Tiêm phòng lao có tác dụng trong bao lâu

Vắc xin BCG có hiệu quả như thế nào?

Vắc-xin BCG chứa một chủng vi khuẩn lao suy yếu, không gây bệnh, giúp cơ thể tạo miễn dịch và kích thích cơ thể chống lại bệnh nếu nhiễm vi khuẩn lao.

Vaccin BCG được cho là có khả năng bảo vệ đến 80% người được chủng ngừa, trong thời gian 15 năm.

Tại sao bệnh lao vẫn còn là một vấn đề?

Vắc-xin BCG và thuốc ngừa lao được phát minh mang lại hi vọng loại trừ bệnh lao tương tự như với bệnh đậu mùa. Tuy nhiên, điều này lại gặp nhiều khó khăn bởi một số lý do:

  • Phần lớn sự cải thiện ban đầu về tỷ lệ bệnh lao ở các nước phát triển liên quan đến những cải thiện về nhà ở, dinh dưỡng và tiếp cận điều trị. Nhưng những vấn đề này vẫn chưa được cải thiện ở nhiều nước kém phát triển.
  • Một số chủng vi khuẩn lao đã phát triển khả năng kháng với một hoặc nhiều loại thuốc chống lao, gây khó khăn hơn nhiều cho việc điều trị.
  • Vắc xin BCG có hiệu quả chống lại các dạng bệnh lao nặng, như lao màng não ở trẻ em, nhưng lại không hiệu quả với tất cả các dạng bệnh lao.
  • Đại dịch HIV toàn cầu bắt đầu vào những năm 1980 đã dẫn đến dịch lao tương ứng. Điều này do HIV làm suy yếu hệ thống miễn dịch của con người, làm tăng nguy cơ nhiễm lao.
  • Sự tăng trưởng nhanh chóng của du lịch quốc tế cũng góp phần làm bệnh lây lan.

Mức độ phổ biến của bệnh lao ở Anh như thế nào?

Bệnh lao không phổ biến ở Anh. Có 6.520 trường hợp bệnh lao tại Anh vào năm 2014. Hơn một phần ba số ca [39%] là ở London và khoảng ba phần tư các trường hợp [72%] là ở những người không sinh ra ở Anh.

Bệnh lao có lây truyền không?

Có. Bệnh lao lan truyền khi một người bị lao phổi hoặc lao cổ họng, ho hoặc hắt hơi và người khác hít vào các giọt nước bọt có chứa vi khuẩn từ người này

Tuy nhiên, bệnh lao không lây nhiễm phổ biến như cúm. Thông thường cần phải có thời gian dài tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh trước khi bạn bắt TB. Ví dụ, nhiễm trùng thường lây lan giữa các thành viên gia đình đang sinh sống trong cùng một nhà.

Bệnh lao không lây lan qua tiếp xúc, hoặc dùng chung dao kéo, giường hoặc quần áo.

Làm thế nào để tôi biết nếu con tôi cần tiêm phòng BCG?

Nữ hộ sinh, điều dưỡng hoặc bác sĩ có thể cho bạn biết nếu con bạn cần chủng ngừa BCG.

Tôi bị dị ứng. Có thành phần nào trong vắc-xin BCG có thể gây ra dị ứng hay không?

Không. Vắc-xin BCG an toàn đối với:

  • Người bị dị ứng với latex [một loại cao su]
  • Người bị dị ứng với penicillin
  • Người bị dị ứng với các sản phẩm sữa, trứng và / hoặc các loại hạt

Tuy nhiên, nếu bạn băn khoăn, nên trao đổi với bác sĩ trước khi tiêm ngừa.

Liệu vắc-xin BCG chứa các thành phần máu hoặc thành phần có nguồn gốc động vật hay không?

Không. Không có thành phần máu trong vắc xin. Tất cả các nguyên liệu dùng để sản xuất vắc-xin có nguồn gốc không phải động vật.

Tôi sống với người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu. Nếu tôi tiêm ngừa, liệu có nguy cơ tôi lây nhiễm lao cho họ?

Không. Vắc-xin BCG không được khuyến cáo cho những người có hệ miễn dịch suy yếu, tuy nhiên họ không thể nhiễm lao từ những người đã được tiêm phòng.

Tại sao không còn tiêm phòng BCG cho thiếu niên tại các trường học?

