Đặc điểm nào sau đây là phong cách diễn đạt hồ chí minh

Ngày 14/5/2011, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 03-CT/TW về Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trong đó Bộ Chính trị chỉ đạo các cấp ủy Đảng phải tập trung lãnh đạo việc làm theo phong cách Hồ Chí Minh.

Vậy phong cách Hồ Chí Minh là gì? Trong phạm vi bài viết này tôi xin giới thiệu đến các đồng chí, các bạn những nội dung cơ bản của phong cách Hồ Chí Minh, với mong muốn trang bị thêm cho các đồng chí, các bạn những thông tin cụ thể về phong cách của Bác. Từ đó, đẩy mạnh việc làm theo phong cách của Bác, góp phần thực hiện tốt Chỉ thị trên.

Phong cách Hồ Chí Minh là phong cách của một con người với cái tâm trong sáng, cái đức cao đẹp, cái trí minh mẫn, cái hành mực thước, phong cách của một lãnh tụ, một chiến sĩ công sản chân chính. Phong cách Hồ Chí Minh không chỉ để cho mọi người ca ngợi, chiêm ngưỡng, mà là tấm gương để mọi người học tập, làm theo. Không phải chỉ để người Việt nam, từ lao động chân tay đến trí óc, từ già đến trẻ, từ miền xuôi đến miền ngược, từ người tu hành đến các chính khách, thương gia đều tìm thấy ở Hồ Chí Minh phong cách của chính mình, mà cả người nước ngoài ở phương Đông hay phương Tây cảm thấy gần gũi, không xa lạ với phong cách Hồ Chí minh.

Phong cách Hồ Chí Minh là một hệ thống, một chỉnh thể, gắn bó chặt chẽ với nhau, phát triển theo lôgic đi từ suy nghĩ [phong cách tư duy] đến nói, viết [phong cách diễn đạt] và biểu hiện qua phong cách làm việc, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt hàng ngày.

1. Trước hết nói về phong cách tư duy: với Bác đó là tư duy độc lập, tự chủ và sáng tạo. Đó là tư duy không lệ thuộc, không phụ thuộc, không bắt chước, theo đuôi, giáo điều. Tự chủ là chủ động suy nghĩ và làm chủ suy nghĩ của mình, tự chịu trách nhiệm trước dân, trước nước, biết làm chủ bản thân và công việc. Sáng tạo là vận dụng đúng quy luật chung cho phù hợp với cái riêng, cái đặc thù. Đồng thời sáng tạo cũng là tìm tòi, đề xuất những cái mới để có thể trả lời được những đòi hòi của cuộc sống đặt ra. Cái mới, cái sáng tạo của Bác là phù hợp với quy luật khách quan của cách mạng Việt Nam, đồng thời phù hợp với quy luật phát triển chung của xã hội loài người. Cái mới có thể bao hàm cả cái cũ và vượt lên trên và bổ sung giá trị mới. Cái mới cũng là cái chưa từng có trong tiền lệ lịch sử.

Phong cách tư duy của Bác hình thành trên cơ sở thực tiễn của Việt Nam, do nắm vững thực tế tình hình đất nước, Bác đã phát hiện ra những quy luật vận động của đất nước, dân tộc để hoạch định đường lối, chủ trương đúng và tổ chức thực hiện thành công đường lối, chủ trương đó. Tư duy của Bác cũng trên cơ sở nghiên cứu những học thuyết như: Nho học, Phật giáo học, Lão giáo, Thiên chúa giáo, Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn [Trung quốc], Thuyết bất bạo động của Găngdi [Ấn Độ] và Học thuyết Mác-Lênin. Tư duy của người luôn hướng tới cái mới, cái tiến bộ và mở rộng tầm nhìn ra thế giới để tư duy.
2. Thứ hai, về phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh: đó là sự kết hợp hài hòa cái dân gian với cái bác học, cái cổ điển truyền thống với cái hiện đại, giữ phong cách phương Đông và phong cách phương tây và thực hiện nguyên tắc nhất quán trong diễn đạt. Bác luôn xác định rõ chủ đề, đối tượng và mục đích cần diễn đạt, Bác cũng đặt ra cho mình và yêu cầu mọi người thực hiện 4 vấn đề có liên quan chặt chẽ với nhau khi diễn đạt đó là: Nói, viết cái gì? Nói, viết cho ai? Nói, viết để làm gì? Nói, viết như thế nào?

Phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh là diễn đạt chân thật để cung cấp cho người nghe lượng thông tin ngắn gọn, chính xác. Yêu cầu đầu tiên mà Bác đặt ra đối với cán bộ, đảng viên khi nói và viết; Người yêu cầu “điều gì biết thì nói biết, không biết thì nói không biết, không nên nói ẩu”, viết “phải đúng sự thật, không được bịa ra”, “Chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ chớ nói, chớ viết”, “khi không có gì cần nói, không có gì cần viết, chớ nói chớ viết càn”.

Phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh còn là diễn đạt ngắn gọn, theo Hồ Chí Minh ngắn gọn là gọn gàng, có đầu có đuôi, “có nội dung”, “thiết thực”, “thấm thía, chắc chắn”.

Một đặc điểm nổi bật trong phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh là giản dị, trong sáng, dễ hiểu. Người cho rằng “cách nói của dân chúng rất đầy, rất hoạt bát, rất thiiết thực, mà lại rất giản đơn”; do đó trước hết phải học cách nói của quần chúng, mới lọt tai quần chúng.

3. Thứ ba, phong cách làm việc Hồ Chí Minh: phải kể đến phong cách quần chúng, đây là nội dung quan trọng hàng đầu của phong cách làm việc Hồ Chí Minh đó là sâu sát quần chúng, chú ý tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng quan tâm đến mọi mặt đời sống của quần chúng; tin dân, tôn trọng dân lắng nghe và giải quyết những kiến nghị chính đáng của dân, tiếp thu ý kiến, sửa chữa khuyết điểm; giáo dục, lãnh đạo quần chúng, đồng thời không ngừng học hỏi quần chúng, tôn trọng quyền làm chủ của quần chúng v.v…

Phong cách làm việc tập thể và dân chủ, người luôn gắn bó với tập thể, tôn trọng tập thể, phát huy sức mạnh của tập thể là phương châm chỉ đạo suy nghĩ và hành động của Hồ Chí Minh. Bác luôn trân trọng ý kiến của mọi người, không phân biệt chức vụ, cấp bậc, đẳng cấp, với những bài viết trước khi công bố Bác đã chuyển cho các đồng chí lãnh đạo chủ chốt đọc và góp ý; thậm chí Người còn trao đổi với các đồng chí phục vụ những bài báo ngắn để sửa chữa những chỗ viết còn khó hiểu trước khi đăng.

Phong cách làm việc Hồ Chí Minh còn là phong cách làm việc khoa học, “đi sâu, đi sát, điều tra, nghiên cứu” nắm việc, nắm người, nắm tình hình cụ thể. Làm việc phải có mục đích rõ ràng, tập trung; chương trình, kế hoạch đặt ra phải phù hợp. Hồ Chí Minh giải thích “đích nghĩa là nhắm vào đó mà bắn. Nhiều đích quá thì loạn mắt, không bắn trúng đích nào”. Phải kiểm tra việc thực hiện của cấp dưới và quần chúng. Lãnh đạo phải cụ thể, kịp thời, thiết thực, có trọng tâm, trọng điểm, nắm điển hình, cần phải lãnh đạo toàn diện và cụ thể. Người lãnh đạo phải óc nghĩ, mắt thấy, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm; phải cẩn thận mà nhanh nhẹn, kịp thời, làm đến nơi đến chốn. Phải thường xuyên rút kinh nghiệm, tổng kết thực tiễn, cả kinh nghiệm thất bại và kinh nghiệm thành công.

4. Thứ tư, là phong cách ứng xử Hồ Chí Minh: đặc trưng cơ bản của phong cách ứng xử Hồ Chí Minh là phong cách ứng xử văn hóa đó được thể hiện ở ngôn từ, cử chỉ thích hợp và đúng đối tượng giao tiếp. Phong cách ứng xử của Người chứa đựng những giá trị nhân bản của con người. Yêu thương, quý mến, trân trọng con người, hướng con người đến chân, thiện, mỹ. Khi cần nhắc nhở, Người không quên chỉ vẽ tận tình. Khi cần phê bình, Người rất nghiêm khắc, nhưng rất độ lượng, bao dung, không bao giờ bao che, nhằm nâng con người lên chứ không hạ thấp, vùi dập.

Cử chỉ của Người ân cần, niềm nở làm cho mọi người ngỡ ngàng trước sự hòa đồng giữa lãnh tụ và thường dân, giữa chủ với khách. Đó là thái độ bình dị, khiêm nhường không tự đặt mình cao hơn người khác.

Với nhân dân, anh em, bạn bè, đồng chí, đồng bào, phong cách ứng xử của Bác là tự nhiên, cởi mở, chân tình, vừa ân cần vừa bình dị, khiêm nhường. Với kẻ thù của cách mạng hay những người phía bên kia, phong cách ứng xử của Hồ Chí Minh là tự chủ và lịch lãm, bình tĩnh và đỉnh đạc, chủ động và tỉnh táo để vượt qua mọi cạm bẫy, đẩy lùi mọi đòn tấn công hiểm độc và mọi thủ đoạn xảo trá của đối phương.

5. Thứ năm là phong cách sinh hoạt: đó là sự giản dị, trong sạch thanh cao, cách sống chừng mực, điều độ, ngăn nắp, yêu lao động, quý trọng thời gian. Dù sống trong hòan cảnh nào, phong cách sinh hoạt Hồ Chí Minh vẫn giữ đúng nguyên tắc: lấy khiêm tốn, giản dị làm nền, lấy chừng mực, điều độ làm chuẩn, lấy trong sạch, thanh cao làm vui, lấy gắn bó với con người, với thiên nhiên làm niềm say mê vô tận.

Với phong cách Hồ Chí Minh đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải hết sức nỗ lực mới có thể làm theo. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi chúng ta không chỉ quan tâm nghiên cứu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh mà còn phải chú ý nhiều hơn đến làm theo phong cách Hồ Chí Minh.

Lê Văn Thu
ubmttq.gialai.gov.vn

Đại hội VII của Đảng [tháng 6-1991] khẳng định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, đồng thời nêu rõ: “Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là kết quả sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta”.

Trước Đại hội VII [tháng 6-1991], Đảng ta thường dùng khái niệm “Tác phong” để nói về “Tác phong Hồ Chủ tịch”. Hai chữ “tác phong” được hiểu là phong cách làm việc và phong cách công tác của Hồ Chí Minh. Từ Đại hội VII, “Tác phong” được thay bằng “Phong cách” trong cụm từ “Tiếp tục bồi dưỡng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin , tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Từ đây, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thường được nói liền với nhau, thể hiện những đặc trưng phong phú trong toàn bộ cuộc sống và hoạt động của Bác.

Nói phong cách Hồ Chí Minh là nói đến những đặc trưng giá trị, mang đậm dấu ấn Hồ Chí Minh, gắn liền với tư tưởng, đạo đức của người; thể hiện một nhân cách lớn, siêu việt, trí tuệ lỗi lạc, đạo đức trong sáng, nhân văn. Đó là phong cách của một vĩ nhân, một chiến sỹ cộng sản lỗi lạc, một nhà văn hóa lớn.

Phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện trong mọi lĩnh vực sống và hoạt động của Người, tạo thành một chỉnh thể nhất quán, có giá trị khoa học, đạo đức và thẩm mỹ. Phong cách Hồ Chí Minh gồm những điểm nổi bật sau đây: Phong cách và tư duy; Phong cách làm việc; Phong cách diễn đạt; Phong cách ứng xử.

