Đặc điểm cấu tạo của giày cao su Công nghệ 8

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

  • Trắc nghiệm Công nghệ 8 Bài 18 [có đáp án]: Vật liệu cơ khí

    Căn cứ vào nguồn gốc, cấu tạo, tính chất để chia nhóm vật liệu cơ khí.

1. Vật liệu kim loại

    Kim loại là vật liệu quan trọng, chiếm tỉ lệ khá cao trong thiết bị, máy và được phân loại theo sơ đồ sau:

a] Kim loại đen

    Thành phần chủ yếu của kim loại đen là sắt và cacbon.

    Tỉ lệ cácbon trong vật liệu > 2,14% thì gọi là gang, tỉ lệ cacbon trong vật liệu < 2,14% thì gọi là thép. Tỉ lệ các bon càng cao thì vật liệu càng cứng và giòn.

    Gang được phân làm 3 loại: Gang xám, gang trắng và gang dẻo.

    Thép: thép cacbon và thép hợp kim.

b] Kim loại màu

    Kim loại màu thường dùng ở dạng hợp kim.

    Có 2 loại chính:

    - Đồng và hợp kim của đồng.

    - Nhôm và hợp kim của nhôm.

    Tính chất: dễ kéo dài, dễ dát mỏng, có tính mài mòn, tính chống ăn mòn cao, tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt …

    Công dụng: sản xuất đồ dựng gia đình, chế tạo chi tiết máy, làm vật liệu dẫn điện …

    Ưu điểm: dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. ít bị ôxy hoá hơn kim loại đen, dễ rán mỏng và kéo dài ...

    Nhược điểm: kém cứng, giá thành cao hơn kim loại đen.

    Đồng và nhôm được dùng nhiều trong công nghệ truyền tải điện năng và các thiết bị điện dân dụng.

2. Vật liệu phi kim loại

    Dẫn điện, dẫn nhiệt kém.

    Dễ gia công, không bị ôxy hoá, ít mài mòn.

a] Chất dẻo

    Là sản phẩm được tổng hợp từ các chất hữu cơ, cao phân tử, mỏ dầu, dầu mỏ, than đá …

    Chất dẻo được chia làm hai loại:

    - Chất dẻo nhiệt: nhiệt độ nóng chảy thấp, nhẹ dẻo, không dẫn điện không bị ô xi hóa, ít bị hóa chất tác dụng… dùng làm dụng cụ gia đinh: làn, rổ, cốc, can, dép …

    - Chất dẻo rắn: được hóa rắn ngay sau khi ép dưới áp suất, nhiệt độ gia công. Tính chịu được nhiệt độ cao, độ bền cao, nhẹ, không dẫn điện, không dẫn nhiệt. Làm bánh răng ổ đỡ, vỏ bút, vỏ thiết bị điện đồ dùng điện …

b] Cao su

    Là vật liệu dẻo, đàn hồi khả năng giảm chấn tốt, cách điện, cách âm tốt.

    Gồm 2 loại:

    - Cao su tự nhiên.

    - Cao su nhân tạo.

    Công dụng: Cao su dùng làm dây cáp điện, săm lốp, đai truyền, ống dẫn, vòng đệm, vật liệu cách điện ...

1. Tính chất cơ học

    Biểu thị khả năng của vật liệu chịu được tác dụng các lực bên ngoài. Tính chất cơ học bao gồm: tính cứng, tính dẻo, tính bền.

2. Tính chất vật lí

    Là những tính chất của vật liệu thể hiện qua các hiện tượng vật lí khi thành phần hoá học của nó không đổi như: Nhiệt nóng chảy, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, khối lượng riêng.

3. Tính chất hoá học

    Cho biết khả năng vật liệu chịu được tác dụng hoá học trong các môi trường, như tính chịu axit và muối, tính chống ăn mòn, …

4. Tính chất công nghệ

    Cho biết khả năng gia công của vật liệu như: tính đúc, tính hàn, tính rèn, khả năng gia công cắt gọt, …

Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 8 có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Công nghệ 8 hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 8 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: fb.com/groups/hoctap2k8/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Công nghệ 8 | Soạn Công nghệ lớp 8 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Công nghệ lớp 8.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

ly-thuyet-trac-nghiem-cong-nghe-8.jsp

Câu hỏi: Để thực hành bài này em cần chuẩn bị những vật liệu và dụng cụ gì?

Trả lời: Theo SGK hướng dẫn thì thực hành bài này cần chuẩn bị:

- Dụng cụ hỗ trợ: thảm cách điện, giá cách điện, găng tay cao su.

Nhưng những dụng cụ này từ xưa đến nay nhà trường không có, có lẽ nhà trường chỉ có tranh vẽ những dụng cụ này nên giáo viên đem tranh lên và giảng giải cho học sinh biết hình dạng và vật liệu chế tạo những dụng cụ này.

- Dụng cụ cầm tay: Bút thử điện [loại thường và loại thông mạch], kìm điện, tua vít có tay cầm bằng vật liệu cách điện,... 

Câu hỏi: Em cho biết các dụng cụ hỗ trợ: thảm cách điện, giá cách điện, găng tay cao su, giày cao su được chế tạo bằng vật liệu gì? Nó được dùng như thế nào?

Trả lời: Giá cách điện từ xưa đến nay nhà trường Việt Nam không có nên ngay giáo viên vật lí cũng chưa nhìn thấy bao giờ, nhưng giá này để đứng lên khi sửa chữa điện cho an toàn nên có lẽ nó phải chế tạo chắc chắn bằng vật liệu cách điện ví dụ như chất dẻo loại chịu lực tốt.

