Đại tràng nằm ở đâu trên cơ thể

Đại tràng là một phần của hệ thống tiêu hóa. Chúng hoạt động cùng với các cơ quan khác như ruột non và dạ dày nhằm mục đích loại bỏ phân và  duy trì cân bằng chất lỏng, chất điện giải trong cơ thể.

Đại tràng hay còn gọi là ruột già là phần áp cuối trong hệ thống tiêu hóa. Bộ phận này bắt đầu ở cuối ruột non – nơi gọi là manh tràng và kết thúc ở trực tràng. Theo cấu trúc giải phẫu, đại tràng nằm bao quanh lấy ruột non, thường có độ dài trung bình khoảng 1.5 m.

Tuy nhiên, chiều dài của bộ phận này còn tùy thuộc vào chiều cao và thể trạng cơ thể của mỗi người. Đây chính là lý do giải thích vì sao trên thế giới có nhiều trường hợp có đại tràng ngắn hoặc dài hơn vài chục cm so với mức bình thường.

Bên cạnh đó, một số tài liệu về cấu trúc của đại tràng cho biết, ruột già thường ngắn hơn ruột non gấp 4 lần. Thế nhưng, để tạo nên sự cân bằng diện tích của ống ruột lớn hơn ruột non nhiều.

Đại tràng được chia làm 3 bộ phận chính đó là phần đầu tiên của đại tràng gọi là manh tràng, phần cuối của đại tràng là trực tràng và phần giữa là kết tràng. Vị trí và cấu tạo của từng bộ phận cụ thể như sau:

Manh tràng có hình dạng giống như một chiếc túi tròn. Chúng nằm ở vị trí giải phẫu ở phía dưới bụng phải, nơi gắn với ruột thừa. Phần manh tràng là phần rộng nhất trong toàn bộ đại tràng, có chiều dài khoảng 5 cm. Thông thường, có đến 15 – 20% tất cả các bệnh lý liên quan đến ung thư ruột kết đều xảy ra ở manh tràng.

Kết tràng được chia làm 4 phần bao gồm, kết tràng lên, kết tràng ngang, kết tràng giảm và kết tràng Sigma. Về mặt giải phẫu, kết tràng lên dài khoảng 10 cm và nằm ở vị trí bên phải của bụng. Kết tràng ngang chạy ngang qua ổ bụng nên nằm sát dạ dày, túi mật và gan, có chiều dài khoảng 50 cm.

Kết tràng giảm bắt đầu ở uốn cong trái, còn gọi là uốn lách vì chúng gần với lá lách. Phần này của kết tràng nằm ở bụng phía bên trái, kết nối với đại tràng ngang và đại tràng Sigma. Kết tràng giảm dần có chiều dài khoảng 10 cm. Có đến khoảng 25% bệnh ung thư ruột kết bắt nguồn từ đại tràng tăng dần, ngang hoặc giảm dần.

Còn đối với đại tràng Sigma, chúng là đoạn thẳng ngắn nối với trực tràng có chiều dài khoảng 50 cm. Bộ phận này thường có hình dạng đường cong giống như chữ Sigma của người Hy Lạp. Có khoảng 20 – 25% tất cả các bệnh ung thư ruột kết bắt nguồn từ đại tràng Sigma, nằm ở vị trí giải phẫu ngay phía trên xương chậu.

Là phần cuối cùng của ruột già dẫn đến hậu môn và là nơi quá trình tiêu hóa đã hoàn thành, kết thúc bởi thời gian phân đến trực tràng. Theo các chuyên gia cho biết, sau khi uốn cong 2 lần, kết tràng xích ma nối tiếp với trực tràng là một ống thẳng dài khoảng 15 cm và kết thúc ở hậu môn mở ra ngoài cơ thể. Trực tràng có chiều dài khoảng 15 cm và có 2 cơ vòng để kiểm soát hoạt động đóng mở của hậu môn trực tràng nằm sau tử cung ở nữ và bàng quang ở nam. 

Trực tràng – Một trong những bộ phận của đại tràng

Dựa vào thiết đồ ngang của ruột già cho thấy bộ phận này của cơ thể gồm 4 lớp thứ tự từ trong ra ngoài. Mỗi lớp có một chức năng cụ thể. Thế nhưng khi chẩn đoán bệnh ung thư ruột kết, các nhà nghiên cứu bệnh học sẽ xác định ung thư lớp nào để xác định giai đoạn ung thư của người bệnh. Hầu hết các trường hợp ung thư đại trực tràng sẽ bắt nguồn từ lớp trong cùng và lan rộng ra nếu người bệnh không tiến hành chữa trị bệnh kịp thời. Cụ thể: 

  • Lớp niêm mạc: Được chia thành ba bộ phận phụ, bao gồm lớp bề mặt niêm mạc được gọi là biểu mô. Bộ phận này cung cấp một chất bôi trơn, từ đó giúp hỗ trợ phân đi qua đại tràng dễ dàng hơn. Theo các chuyên gia, hầu hết các bệnh ung thư ruột kết và trực tràng đều bắt nguồn từ niêm mạc
  • Lớp dưới niêm mạc: Lớp này rất giàu mạch máu và dây thần kinh, giúp kết nối các niêm mạch với các lớp cơ tiếp theo
  • Lớp cơ: Lớp này gồm các sợi cơ đối diện bao gồm một bộ chạy theo chiều ngang và một bộ chạy quanh đại tràng. Một khi tế bào ung thư tấn công đến lớp này, khả năng chúng di căn sang các bộ phận khác khá cao
  • Lớp thanh mạc: Đây là lớp ngoài cùng của đại tràng. Khi ung thư lan qua huyết thanh, tế bào ung thư sẽ lan rộng ra khỏi đại tràng và di căn đến các bộ phận khác.

