Đại học Sư phạm Thái Nguyên có bảo nhiều Khoa

KHOA SINH HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM-ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Địa chỉ:  Số 20- Đường Lương Ngọc Quyến, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Điện thoại: [+84] 02083 856891;    E-mail:


I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc [nay là Trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Thái Nguyên], được thành lập năm 1966 cùng với 6 khoa cơ bản khác là: Toán học, Vật lý, Hoá học, Ngữ văn, Lịch sử và Địa lý. Địa điểm đầu tiên của Khoa đặt tại xã Vinh Quang, huyện Đại Từ, tỉnh Bắc Thái [nay là xã Phú Lạc, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên]. Từ năm 1970 cùng với toàn trường, Khoa chuyển địa điểm về Thành phố Thái Nguyên. Ngay từ khi mới thành lập, cán bộ, giảng viên của Khoa đã bắt đầu triển khai công tác tuyển sinh và giảng dạy khóa I, đồng thời còn phải xây dựng và ổn định nơi ăn chốn ở của cán bộ và sinh viên trong điều kiện chiến tranh chống Mỹ hết sức ác liệt. Mặc dù vậy, tập thể cán bộ, giảng viên và sinh viên của Khoa đã kết hợp giảng dạy, học tập với lao động sản xuất; chủ động giải quyết các nhu cầu thiết yếu về ăn, ở, học tập và nghiên cứu khoa hoc; quyết tâm vượt mọi khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao phó. Những năm đầu quy mô của Khoa còn nhỏ, trung bình mỗi năm có 40 sinh viên nhập học. Số cán bộ giảng viên và nhân viên chỉ có trên 20 người. Phần lớn giảng viên thế hệ đầu tiên của Khoa là từ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội chuyển đến. Cùng với sự phát triển của Nhà trường, lực lượng giảng viên của Khoa được tăng cường từ nhiều nguồn khác nhau: Giảng viên được đào tạo từ nước ngoài về,  giảng viên từ các trường đại  học  trên  cả  nước  chuyển  đến,  sinh  viên  xuất  sắc  của  các  trường  đại  học khác và của Khoa được tiếp nhận. Hiện nay, ngành Sư phạm Sinh học của Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên có 4 chương trình đào tạo: Sư phạm Sinh học; Sư phạm Sinh – Kỹ thuật nông nghiệp; Sư phạm Sinh- Địa; Sư phạm Sinh – Hóa. Theo quyết định số 1506/QĐ-ĐHSP ngày 21/6/2012 của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm về việc ban hành danh mục ngành đào tạo, chương trình Sư phạm Sinh học là một chương trình đào tạo của ngành Sư phạm Sinh học do Khoa Sinh học trực tiếp quản lý. Đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên cơ hữu của Trường trực tiếp tham gia xây dựng chương trình, quản lý và giảng dạy chương trình Sư phạm Sinh học gồm 34 giảng viên, kỹ thuật viên và nhân viên văn phòng, gồm: 29 giảng viên, 4 viên chức gồm giáo viên trung học, kỹ thuật viên và cán bộ văn phòng. Trong số các giảng viên của khoa có 1 Giáo sư; 7 Phó giáo sư; 14 tiến sĩ, 4 nghiên cứu sinh đang học tập tại Cộng hòa liên bang Đức, Pháp, Trung Quốc, Đài Loan; 2 nghiên cứu sinh đang học tập trong nước, 1 thạc sĩ. Số giảng viên có học vị tiến sĩ, chức danh giáo sư và phó giáo sư là 22 người trong tổng số 29 giảng viên, chiếm 75,86%.
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC, BỘ MÁY LÃNH ĐẠO KHOA 1. Lãnh đạo khoa
Trưởng khoa: PGS.TS. Nguyễn Thị Tâm Tel.: +84 208 3856891 Email.: Phụ trách chung và các công tác tổ chức, đào tạo Sau đại học, nghiên cứu KH, đào tạo Đại học, công tác Khảo thí và Kiểm định CLGD, giáo trình và bài giảng.
Phó trưởng khoa: TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan Tel.: +84 208 3856891 Email.: Phụ trách công tác quản lý sinh viên, cơ sở vật chất, thiết bị và hoá chất phòng thí nghiệm. 2. Sứ mạng, mục tiêu, tầm nhìn, giá trị cốt lõi và triết lý giáo dục của Khoa Sinh học
Sứ mạng Khoa Sinh học trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên là nơi đào tạo giáo viên Sinh học và đào tạo sau đại học trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; bồi dưỡng chuẩn hoá và bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Sinh học các cấp; thực hiện và hướng dẫn nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Sinh học và Giáo dục sinh học. Mục tiêu Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên Sinh học trình độ đại học, sau đại học; đào tạo sau đại học trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; thực hiện và hướng dẫn nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Sinh học và giáo dục Sinh học. Người học sau khi tốt nghiệp có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có kiến thức cơ bản, chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng; có khả năng tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo và giải quyết những yêu cầu của lý luận, thực tiễn giáo dục đặt ra; có năng lực ngoại ngữ, tin học đủ  đáp ứng yêu cầu công việc và hội nhập quốc tế. Tầm nhìn Đến năm 2030, Khoa Sinh học là nơi đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Sinh học và Giáo dục sinh học có chất lượng tốt, vươn tới hội nhập các nước ở khu vực Đông Nam Á và tiếp cận quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu thuộc lĩnh vực Sinh học. Giá trị cốt lõi Đoàn kết; Sáng tạo; Thích ứng; Hội nhập; Phát triển Unity; Creation; Adaptation; Integration; Development Ý nghĩa của giá trị cốt lõi – Đoàn kết thể hiện sự thống nhất, đồng lòng của tập thể cán bộ, giảng viên và sinh viên khoa Sinh học trong suốt quá trình xây dựng và phát triển của khoa Sinh học. – Sáng tạo là hướng tới phát huy tối đa khả năng của người học trong học tập, nghiên cứu để tìm ra tri thức mới, phương pháp giải quyết khoa học để đạt được hiệu quả cao nhất. – Thích ứng là hướng tới việc đào tạo ra những thế hệ sinh viên, học viên có khả năng đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường lao động trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. – Hội nhập là hướng tới tham gia cộng đồng học thuật mang tính quốc tế qua các bài báo công bố trên các tạp chí quốc tế; tham gia các hội thảo, hội nghị quốc tế, chương trình đào tạo có tham khảo và sử dụng tài liệu tiếng Anh, có sinh viên quốc tế tham gia vào chương trình đào tạo các bậc của Khoa, hướng sinh viên tốt nghiệp của Khoa vào thị trường ở một số nước thuộc khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á. – Phát triển là để có thể đáp ứng được nhu cầu của các bên liên quan không những ở thời điểm hiện tại mà còn trong tương lai, gắn với nghề nghiệp và đáp ứng nhu cầu xã hội. Triết lý giáo dục  Kiến tạo – Chất lượng  – Hội nhập Construction – Quality – Integration Ý nghĩa của triết lý giáo dục – Kiến tạo là chủ động kiến thiết, tạo dựng các giá trị trong môi trường giảng dạy, nghiên cứu và học tập tích cực; vận dụng lý thuyết kiến tạo vào quá trình dạy học, hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học để tạo ra những giá trị mới. – Chất lượng là đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan về chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học của Khoa, của Nhà trường. – Hội nhập là khả năng học tập và làm việc theo xu thế của lực lượng lao động hiện nay và được đánh giá theo tiêu chuẩn của khu vực và quốc tế. Hội nhập cũng được thể hiện thông qua các công bố trên các tạp chí quốc tế có uy tín; tham gia các hội thảo, hội nghị quốc tế, chương trình đào tạo có tham khảo và sử dụng tài liệu tiếng Anh, có sinh viên quốc tế tham gia vào chương trình đào tạo các bậc của Khoa. 3. Chức năng và nhiệm vụ 3.1. Chức năng
– Đào tạo Đại học
– Bồi dưỡng chuẩn hoá và bồi dưỡng thường xuyên
– Đào tạo Sau đại học [thạc sĩ, tiến sĩ]
– Nghiên cứu khoa học
3.2. Nhiệm vụ
– Đào tạo giáo viên THPT ngành Sinh học, Sinh – KTNN, Sinh – Hoá.
– Đào tạo cử nhân Sư phạm Sinh học chất lượng cao, tạo nguồn cán bộ cốt cán cho các sở, ban, ngành của các địa phương, Giảng viên các trường đại học, cao đẳng, Giảng dạy Sinh học tại các trường THPT Chuyên, trường phổ thông quốc tế, làm việc tại các Trung tâm, Viện nghiên cứu trong nước, tại các nước trong khu vực Đông Nam Á, Đông Bắc Á và các quốc gia khác.
– Bồi dưỡng các chuyên đề lấy chứng chỉ sau đại học cho giáo viên các trường trung hoc phổ thông, trường chuyên nghiệp và các cơ quan, sở, ban ngành.
-Bồi dưỡng dạy học theo hướng tiếp cận năng lực, dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên cho giáo viên THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản giáo dục phổ thông. -Bồi dưỡng chuẩn hoá và bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên các trường THCS, THPT.
– Đào tạo Sau đại học [thạc sĩ, tiến sĩ] các chuyên ngành Sinh học thực nghiệm, Di truyền học, Lý luận&Phương pháp dạy học sinh học, Sinh thái học – Nghiên cứu khoa học. 4. Ðội ngũ cán bộ, giảng viên thực hiên chương trình đào tạo Khoa Sinh học có 29 giảng viên, số giảng viên có học vị tiến sĩ, chức danh giáo sư và phó giáo sư là 22 người, chiếm 75,86% tổng số giảng viên. -Có 1 giảng viên chức danh Giáo sư; -Có 7 giảng viên có chức danh Phó giáo sư; -Có 14 giảng viên có học vị tiến sĩ; -Có 4 giảng viên học NCS tại Cộng hòa liên bang Đức, Cộng hòa Pháp và Trung quốc, Đài Loan; – Có 2 giảng viên là NCS của Viện Công nghệ sinh học và Trường Đại học Khoa học Tự nhiên -ĐH Quốc gia Hà Nội.
-Có 1 giảng viên có trình độ thạc sĩ ; -Có 1 cử nhân là giáo viên Trung học; – Có 2 cử nhân là kỹ thuật viên; – Và 1 cán bộ văn phòng. 5. Thông tin về ngành nghề, lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu 5.1. Chuyên ngành đào tạo, trình độ
5.1.1. Trình độ Đại học
– Đào tạo giáo viên Sinh học cho các trường THPT [hệ chính quy tập trung 4 năm].
– Đào tạo giáo viên Sinh học chất lượng cao.
– Đào tạo giáo viên giảng dạy Công nghệ cho các trường THPT [hệ chính quy tập trung 4 năm].
– Đào tạo giáo viên Sinh – KTNN cho các trường THPT [hệ chính quy tập trung 4 năm].
– Đào tạo giáo viên Sinh – KTNN cho các trường THCS [hệ vừa làm vừa học].
– Bồi dưỡng chuẩn hoá và thường xuyên giáo viên THPT.
5.1.1. Trình độ Thạc sĩ
– Đào tạo Thạc sĩ với 4 chuyên ngành:
+ Di truyền học
+ Sinh thái học
+ Sinh học thực nghiệm
+ Lý luận&Phương pháp dạy học bộ môn Sinh học.
5.1.2. Trình độ Tiến sĩ
– Đào tạo Tiến sĩ với 3 chuyên ngành:
+ Di truyền học
+ Sinh thái học
+ Lý luận&Phương pháp dạy học bộ môn Sinh học.