Thảm cách điện có lẽ làm bằng cao su để người đứng lên chữa điện được cách điện với đất cho an toàn.

Găng tay cao su, giày cao su dùng để đi vào chân và tay trong lúc chữa điện nên rất an toàn khi chạm vào đường dây và các vật có điện. Găng tay bằng cao su dày, không bị rách khi cầm các dụng cụ để chữa điện.

Câu hỏi: Em cho biết cấu tạo, nguyên lí làm việc và cách dùng bút thử điện?

Trả lời: Bút thử điện hiện nay trên thị trường có 2 loại: Bút thử điện thường và bút thư điện thông mạch.

1- Bút thử điện thường: Hình 34. 1 SGK.

- Cấu tạo:

+ Đầu bút thử điện: Bằng kim loại để tiếp xúc với chi tiết cần kiểm tra, thường đầu này làm dẹt và mỏng để có thể vặn nhẹ các vít. Có loại bút thử điện chi tiết này có 2 đầu để làm tua vít dẹt và tua vít 4 cạnh.

+ Điện trở than: Có trị số khoảng 2.106Ω để giảm dòng điện qua bút.

+ Đèn báo: Dạng néon.

+ Thân bút: Bằng nhựa trong không màu hoặc màu nhạt để nhìn rõ ánh sáng đèn báo bên trong.

+ Lò xo: Để các chi tiết trong bút luôn tiếp xúc tốt với nhau.

+ Nắp bút: Có ren vặn vào thân bút để giữ các chi tiết bên trong.

+ Kẹp kim loại: Để sờ tay vào khi kiểm tra điện, dùng để gài vào miệng túi khi không dùng.

- Nguyên lí làm việc: Khi để tay vào kẹp kim loại và đặt dầu bút vào vật có điện thì dòng điện qua bút và người rồi xuống đất làm bóng đèn trong bút sáng. Điện trở trong bút khoảng 2.106Ω, điện trở của người khoảng vài trăm kΩ đến vài MΩ [triệu ôm] tùy theo độ dày và độ ẩm của da, điện trở tiếp xúc giữa người và đất [giày, dép, ...] cũng vài trăm kΩ đến vài MΩ nên dòng điện qua bút chỉ dưới 0,1 mA nên không nguy hiểm cho người [dòng điện nguy hiểm cho người là 40mA]. Chỉ cần dòng điện qua bút 1µA [một phần triệu ampe] là bóng trong bút thử điện đã sáng nên dù chân ta có đi giày, dép cách điện tốt thì bút vẫn sáng được. Dòng điện qua bút càng lớn thì bóng trong bút càng sáng: Khi dòng điện 1µA thì bóng sáng yếu, khi dòng điện 0,1mA thì bóng sáng mạnh.

- Sử dụng: Tay cầm vào thân bút, một ngón tay chạm vào kẹp kim loại rồi để dầu bút chạm vào vật ta cần kiểm tra, nếu bóng đèn trong bút sáng là vật có điện. Dùng bút thử điện để phân biệt dây pha và dây trung hòa của mạch điện: Đầu bút để vào dây pha thì bóng đèn trong bút sáng, đầu bút để vào dây trung hòa [dây đất] thì bóng đèn trong bút không sáng. Tất nhiên trong hai trường hợp trên đều phải để ngón tay vào kẹp kim loại.

Đầu bút thử điện có thể dùng như tua vít để vặn nhẹ các vít.

2- Bút thông mạch: - Cấu tạo [h 3.2]:

+ Đầu bút: Dùng để tiếp xúc với vật định kiểm tra.

+ Điện trở: Trên 2.106 Ω để hạn chế dòng điện.

+ Bộ khuếch dại: Gồm một hoặc hai trandito [tùy hãng sản xuất]. một điện trở khoảng 10.106Ω nằm ở phía đầu bộ khuếch đại tiếp xúc với điện trở 2.106Ω ở đầu bút, LED để báo có điện, pin [3,0V hoặc 4,5V tùy loại bút] làm nguồn cho bộ khuếch đại.

+ Lò xo: Để các chi tiết trong bút tiếp xúc tốt với nhau và để tiếp xúc về điện với nắp.

+ Nắp: Bằng kim loại để tiếp xúc vào khi thử điện.

- Nguyên lí hoạt động: Bộ khuếch đại dùng để khuếch đại tín hiệu điện đưa vào đầu bút. Chỉ cần một dòng nhỏ đi vào đầu bút [dưới 0,01µA] vào bút là LED đã báo sáng.

- Sử dụng: Bút thông mạch có nhiều tác dụng nên đã được đưa vào bộ thí nghiệm vật lí lớp 7 từ năm 2002:

+ Kiểm tra dây pha và dây trung hòa của mạch điện: Khi đặt đầu bút vào dây pha thì tay cầm vào thân bút bằng nhựa là LED báo sáng. Khi đặt đầu bút vào dây trung hòa nếu ngón tay để vào nắp bút mà LED báo sáng là dây trung hòa tốt, nếu LED không báo sáng là dây trung hòa đứt.

- Kiểm tra xem mạch điện có thông không, do đó kiểm tra được dụng cụ có bị rò điện không [khi chưa cho điện vào dụng cụ].

-  Phát hiện điện tích dương và điện tích âm của vật được nhiễm điện do ma sát.

-  Xác định cực của nguồn điện một chiều, xác định pin mạnh hay yếu.

- Kiểm tra điôt và trandito: Xác định chiều của diôt, các cực và loại trandito.

Video liên quan

Chủ Đề