Trong  tuần  này Đảng ủy Công ty đăng tải nội dung cơ bản của phong cách Hồ Chí Minh trong 1 nhóm vấn đề: “phong cách và tư duy  Hồ chí Minh”, trong phần III: Phong cách Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh là người mácxít, phong cách tư duy của người trước hết là phương pháp biện chứng duy vật: Xuất phát từ thực tiễn để trở lại biến đổi thực tiễn. Hồ Chí Minh đã thể hiện một phong cách tư duy khoa học hiệu quả với những đặc trưng nổi bật như sau:

1. Phong cách tư duy khoa học, cách mạng và hiện đại

Từ cách tiếp cận vấn đề một cách khoa học, gắn với yêu cầu của thực tiễn và điều kiện lịch sử, Người đã vượt qua các lớp sỹ phu yêu nước tiền bối, sớm nhận thức được những vấn đề của thời đại mình. Phong cách tư duy mới đã giúp Nguyễn Ái Quốc có quyết định đi sang phương Tây để tìm đường cứu nước. Nhờ đó, Người đã có dịp sống ở những trung tâm văn hóa - khoa học - chính trị nổi tiếng của thế giới thời đó, như Niu Oóc, Pari, Luân Đôn, Mátxcơva…, tiếp xúc, hoạt động gần gũi với những đại diện xuất sắc của trí tuệ thời đại bấy giờ - các nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ, nhà hoạt động chính trị, cách mạng nổi tiếng… nhanh chóng trưởng thành về nhiều mặt, trong đó có tư duy biện chứng và hiện đại.

Nhờ có phong cách tư duy đó, cùng với sự cần cù chịu khó, óc quan sát và suy nghĩ từ thực tiễn, Hồ Chí Minh đã tự trang bị cho mình một vốn học vấn sâu rộng và chắc chắn, để trở thành một trí thức tự học, nhưng uyên bác về nhiều mặt. Đó là phong cách tư duy không tiếp thu một cách thụ động, không dừng lại ở sự vật, hiện tượng bề ngoài, mà đi sâu phân tích, so sánh, chắt lọc, lựa chọn, tổng hợp, rút ra những phán đoán, đi tới những kết luận mới, đề ra những luận điểm mới, vừa thừa kế, vừa phát triển sáng tạo để tiếp tục vượt lên phía trước. Vì vậy, Hồ Chí Minh đã bắt kịp với nhịp sống và sự phát triển của thời đại, để có thể lựa chọn đúng đường đi cho dân tộc và dự kiến được những bước phát triển mới của lịch sử.

2. Phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo.

Đó là phong cách tư duy không giáo điều, dập khuôn, không vay mượn của người khác, hết sức tránh lối cũ, đường mòn, tự mình tìm tòi, suy nghĩ, truy đến tận cùng bản chất của sự vật hiện tượng để tìm ra chân lý, phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tiễn. 

Hồ Chí Minh đã không ngừng làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn văn hóa – tư tưởng của nhân loại. Người đã tìm hiểu, tiếp thu những yếu tố dân chủ, tiến bộ, nhân văn của các học thuyết khác theo tư tưởng chỉ đạo của V.I.Lênin: “Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái được những điều hiểu biết quý báu của những đời trước để lại”.

Tư duy sáng tạo của Hồ Chí Minh bắt nguồn từ sự thấm nhuần sâu sắc di huấn của các bậc thầy cuộc cách mạng vô sản, không hề coi lý luận của C.Mác như là một cái gì đã xong xuôi hẳn và bất khả xâm phạm, mà phải tự mình phát triển hơn nữa lý luận của C.mác, vì lý luận này chỉ đề ra nguyên lý chỉ đạo chung, còn việc áp dụng những nguyên lý ấy, thì xét riêng ở từng nơi, ở Anh không giống ở Pháp, ở Pháp không giống ở Đức, ở Đức không giống ở Nga. Đó chính là quan điểm thực tiễn, cơ sở của sự sáng tạo.

3. Phong cách tư duy hài hòa, uyển chuyển, có lý có tình.

Thể hiện rõ nhất của phong cách tư duy này ở Hồ Chí Minh là luôn biết xuất phát từ cái chung, cái nhân loại, từ những chân lý phổ biến, những “lẽ phải không ai chối cãi được” để nhận thức và lý giải những vấn đề của thực tiễn. Người từng viết: “Tuy phong tục của mỗi dân mỗi khác, nhưng có một điều thì dân nào cũng giống nhau: Ấy là dân nào cũng ưa sự lành và ghét sự dữ”; hay: “Trừ bọn Việt gian bán nước, trừ bọn phát xít thực dân, là những ác quỷ mà ta kiên quyết đánh đổ, đối với tất cả những người khác thì ta phải yêu quý, kính trọng, giúp đỡ”.

Để đàm phán, thuyết phục đối phương đi tới đồng thuận, Người thường lập luận trên cơ sở nguyên tắc về tính đồng nhất của nguyên lý. Người viết: “Quyền độc lập tự do ở nước nào cũng vậy, đều do xương máu của những nghĩa sỹ, và đoàn kết của toàn quốc dân mà xây dựng lên. Vậy nên, những người chân chính ham chuộng độc lập, tự do của nước mình, thì phải kính trọng độc lập, tự do của dân tộc khác”. Trong thư gửi những người bạn Pháp ở Đông Dương năm 1946, Người viết: “Các bạn yêu nước Pháp của các bạn và muốn nó độc lập. Các bạn yêu đồng bào của các bạn và muốn họ tự do…Chúng tôi cũng phải được phép yêu nước của chúng tôi và muốn nó độc lập chứ! Chúng tôi cũng phải được phép yêu đồng bào chúng tôi và muốn họ được tự do chứ! Cái mà các bạn coi là lý tưởng cũng phải là lý tưởng của chúng tôi”.

Với phong cách tư duy này, Hồ Chí Minh phê phán thói “Kiêu ngạo cộng sản”. Người nói: “Vì chúng ta đều là con của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, chúng ta chỉ biết trung thành với giai cấp vô sản, quyết tâm đấu tranh cho nhân dân. Thế thôi”. Hồ Chí Minh coi công việc chúng ta đang làm hôm nay - Giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội mới, bảo vệ Tổ quốc là sự nối tiếp sự nghiệp cha ông đã mở ra từ mấy nghìn năm trước. Người nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước,

Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Vì “Cuộc chiến đấu hiện thời của chúng ta chỉ là kết tinh của cuộc trường kì đề kháng mà ông cha, anh em chúng ta đã tiếp tục trong 80 năm Pháp thuộc”.

Sự hài hòa, uyển chuyển, lý tưởng và đạo đức nhân văn thể hiện rõ trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Người. Bản thân lời kêu gọi có sức mạnh giục giã như lời hịch của núi song, thôi thúc mọi người cầm vũ khí, đứng lên chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, nhưng lại được viết bằng những lời lẽ rất hòa bình, nhân danh chính nghĩa mà chiến đấu, không hề có một chữ nào nói đến căm thù và chém giết. Trong thư gửi tướng R. Salan - người từng tháp tùng Hồ Chí Minh trong chuyến thăm nước Pháp - vừa được cử làm tổng chỉ huy quân đội Pháp thay tướng J.Valluy, Người viết: “… chúng ta đã là những người bạn tốt. Nhưng hoàn cảnh ngoài ý muốn đã biến chúng ta thành hai kẻ đối địch. Điều đó thật đáng tiếc!”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất. Người đã để lại cho Đảng ta, dân tộc ta một di sản tư tưởng, đạo đức, phong cách vô cùng quý giá; là ngọn đuốc soi đường, chỉ lối cho cách mạng Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tiến hành công cuộc đổi mới đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, làm cho vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.

Đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là yêu cầu, trách nhiệm, nhưng đồng thới cũng là tình cảm, là nguyện vọng tha thiết của mỗi cán bộ, đảng viên và người dân Việt Nam yêu nước, để xây dựng một đất nước Việt Nam giàu đẹp, dân chủ; dân tộc Việt Nam độc lập, tự do; nhân dân Việt Nam ấm no, hạnh phúc.

Video liên quan

Chủ Đề