Cuộc đánh Chiêm thành Ung Châu của Lý Thường Kiệt chỉ huy diễn ra bao lâu

Mục lục

Hoàn cảnh lịch sửSửa đổi

Năm 1009, Lý Công Uẩn lập ra nhà Lý. Để củng cố khu vực biên giới phía bắc, nhà Lý dùng chính sách gả công chúa cho các thủ lĩnh miền núi để gắn chặt mối quan hệ với họ. Trải qua 3 triều vua Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông và Lý Thánh Tông, nước Đại Việt phát triển ổn định, khá vững mạnh.

Ở phương Bắc, nhà Tống từ khi thành lập [năm 960] đã phải khắc phục những hậu quả do thời chia cắt Ngũ đại Thập quốc để lại. Ngoài việc đánh dẹp các nước cát cứ, nhà Tống phải đối phó với nước Liêu của người Khiết Đan lớn mạnh ở phương bắc - quốc gia được vua nhà Hậu Tấn cắt cho 16 châu Yên Vân ở phía bắc từ năm 936 nên lãnh thổ bành trướng nhiều về phía nam, uy hiếp Trung nguyên và thường nhân đó can thiệp vào Trung Quốc. Đến thời Tống Thái Tông, dù dẹp hết các nước trong Thập quốc nhưng nguy cơ uy hiếp từ phía nhà Liêu vẫn luôn tiềm ẩn với nhà Tống.

Sang thời Tống Nhân Tông, nhà Tống lại bị thêm sự uy hiếp của nước Tây Hạ của người Đảng Hạng ở phía tây bắc mới nổi lên. Nhà Tống phải cống nộp nhiều của cải và bị mất nhiều phần lãnh thổ cho Liêu và Tây Hạ. Trong nước, triều Tống bị rối loạn bởi những cải cách của Vương An Thạch.

Chủ trương tiến đánh các nước phía nam Trung Quốc để giải tỏa các căng thẳng trở thành một chiến lược của nhà Tống.

Ý định nam tiến của TốngSửa đổi

Từ năm 1070, Vương An Thạch chú ý đến phương Nam và muốn lập công ở ngoài biên, tâu lên vua Tống rằng:

"Giao Chỉ vừa đánh Chiêm Thành bị thất bại, quân không còn nổi một vạn, có thể lấy quân Ung Châu sang chiếm Giao Chỉ".[1]

Năm 1073, vua Tống Thần Tông phái Thẩm Khởi làm Quảng Tây Kinh lược sứ lo việc xuất quân. Thẩm Khởi đặt các doanh trại, sửa đường tiếp tế, phủ dụ 52 động thuộc Ung Châu sung công các thuyền chở muối để tập thủy chiến.

Thẩm Khởi sau đó làm trái ý vua Tống, bị điều đi nơi khác và Lưu Di thay chức. Lưu Di được lệnh tăng cường binh lực, tiếp tục điểm dân, tích lương, đóng chiến thuyền, luyện tập thủy binh và cấm người Đại Việt sang đất Tống buôn bán vì sợ bị do thám.

Đặc biệt, nhà Tống đã biến Ung Châu thành một căn cứ xuất phát để đánh Đại Việt và giao cho Tô Giám, một viên tướng dày dặn kinh nghiệm trong cuộc chiến chống Nùng Trí Cao trước đây chỉ huy căn cứ này.

Đại Việt ra tay trướcSửa đổi

Năm 1072 vua Lý Thánh Tông qua đời, Thái tử Càn Đức mới 7 tuổi lên thay, tức là vua Lý Nhân Tông. Thái phi Ỷ Lan làm nhiếp chính, được sự phò tá của các đại thần Lý Thường Kiệt, Lý Đạo Thành nên tình hình quốc gia vẫn khá ổn định.

Tuy Tống cố gắng giữ bí mật, nhưng tình báo của Đại Việt vẫn nắm được ý đồ của quân Tống. Đặc biệt, năm 1073, một tiến sĩ nhà Tống là Từ Bá Tường vì không được trọng dụng nên đã thông báo với nhà Lý. Bởi thế Đại Việt đã nắm được khá đầy đủ tình hình chuẩn bị chiến tranh của nhà Tống.

Lúc này số quân Tống đang tập hợp ở các căn cứ Ung, Khâm, Liêm khoảng 10 vạn đang huấn luyện, song chưa thể đánh ngay được vì số quân này là tân binh Hoa Nam vừa mới tuyển. Nhà Tống sẽ rút 45 ngàn cấm binh thiện chiến ở phương bắc đưa xuống chiến trường phía nam để lập đạo quân chủ lực, thì việc đó làm chưa xong.[2][3]

Trước tình hình đó, Thái úy Đại Việt là Lý Thường Kiệt cho rằng:

Ngồi yên đợi giặc sao bằng đánh trước để bẻ gãy mũi nhọn của nó!

Chủ trương thực hiện một chiến lược đánh đòn phủ đầu, Tiên phát chế nhân, ông quyết định mở trận tiến công quy mô sang đất Tống.[3][4]

Mục lục

Hoàn cảnh lịch sửSửa đổi

Năm 1009, Lý Công Uẩn lập ra nhà Lý.Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên thành Đại La là Thăng Long. Để củng cố khu vực biên giới phía bắc, nhà Lý dùng chính sách gả công chúa cho các thủ lĩnh dân tộc ít người [chủ yếu là người dân tộc Tày] ở miền núi để xây dựng và gắn chặt mối quan hệ với họ. Trải qua 4 triều vua Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông, nước Đại Việt phát triển ổn định và vững mạnh.

Ở phương bắc, nhà Tống từ khi thành lập [960] đã phải khắc phục những hậu quả do thời chia cắt Ngũ đại Thập quốc để lại. Ngoài việc đánh dẹp các nước cát cứ, nhà Tống phải đối phó với nước Liêu lớn mạnh ở phương bắc - quốc gia của người Khiết Đan được vua nhà Hậu Tấn cắt cho 16 châu Yên Vân ở phía bắc từ năm 936 nên lãnh thổ bành trướng nhiều về phía Trung Quốc và thường nhân đó can thiệp vào trung nguyên. Đến thời Tống Thái Tông, dù dẹp hết các nước trong Thập quốc nhưng nguy cơ uy hiếp từ phía nhà Liêu vẫn luôn tiềm ẩn với nhà Tống.

Sang thời Tống Nhân Tông, nhà Tống lại bị thêm sự uy hiếp của nước Tây Hạ của người Đảng Hạng phía tây bắc mới nổi. Nhà Tống phải cống nộp nhiều của cải và bị mất nhiều phần lãnh thổ cho Liêu và Tây Hạ. Trong nước, triều Tống bị rối loạn bởi những cải cách của Vương An Thạch.

Chủ trương tiến đánh các nước phía nam Trung Quốc [như Đại Việt] để giải tỏa các căng thẳng trở thành một chiến lược của nhà Tống.

Biên giới Tống-Việt trước cuộc chiếnSửa đổi

Xem thêm: Nùng Trí Cao

Từ thời Lý Thái Tông, nhà Lý đã nhân cuộc đánh phá biên giới nhà Tống của thủ lĩnh người Tày là Nùng Trí Cao mà bành trướng ngầm lãnh thổ của mình bằng cách xúi người dân tộc Tày ở biên giới lấn đất và sinh sự trong một thời gian khá dài[1].

Tri châu Tiêu Chú ở Ung Châu đã có lần dâng sớ về triều xin đánh Đại Việt kẻo sau có đại họa. Nhưng Tiêu Chú bị bãi chức. Khi Vương An Thạch lên cầm quyền, Tiêu Chú được phục chức vì ông là người am hiểu mọi vấn đề Đại Việt đang nằm trong kế hoạch mở rộng xuống phương nam của Vương An Thạch. Đánh Đại Việt không chỉ để khuếch trương về phương nam mà còn lấy khí thế để mở rộng cương vực cho Trung Nguyên về phương bắc [đánh Liêu và Hạ].

Năm 1060, quan Lạng châu mục là Thân Thiệu Thái [ông này là bố đẻ của Thân Cảnh Phúc] đem binh vào huyện Nhử Ngao ở châu Tây Bình thuộc địa giới nhà Tống để bắt người bỏ trốn. Ông Thái bắt sống được toàn bộ nhóm ấy nhưng có lẫn cả Dương Lữ Tài [là một viên quan nhà Tống] và nhiều trâu, ngựa. Nhà Tống sai quan Lại bộ thị lang là Dư Tĩnh đến Ung Châu thảo luận về việc ấy. Lý Thánh Tông lại sai Bùi Gia Hựu tới Ung Châu bàn nghị. Dư Tĩnh đem nhiều của đút lót Bùi Gia Hựu và gửi thư cho Hựu mang về, xin vua Lý trả lại Dương Lữ Tài nhưng không được[2].

Vua Tống nén giận, giữ tình hòa hảo nhưng vẫn đợi dịp thuận tiện để xâm lăng Đại Việt mà từ lâu Tống coi như kẻ thù trong suốt mười năm. Tiêu Chú sau khi được phục hồi liền tới Quế Châu giao dịch với các tù trưởng từ đạo Đặc Ma đến châu Điền Đống, được biết lúc này triều Lý thắng Chiêm Thành [Cham-pa], thu phục thêm được 3 châu của người Chiêm, dân sinh quốc kế rất thịnh đạt.