5.2. Số lượng sinh viên chính quy hiện đang đào tạo tại khoa: 705 sinh viên.
5.3. Lĩnh vực nghiên cứu chính:
– Về khoa học giáo dục:
+ Nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học Sinh học và phương pháp kiểm tra đánh giá. + Nghiên cứu dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên
– Về khoa học cơ bản và ứng dụng:
+ Nghiên cứu các lĩnh vực Sinh học phân tử và công nghệ gen
+ Sinh học tế bào và công nghệ tế bào
+ Ứng dụng CNSH trong nghiên cứu cây dược liệu + Đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. III. CÁC BỘ MÔN Khoa Sinh học được cấu trúc bởi 3 Bộ môn: Thực vật học, Động vật học, Sinh học hiện đại&Giáo dục sinh học 1. Bộ môn Thực vật học  

Trưởng bộ môn: TS. Lương Thị Thúy Vân Tel.: +84 208 3856891 Email.:   Vài nét về sự phát triển của bộ môn Thực vật học Tổ bộ môn Thực vật học là 1 trong 3 bộ môn được thành lập đầu tiên cùng với năm thành lập Khoa Sinh học [1966]. Theo sự phát triển lịch sử của Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên và của Khoa Sinh học, tên bộ môn Thực vật học vẫn được giữ nguyên cho đến nay. Hiện nay bộ môn có 9 người, trong đó có 8 giảng viên, 1 giáo viên trung học. Trong số các giảng viên có 2 phó giáo sư, 3 tiến sĩ, 1 nghiên cứu sinh đang học tập ở Cộng hòa Liên bang Đức, 1 nghiên cứu sinh trong nước, 1 thạc sĩ. Đào tạo và bồi dưỡng Đào tạo sau đại học Nghiên cứu khoa học Thành tích * Đảm nhiệm nội dung, chất lượng và tổ chức dạy học các học phần hệ đào tạo đại học:
* Đảm nhiệm nội dung, chất lượng và tổ chức dạy học các học phần hệ đào tạo thạc sĩ: * Đảm nhiệm nội dung, chất lượng và tổ chức dạy học các học phần hệ đào tạo tiến sĩ: * Đội ngũ cán bộ, giảng viên của Bộ môn: TTHọ và tênChức vụ và
nhiệm vụ đảm nhiệmE-mail
1TS. Lương Thị Thuý VânTrưởng Bộ môn
2TS. Nguyễn Thị Ngọc LanGiảng viên chính, Phó trưởng Khoa
3PGS.TS. Lê Ngọc CôngGiảng viên cao cấp
4PGS.TS. Sỹ Danh ThườngGiảng viên cao cấp, Phó trưởng phòng Khảo thí &Đảm bảo chất lượng giáo dục
5TS. Nguyễn Viết ThắngGiảng viên
6NCS. Nguyễn Quỳnh AnhGiảng viên, NCS tài trường ĐH KHTN, ĐHQG Hà Nội
7ThS. Nguyễn Thị Thu HàGIảng viên chính
8NCS. Bành Thị Mai AnhGiảng viên, NCS tại CHLB Đức
9CN. Cao Thị Phương ThảoGiáo viên trung học
10
2. Bộ môn Ðộng vật học
        Trưởng bộ môn: PGS.TS. Hoàng Văn Ngọc
Tel.: +84 208 3856891 Email.:

Phó trưởng bộ môn: TS. Đinh Thị Phượng Tel.: +84 208 3856891 Email.:   Vài nét về bộ môn Động vật học Năm 1966 khoa sinh học được thành lập trên cơ sở của 3 bộ môn là Động vật học, Thực vật học và Cơ sở phổ thông.  