BCG không còn được tiêm cho trẻ em tại các trường trung học ở Anh. Chương trình này đã được thay thế vào năm 2005 bằng chương trình mục tiêu cho trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên có nguy cơ mắc bệnh lao cao.

Điều này do tỷ lệ nhiễm lao ở Anh đang ở mức thấp. Lao là một bệnh khó lây bởi vì nó đòi hỏi phải tiếp xúc trong thời gian dài với người bị nhiễm bệnh. Ví dụ, bạn rất khó nhiễm lao nếu chỉ ngồi hoặc đứng cạnh những người bị nhiễm bệnh.

Sau tiêm BCG, con tôi không có sẹo hay mụn nước. Liệu vắc xin có hiệu quả?

Hầu hết mọi người sau tiêm tiêm BCG sẽ xuất hiện vết phồng da tại chỗ tiêm, nhưng không phải tất cả mọi người. Nếu con của bạn không có phản ứng này sau tiêm vắc xin, điều này không có nghĩa là trẻ không có đáp ứng với vắc xin. Không cần tiêm lại vắc xin BCG.

Nguồn: //www.nhs.uk/conditions/vaccinations/pages/bcg-tb-vaccine-questions-answers.aspx

Người dịch: Trần Linh Phương, tổ Thử nghiệm lâm sàng, Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh

Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh là việc chủng ngừa bắt buộc trong chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia. Việc chủng ngừa này giúp trẻ phòng tránh bệnh lao hiệu quả.

Trong bài viết này, Hello Bacsi cùng tìm hiểu về việc tiêm phòng lao, mũi lao tiêm khi nào, vắc xin BCG chủng ngừa bệnh lao và các vấn đề liên quan.

1. Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh bằng vắc xin nào?

Tại Việt Nam, trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ được chủng ngừa bệnh lao bằng vắc xin BCG [bacille Calmette-Guerin]. Trong một số trường hợp, người trưởng thành chưa từng mắc bệnh này [xét nghiệm âm tính với lao] cũng được chủng ngừa bằng loại vắc xin này.

Vắc xin BCG hoạt động theo cách cho người chủng ngừa tiếp xúc với một lượng vi khuẩn lao sống đã được làm giảm độc lực, không có khả năng gây bệnh. Điều này làm cho cơ thể phát triển khả năng miễn dịch đối với căn bệnh này.

Vắc xin BCG không được dùng để điều trị cho người bị nhiễm trùng lao. Tương tự như các vắc xin khác, vắc xin này cũng không bảo vệ bạn khỏi nguy cơ bị nhiễm bệnh 100%.

2. Đối tượng cần tiêm vắc xin BCG?

Theo Thông tư số 38/2017/TT-BYT ngày 17/10/2017 của Bộ Y tế Việt Nam về ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc thì BCG là vắc xin bắt buộc phải tiêm cho trẻ sơ sinh.

Ngoài trẻ trong độ tuổi sơ sinh, trẻ em và người lớn dưới 35 tuổi có nguy cơ mắc bệnh lao cũng có thể tiến hành chủng ngừa trong một số trường hợp đặc biệt theo chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý: Các trường hợp trẻ từ 1 tuổi trở lên cần thận trọng và cân nhắc chỉ định tiêm vắc xin BCG vì nguy cơ phản ứng phụ sau tiêm thường tăng cao. Hiện không có bằng chứng cho thấy việc chủng ngừa vắc xin BCG ở những người trên 35 tuổi có hiệu quả.

3. Những đối tượng không nên tiêm phòng lao

Trẻ sơ sinh

Không nên chủng ngừa vắc xin BCG cho trẻ sơ sinh trong các trường hợp sau:

Trẻ nhỏ và người lớn

  • Bị ung thư
  • Nhiễm HIV hoặc AIDS
  • Quá mẫn cảm với vắc xin
  • Bị suy dinh dưỡng thể nặng
  • Đang sử dụng các thuốc chống viêm
  • Xét nghiệm lao trên da cho kết quả dương tính
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ…

4. Tiêm mũi lao cho trẻ sơ sinh khi nào, tiêm mấy mũi?

Vắc xin chủng ngừa lao được tiêm một liều duy nhất ngay sau sinh càng sớm càng tốt hoặc trong vòng 30 ngày sau sinh. Trường hợp vì lý do nào đó mà trẻ chưa được tiêm phòng lao giai đoạn sơ sinh, các bác sĩ có thể xét cân nhắc cho bé làm nghiệm Mantoux hoặc kháng thể kháng lao để đánh giá tình trạng nhiễm lao của trẻ. Trong trường hợp kết quả cho thấy trẻ chưa bị nhiễm vi khuẩn lao, bé có thể được tiến hành chủng ngừa.