Tài quân sự kiệt xuất của Lý Thường Kiệt

Lý Thường Kiệt [1019 - 1105] là nhà quân sự, chính trị cũng như thái giám nổi tiếng vào thời nhà Lý của nước Đại Việt. Ông làm quan 3 triều Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông. Trong sự nghiệp cầm binh của mình, ông đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Chiến công vẻ vang này đã giúp ông trở thành 1 trong hai danh tướng vĩ đại nhất nhà Lý, bên cạnh Lê Phụng Hiểu.

Trong lịch sử Việt Nam, ông nổi bật với việc chinh phạt Chiêm Thành [1069], đánh phá 3 châu Khâm, Ung, Liêm nước Tống [1075–1076], rồi đánh bại cuộc xâm lược Đại Việt của quân Tống do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy. Đặc biệt, trận chiến ở ba châu Khâm, Ung, Liêm đã khiến tên tuổi của ông vang dội ra khỏi Đại Việt và được biết đến ở đất Tống.

Năm 2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch liệt ông vào một trong 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam. Con tàu chiến USS Chincoteague [AVP-24] trong những năm 1972 - 1975 được mang tên là RVNS Lý Thường Kiệt [HQ-16], để vinh danh ông.

Thái úy Lý Thường Kiệt có tài dụng binh như thần

Nhắc đến tài quân sự của Lý Thường Kiệt, sách Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên xuất bản khoảng năm 1329 chép: "Ông họ Lý tên Thường Kiệt, người phường Thái Hòa bên hữu kinh Thăng Long; […]. Ông nhiều mưu lược, có tài tướng soái, lúc nhỏ phong tư tuấn nhã, có tiếng khen ra ngoài, được sung làm chức Hoàng môn ký hầu”.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư cũng có những nhận xét tương tự: "…Thường Kiệt người phường Thái Hoà thành Thăng Long, nối đời làm quan, nhiều mưu lược, có tài làm tướng”. Văn bia đền Ngọ Xá [Thanh Hoá] do Nhữ Bá Sĩ soạn năm 1876 thì viết: “Thái úy người phường Thái Hòa hữu thành Thăng Long, họ Lý tên Thường Kiệt, còn gọi là Tuấn, tự Thường Kiệt hoặc khi xuất thân lấy tên tự để gọi.

Năm ông mới 13 tuổi […] hỏi chí hướng của ông, ông thưa rằng: về văn học chỉ cần biết chữ để ký tên là đủ, còn võ phải học được như Vệ Thanh, Hoắc Khứ [tướng lĩnh nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc] là đi vạn dặm lập công to, giữ được ấn hầu, làm vẻ vang cho cha mẹ, ấy là sở nguyện. […] Ông lo học đạo Tôn Ngô, đêm đọc sách, ngày luyện cung mã đến các phép xây doanh trại, bày trận địa đều tinh thông cả”.

Bia Cự Việt quốc thái uý Lý công thạch bi minh tự dựng khoảng năm 1159 viết: “…Từ tuổi ấu thơ Thái úy đã có phong tư thanh khiết, vẻ mặt sáng sủa. Năm Giáp thìn niên hiệu Thiên Phù Duệ Vũ thứ năm [1124] vua Nhân Tông yêu mến phong thái kỳ tú của Thái úy, biết Thái úy là người thông minh lanh lợi, nên tuyển vào trong tử cấm.

Thái úy cầm giáo mác mà múa trên nệm gấm, hát khúc Hồi phong mà lả lướt liễu mềm, người các nước đến thăm, không ai là không chú ý ngắm xem. Năm Đinh mùi đời vua Thần Tông [1127] Thái úy được tuyển vào chầu ở nơi nội cấm, chức vị bao trùm cả sáu bộ Thượng thư. Các việc chính sự ở trong cung cấm và việc xây dựng của thợ thuyền, vua đều ủy thác cho Thái úy cả.

Đến như các phép viết chữ, tính toán, bắn cung, cưỡi ngựa, thuốc men, kinh mạch, không nghề nào là Thái úy không tinh thông; đến như việc bói toán, binh pháp, chơi bài, đánh cờ, không việc nào là Thái úy không nghiên cứu […]”. Những ghi chép trên cho thấy, Lý Thường Kiệt quả thực là con nhà võ tướng, có tài cầm quân, tinh thông mưu lược. Mưu trí ấy không chỉ dừng lại trong sách vở “tầm chương trích cú” mà đã được ông ứng dụng vào thực tế chiến đấu, đem lại chiến thắng vẻ vang.

Video liên quan

Chủ Đề