Những người thầy đầu tiên xây dựng bộ môn Động vật học được đào tạo từ các nước ngoài như Liên xô cũ, Ba Lan, Tiệp Khắc, Bungari, và các trường đại học trong nước như Sư phạm Hà Nôi, Đại học Nông nghiệp 3. Từ khi thành lập đến nay, các thầy cô trong bộ môn Động vật học cùng các thầy cô giáo trong khoa đã đóng góp trí tuệ, tâm huyết để xây dựng khoa Sinh học và trường ĐHSP trở thành một tập thể lớn mạnh với nhiều thành tích trong đào tạo và Nghiên cứu khoa học. Tiếp tục truyền thống của các thầy đi trước, các cán bộ trong bộ môn không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng với hình thức đào tạo mới. Hiện nay bộ môn có 9 người, gồm 1 phó giáo sư, 4 tiến sỹ, 3 nghiên cứu sinh [trong đó 2 NCS đang học tại  nước ngoài, 1 NCS trong nước] và 1 kỹ thuật viên. Trưởng bộ môn qua các thời kỳ Chức năng nhiệm vụ Đào tạo Đại học và sau đại học về các lĩnh vực: Đào tạo Đại học: Giảng dạy các học phần: Động vật học, Sinh lý người và động vật, Thực tập nghiên cứu thiên nhiên, tập tính học động vật, sinh học phát triển cá thể động vật, Công nghệ phôi động vật, Sinh học ứng dụng trong chăn nuôi, Giải phẫu người [cho khoa thể chất], Sinh lý học thần kinh cấp cao [cho khoa Tâm lý giáo dục], Sinh lý trẻ tiểu học [cho ngành Giáo dục Tiểu học], Sinh lý học trẻ em, Dinh dưỡng trẻ em [Ngành giáo dục Mầm non] Đào tạo Sau đại học: Sinh học cơ thể động vật, Công nghệ tế bào động vật và ứng dụng, Sinh quyển và biến đổi khí hậu. Nghiên cứu khoa học Các lĩnh vực nghiên cứu: Nghiên cứu sinh thái, sinh học, và đa dạng các loài động vật hoang dã; Dinh dưỡng bột lá thực vật trong chăn nuôi gia cầm thịt, để trứng, Nghiên cứu quy trình sản xuất và hoạt tính sinh học, hoạt tính kháng ung thư của các hợp chất thứ cấp tổng họp từ vi sinh vật và thực vật; Nghiên cứu các chỉ tiêu về sinh lý của học sinh, sinh viên và người lao động Các hướng ưu tiên phát triển Đánh giá tài nguyên khu hệ động vật, Đánh giá đặc điểm phân bố địa lý theo không gian và thời gian của các loài động vật, phân vùng địa lý động vật; Đánh giá mối quan hệ di truyền giữa các loài và các quần thể động vật; Dự báo phân bố loài và đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Công nghệ phôi động vật và tế bào gốc. Dinh dưỡng thức ăn và ứng dụng trong sản xuất thực tiễn. Thành tích * Đảm nhiệm nội dung, chất lượng và tổ chức dạy học các học phần hệ đào tạo đại học:
* Đảm nhiệm nội dung, chất lượng và tổ chức dạy học các học phần hệ đào tạo thạc sĩ: * Đội ngũ cán bộ, giảng viên của Bộ môn: TTHọ và tênChức vụ và nhiệm vụ đảm nhiệmE-mail
1PGS.TS. Hoàng Văn NgọcGiảng viên cao cấp, Trưởng Bộ môn
2TS. Đinh Thị PhượngGiảng viên chính, Phó trưởng bộ môn
3TS. Từ Quang TânGiảng viên chính, Phó Trưởng phòng Đào tạo, phụ trách đào tạo sau đại học
4TS. Lê Phương DungGiảng viên
5TS. Từ Quang TrungGiảng viên
6NCS. Vũ Trọng LượngGiảng viên, NCS tại Viện CNSH
7NCS. Nguyễn Đức HùngGiảng viên, NCS tại Pháp
8NCS. Nguyễn Vũ BãoGiảng viên, NCS tại Đài Loan
9CN. Tạ Thị Ngọc HàKĩ thuật viên
  3. Bộ môn Sinh học hiện đại&Giáo dục sinh học
Trưởng bộ môn: PGS.TS. Vũ Thị Thu Thủy Tel.: +84 208 3856891 Email.:
Vài nét về sự phát triển Bộ môn Sinh học hiện đại&Giáo dục sinh học Tổ Bộ môn Cơ sở phổ thông [tiền thân của Bộ môn Sinh học hiện đại và Giáo dục sinh học] được khai sinh ngay từ những ngày đầu thành lập Khoa Sinh học, trường Đại học Sư phạm Việt Bắc [Nay là trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên] tháng 10 năm 1966. Tất cả các giảng viên giảng dạy các môn Di truyền học, Tiến hóa, Giải phẫu người, Sinh lý người, Vi sinh học trong chương trình Trung học phổ thông và giảng dạy môn Phương pháp giảng dạy sinh học được xếp vào Bộ môn Cơ sở phổ thông cho đến năm 1980. Trong bối cảnh cải cách giáo dục, đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông và cùng với sự phát triển của khoa, từ năm 1981 các bộ môn của khoa được tái cấu trúc và Bộ môn Cơ sở phổ thông đổi tên thành Bộ môn Di truyền học&Phương pháp giảng dạy. Theo đó các giảng viên môn giải phẫu người, Sinh lý người chuyển về Bộ môn Động vật học, giảng viên môn Vi sinh học về bộ môn Sinh lý-Sinh hóa; những giảng viên môn Di truyền học, Tiến hóa, Tế bào học và là thành viên của Bộ môn Di truyền học&Phương pháp giảng dạy. Từ năm 2003, do nhu cầu và sự phát triển của Khoa cùng với sự nâng cao trình độ, nhiều giảng viên đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về Lý luận&Phương pháp dạy học sinh học. Bộ môn Di truyền học&Phương pháp giảng dạy tách thành hai Bộ môn, Di truyền&Sinh học hiện đại và Bộ môn Phương pháp giảng dạy. Đến tháng 6 năm 2016, các bộ môn của Khoa được tái cấu trúc và Bộ môn Sinh học hiện đại và Giáo dục sinh học được thành lập. Hiện nay, giảng viên và cán bộ của Bộ môn gồm 15 người, trong đó có 1 giáo sư, 4 phó giáo sư, 7 tiến sĩ, 1 nghiên cứu sinh đang học tập ở nước ngoài, 2 cử nhân đại học là kỹ thuật viên và cán bộ văn phòng. Bộ môn và Trưởng bộ môn qua các thời kỳ Cán bộ đương nhiệm Bộ môn Sinh học hiện đại và Giáo dục sinh học có 15 cán bộ viên chức, trong đó có 13 giảng viên, 1 kỹ thuật viên và 1 cán bộ văn phòng. Đào tạo và bồi dưỡng Đào tạo sau đại học Nghiên cứu khoa học Thành tích * Đảm nhiệm nội dung, chất lượng và tổ chức dạy học các học phần hệ đào tạo đại học: * Đảm nhiệm nội dung, chất lượng và tổ chức dạy học các học phần hệ đào tạo thạc sĩ * Đảm nhiệm nội dung, chất lượng và tổ chức dạy học các học phần hệ đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Di truyền học: * Đảm nhiệm nội dung, chất lượng và tổ chức dạy học các học phần hệ đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Lý luận&Phương pháp dạy học sinh học:
* Đội ngũ cán bộ, giảng viên của Bộ môn: TTHọ và tênChức vụ và nhiệm vụ đảm nhiệmE-mail
1GS. TS Chu Hoàng MậuGiảng viên cao cấp
2PGS.TS. Nguyễn Thị TâmGiảng viên cao cấp, Trưởng khoa
3PGS.TS. Nguyễn Văn HồngGiảng viên cao cấp