Trẻ có thể cần chủng ngừa lao nhắc lại nếu kết quả xét nghiệm lao trên da là âm tính, kể từ 2 – 3 tháng sau liều tiêm vắc xin BCG đầu tiên.

Với trẻ nhỏ và người lớn cần chủng ngừa, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm trên da để đảm bảo không mắc bệnh lao trước khi tiêm. Đây là việc làm cần thiết để biết mũi lao tiêm khi nào là phù hợp, đồng thời đảm bảo an toàn cho người nhận.

5. Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh ở đâu, bao nhiêu tiền?

Việc tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh thường được thực hiện tại cơ sở y tế sản khoa ngay sau khi sinh hoặc tại các trạm y tế phường xã, các trung tâm y tế hiện thành phố… trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Việc tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh bằng vắc xin BCG trong chương trình tiêm chủng mở rộng là hoàn toàn miễn phí.

Ngoài ra, cha mẹ có thể lựa chọn cho bé tiêm phòng lao dịch vụ tại các cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám hoặc các trung tâm tiêm chủng uy tín, chất lượng và an toàn.

6. Phản ứng phụ sau khi tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh

Ngay sau khi tiêm

– Vùng da chỗ vết tiêm sẽ xuất hiện vết đỏ nhỏ và thường biến mất sau 30 phút – 1 giờ.

Trong 24 giờ sau tiêm

Vết tiêm có biểu hiện sưng, áp xe tại chỗ, có thể kèm sốt nhẹ, nổi hạch. Các triệu chứng này thường tự hết sau 1 – 3 ngày mà không cần phải điều trị.

Sau tiêm 2 tuần – 2 tháng, thậm chí là lâu hơn

Da tại vết tiêm bị đỏ, có mủ trắng, mụn mủ tự vỡ tạo vết loét diễn ra trong khoảng 2 tuần. Sau đó, vết loét tự lành và để lại một vết sẹo nhỏ khoảng 3 – 5mm. Quá trình này diễn ra đồng nghĩa với việc cơ thể trẻ đã có miễn dịch với vi khuẩn lao.

7. Tiêm mũi lao cho trẻ sơ sinh: Chăm sóc bé thế nào cho đúng?

Sau chủng ngừa lao, cha mẹ cần báo cho nhân viên y tế hay đưa trẻ đến cơ sở y tế hay bệnh viện ngay để tránh chuyển biến nghiêm trọng nếu trẻ có các biểu hiện sau:

  • Co giật
  • Nôn trớ, bú kém, bỏ bú
  • Môi, tay chân tím tái
  • Tay chân lạnh, da nổi vân tím
  • Sốt cao hơn 39 độ C, khó đáp ứng thuốc hạ sốt, sốt kéo dài trên 24 giờ và xuất hiện sau 12 giờ chủng ngừa
  • Phát ban
  • Quấy khóc kéo dài, kém tương tác, li bì và hôn mê
  • Thở nhanh, khó thở co kéo hõm ức, thở rít
  • Hoặc có các dấu hiệu bất thường khác khiến bạn lo lắng

Vắc xin BCG làm vắc xin chứa một dạng vi khuẩn lao sống, có thể “thoát ra” khỏi chỗ tiêm. Điều này đồng nghĩa với việc trong một thời gian ngắn sau khi chủng ngừa, vết loét do tiêm chủng có nguy cơ sẽ lây nhiễm vi khuẩn cho bất cứ thứ gì hoặc bất kỳ ai chạm vào. Do đó, mẹ cần cho bé mặc áo có tay hoặc dán băng gạc lên vết tiêm để che vết loét của con trong ít nhất 24 giờ.

Nếu da chỗ vết tiêm của bé có bất kỳ thay đổi nào hoặc bị kích ứng nghiêm trọng, bị tổn thương, chảy dịch, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Những phản ứng này có thể xảy ra sau khi chủng ngừa lao đến 5 tháng.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề