô hoạt động kinh doanh từ năm 1999 có cùng ngành nghề chế biến cà phê với xí nghiệp Trung Nguyên và hoạt động tại địa bàn tỉnh Đắc Lắc. Cơ sở Mê Hy Cô sử dụng biển hiệu ”Mê Hy Cô – Cho bạn cảm giác sáng tạo mới” tại một số địa điểm kinh doanh của cơ sở và tại những địa điểm đã đặt biển hiệu của xí nghiệp Trung Nguyên. Biển hiệu của cơ sở Mê Hy Cô có những đặc điểm chính sau đây: dòng chữ ”hãng cà phê hàng đầu Buôn Mê Thuột” màu vàng ở phía trên; dòng chữ ”Mê Hy Cô” ở giữa màu trắng; dòng chữ ”hương vị cho bạn cảm giác sảng khoái mới” được thể hiện theo đường uốn khúc [chữ đỏ trên nền vàng]; góc bên phải có hình mũi tên viền trắng hướng lên trên; góc bên trái là hình tách cà phê trên nền các hạt cà phê. Cà phê Trung Nguyên là nhãn hiệu được nhiều người biết đến và phổ biến trên thị trường, mọi người cũng quen thuộc với biển hiệu, màu chữ. Việc cơ sở Mê Hy Cô nhái lại biển hiệu của cà phe Trung Nguyên gây nhầm lẫn cho người tiêu dung nếu không để ý kĩ. Và họ sẽ mua một sản phẩm với chất lượng không như ý chí mong muốn của họ. Theo quy định của LCT và LSHTT, sử dụng nhãn hiệu hoặc/và tên thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Trong khi đó, hành vi sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó và hành vi sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu [điểm b, điểm c Khoản 1 Điều 129 LSHTT]. Cũng theo quy định của LSHTT, mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại [Khoản 2 Điều 129]. Cho nên, nếu chỉ dựa vào những quy định này của pháp luật, rất khó xác định khi nào hành vi sử dụng nhãn hiệu hoặc sử dụng tên thương mại gây nhầm lẫn là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và khi nào là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Huỳnh Thu Hương – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn [24/7]: 1900 6198

Cạnh tranh là một vấn đề quan trọng trong kinh doanh thương mại. Với mục đích bảo vệ môi trường cạnh tranh và thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong nước, pháp luật cạnh tranh đã quy định một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Vậy thế nào là cạnh tranh không lành mạnh là gì? Trong bài viết dưới đây, Công ty Luật TNHH Everest sẽ chia sẻ với các bạn quy định của pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh mà doanh nghiệp cần nắm rõ để tránh vi phạm!

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật thương mại, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật [24/7]: 1900 6198

Cạnh tranh không lành mạnh là gì? Ví dụ về cạnh tranh không lành mạnh?

Theo Khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh năm 2018, hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.

Như vậy có thể hiểu cạnh tranh không lành mạnh là tất cả những hành động trong hoạt động kinh tế trái với đạo đức nhằm làm hại các đối thủ kinh doanh hoặc khách hàng.

Ví dụ về sản phẩm trà chanh Nestea của Nestle và trà chanh Freshtea của Công ty Thuý Hương. Theo tài liệu của Công ty sở hữu trí tuệ Banca được công bố công khai trong cuộc hội thảo do Bộ Công thương tổ chức, công ty Thuý Hương [Thanh Trì, Hà Nội] đã có hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Cụ thể, Thuý Hương đã sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn giữa Freshtea và Nestea. Sự tương tự về phần chữ: Cấu tạo, cách phát âm và tương tự cả về cách trình bày, bố cục, màu sắc. Trông bề ngoài, nếu không để ý sẽ khó phát hiện hai gói trà chanh này là do hai công ty khác nhau sản xuất. Một số người tiêu dùng được hỏi thì cho rằng, cả Freshtea và Nestea cùng là sản phẩm của công ty Nestle, vì trông chúng rất… giống nhau!

Xem thêm về Cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu

Hậu quả của cạnh tranh không lành mạnh là gì?

Cạnh tranh không lành mạnh mang tính khốc liệt và tiêu diệt, dẫn đến hậu quả thường thấy là sự sụt giảm mức lợi nhuận ở khắp mọi nơi và các doanh nghiệp đứng trước nguy cơ sụp đổ trên nền kinh tế thị trường. Hành vi này không chỉ gây thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh khác mà còn ảnh hưởng đến người tiêu dùng cũng như nền kinh tế thị trường.

Đối với doanh nghiệp

Hành vi làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường của doanh nghiệp chân chính bị đình trệ, hủy hoại, thiệt hại tài chính, thị phần suy giảm, lớn hơn nữa là có thể đi đến tình trạng phá sản hoặc bị thâu tóm, mua lại.

Đối với người tiêu dùng

Sau những phản ứng “tẩy chay” tưởng chừng là thực hiện quyền của mình, thì chẳng được gì ngoài việc mất lòng tin vào sản phẩm, vào doanh nghiệp và ngày càng e dè, nghi ngại với tất cả các loại sản phẩm trên thị trường, không phân biệt được đâu là thật – đâu là giả.

Đối với nền kinh tế đất nước

Khi các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh, gây thiệt hại lớn đến bản thân doanh nghiệp, nguồn thu doanh nghiệp giảm, Nhà nước thất thu các khoản về thuế, từ đó ảnh hưởng đến nền kinh tế nhà nước. Chất lượng sản phẩm hàng hóa giảm, uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường cũng bị ảnh hưởng, theo đó, các hoạt động xuất khẩu diễn ra khó khăn… Mặt khác, hoạt động cạnh tranh không lành mạnh ở trong nước tạo tâm lý không tốt đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi muốn đầu tư vào thị trường Việt Nam, từ đó ảnh hưởng tới thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Tham khảo thêm về Xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh

Những hành vi nào bị coi là cạnh tranh không lành mạnh?

Theo Khoản 1 Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 và 2019, các hành vi sau đây bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh:

[i] Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ;

[ii] Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ;

[iii] Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Việt Nam là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng;

[iv] Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.

Doanh nghiệp cần làm gì khi đối thủ có hành vi cạnh tranh không lành mạnh?

Khoản 3 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 và 2019 quy định: “Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự quy định tại Điều 202 của Luật này và các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh”.

Như vậy, khi đối thủ có hành vi cạnh tranh không lành mạnh, doanh nghiệp có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp dân sự để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm:

[i] Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;

[ii] Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

[iii] Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

[iv] Buộc bồi thường thiệt hại;

[v] Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Ngoài ra, doanh nghiệp có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật về cạnh tranh [Khoản 5 Điều 113, Khoản 3 Điều 111 Luật Cạnh tranh năm 2018].

Để có cái nhìn tổng quát hơn, mời bạn đọc xem thêm thông tin liên quan tại Luật công ty

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật dân sự được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: .

Video liên quan

Chủ Đề