4PGS.TS. Vũ Thị Thu ThuỷGiảng viên cao cấp, Trưởng bộ môn
5PGS. TS Nguyễn Phúc ChỉnhGiảng viên cao cấp, Trưởng phòng đào tạo Trường
6TS. Nguyễn Thị HằngGiảng viên
7TS. Nguyễn Thị HàGiảng viên
8TS. Phạm Thị Thanh NhànGiảng viên chính
9TS. Nguyễn Thị Thu NgàGiảng viên chính
10TS. Hoàng Phú HiệpGiảng viên
11TS. Nguyễn Hữu QuânGiảng viên
12TS. Phạm Thị Hồng TúGiảng viên
13NCS. Hoàng Thanh TâmGiảng viên, NCS tại Trung Quốc
14CN. Trần Thị HồngKỹ thuật viên
15CN. Nguyễn Phương ThảoVăn phòng
* CÁC PHÒNG THÍ NGHIỆM IV. CÁC THÀNH TÍCH CỦA ĐƠN VỊ:
1. Tập thể Khoa Sinh học đã được tặng thưởng:
– 01 Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch Nước cộng hòa XHCN Việt Nam;
– 01 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
– 05 bằng khen của Bộ GD&ĐT
– Nhiều bằng khen của Công đoàn giáo dục Việt Nam, của UBND tỉnh Thái Nguyên và Giấy khen của Giám đốc Đại học Thái Nguyên. 2. Các Nhà giáo Nhân dân và Ưu tú là giảng viên của Khoa giai đoạn 1991 đến nay 3. Kết quả đào tạo chính quy:
Số lượng khóa đã và đang đào tạo: 53
Số lượng khóa đã tốt nghiệp: 49
Số lượng sinh viên đã tốt nghiệp: 2566 2. Kết quả đào tạo không chính quy:
Số lượng khóa đã đào tạo: 12       Số lượng sinh viên: 2600
Số lượng khóa đã tốt nghiệp: 10   Số lượng sinh viên : 2200
Tỷ lệ tốt nghiệp: 100% 4. Kết quả đào tạo Sau đại học:
Đã đào tạo 20 khóa Cao học với 432 học viên. Tốt nghiệp 18 khóa với 369 học viên.
Đang đào tạo 25 NCS [4 bảo vệ thành công luận án TS]. 5. Kết quả nghiên cứu khoa học
+ Đề tài NCKH, dự án của giảng viên
* Đề tài cấp bộ: Đã thực hiện 88 đề tài. Đang thực hiện 5 đề tài
* Đề tài cấp cơ sở: Đã thực hiện 130 đề tài.
* Dự án: tham gia 03 dự án đào tạo giáo viên THCS
+ Đề tài NCKH của sinh viên
Đã thực hiện 356 đề tài. Đang thực hiện 23 đề tài.
+ Số giáo trình, đề cương bài giảng đã xuất bản: 61
* Khen thưởng, thành tích: – TS. Nguyễn Hữu Quân đạt giải Nhất “Khoa học và Công nghệ dành cho giảng viên trẻ trong các cơ sở giáo dục đại học” năm 2018 và được tặng Bằng khen của Bộ Giáo dục & Đào tạo. TS. Nguyễn Hữu Quân được tặng “Huy hiệu tuổi trẻ sáng tạo của BCH Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh“. – Giải Sinh viên nghiên cứu khoa học: Có 05 đề tài đạt giải Sinh viên nghiên cứu khoa học toàn quốc, 04 đề tài đạt giải cấp ÐH Thái Nguyên, 02 đề tài đạt giải cấp tỉnh.
– Giải văn nghệ- Thể dục thể thao: 27 V. CÁC THÔNG TIN KHÁC * Các thầy cô Trưởng khoa qua các thời kỳ:

1. PGS.TS Đoàn Trọng Bình [1966-1972] 2. TS. Vũ Văn Dụ [1972-1979] 3. PGS. TS. Nguyễn Lương Hùng [1980-1991] 4. PGS. TS. Hoàng Chung [1991-1995] 5. PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Hương [1995-1998] 6. PGS. TS. Chu Hoàng Mậu [1999-2005] 7. PGS. TS. Nguyễn Phúc Chỉnh [2005-2010]

8. PGS. TS. Lê Ngọc Công [2010- 2015]


9. PGS. TS. Nguyễn Thị Tâm [2016- nay]

Video liên quan

Chủ Đề