Chức năng chính của ruột già là nhận thức ăn đã được tiêu hóa và sau đó hấp thụ nước cùng với chất điện giải từ thức ăn rồi phân hủy bã thức ăn thành phân. Bên cạnh đó, chúng còn thực hiện nhiệm vụ quan trọng là đóng khuôn chất thải và đẩy chúng ra ngoài thông qua đường hậu môn.

Các chức năng chính của ruột già được liệt kê như sau:

  • Tổng hợp protein: Ruột già là nơi tập trung nhiều vi khuẩn và dưới sự tác động của những chủng khuẩn này, một số vitamin sẽ được tạo ra như vitamin B12, K, riboflavin và thiamin. Mặt khác, một số khí cũng sẽ được sinh ra tại bộ phận này.
  • Chức năng bài tiết: Như đã đề cập ở trên, niêm mạc đại tràng có chức năng bài tiết chất nhầy, giúp bảo vệ thành ruột khỏi bị trầy xước. Đồng thời tránh tác hại của vi khuẩn có trong phân và giúp phân dính lại với nhau, dễ dàng bị đẩy ra ngoài.
  • Chức năng hấp thu: Ruột già có chức năng hấp thu nước từ ruột non đưa vào thận, giúp cô đặc và đóng khuôn chất thải để thải ra ngoài. Chưa kể đến, chúng còn giúp hấp thu nước khoáng và nhiều nguyên tố khác, giúp bù đắp nước, chất điện giải cho cơ thể.

Là một phần của hệ thống tiêu hóa và là nơi chứa chất bã của cơ thể nên ruột già cũng chính là cơ quan rất dễ bị viêm nhiễm. Trong các bệnh lý liên quan đến đại tràng thì viêm đại tràng chính là bệnh xuất hiện phổ biến nhất với các dạng viêm như:

  • Viêm đại tràng
  • Viêm loét đại tràng
  • Viêm đại tràng màng giả
  • Viêm đại tràng co thắt

Các bệnh lý này ban đầu sẽ không gây ra các nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng nếu để lâu dài, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng khó lường. Vì vậy, hãy thăm khám để phát hiện càng sớm càng tốt và tìm cách xử lý kịp thời ngay ở giai đoạn đầu để có hiệu quả khả quan nhất.

Xem thêm: Bài thuốc YHCT chữa viêm đại tràng mãn tính hàng ngàn người đã áp dụng thành công

Nguyên nhân gây viêm đại tràng chủ yếu là do nhiễm khuẩn hoặc do chế độ ăn uống không khoa học. Căn bệnh này hình thành với các triệu chứng nhận biết điển hình như:

  • Đau bụng, đau thường xảy ra ở hố chậu trái hoặc phải
  • Chảy máu trực tràng
  • Tiêu chảy với phân có nhầy hoặc lẫn máu

Để ruột già hoạt động tốt chức năng, các bạn nên tuân thủ tốt các vấn đề sau đây:

  • Xây dựng một chế độ ăn lành mạnh, giàu chất xơ, giàu vitamin và khoáng chất
  • Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và thịt đỏ, thịt chế biến như xúc xích, thịt bò,…
  • Nên uống nhiều nước mỗi ngày
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên
  • Không nên hút thuốc lá hoặc hạn chế uống rượu
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ 

Đại tràng thực hiện nhiều chức năng giúp cơ thể khỏe mạnh nhưng đây cũng chính là bộ phận rất dễ bị viêm. Do đó, bạn nên có biện pháp phòng ngừa ngay từ đầu để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết.

Xem thêm: Bệnh viêm đại tràng và cách điều trị triệt để bằng thảo dược Đông y – Chia sẻ từ Ths.Bs chuyên khoa



Có thể bạn quan tâm

Đại tràng là một trong những bộ phận của hệ tiêu hóa thường xuyên gặp phải vấn đề. Vậy đại tràng nằm ở đâu trong cơ thể và nó có chức năng như thế nào? Hãy cùng đi tìm câu trả lởi ở bài viết dưới đây:

Đại tràng hay còn gọi là ruột già là bộ phận nằm ở vị trí gần cuối của hệ thống tiêu hóa và gắn liền với phần cuối là ống hậu môn. Nó đóng vai trò là một bộ phận vô cùng quan trọng nằm trong ổ bụng của con người.

Đại tràng uốn lượn thành một hình khung. Khung đại tràng bao gồm đại tràng phải: bắt đầu từ manh tràng nơi ruột non đổ vào ruột già đi lên. Nối với đại tràng ngang đổ xuống đại tràng trái, và cuối là đại tràng xích-ma nối liền với trực tràng.

Đại tràng là một đoạn ruột nằm trong hệ tiêu hóa. Trong cơ thể của mỗi người và ở mỗi giới tính thì kích thước của đại tràng sẽ khác nhau. Chiều dài đại tràng có thể đạt tới 1m9cm. Trung bình, đại tràng của người Việt Nam dài khoảng 1m48cm. Nó hiếm đến 1/5 chiều dài của toàn bộ ống tiêu hóa.

Đại tràng có cấu tạo gồm 3 phần chính: manh tràng, kết tràng và trực tràng.

- Manh tràng:

Bộ phận này tương tự như một chiếc túi hình tròn, nó nằm ở ngay ở vị trí phía dưới của hỗng tràng đổ vào bên trong ruột già. Manh tràng liên kết với ruột thừa có hình dạng gần giống với ngón tay. Với người trưởng thành, chiều cao trung bình của manh tràng sẽ rơi khoảng 9cm và đường kính khoảng từ 0,5 đến 1cm.

- Kết tràng:

Là thành phần chính của đại tràng, kết tràng bao gồm có phần: kết tràng lên, kết tràng xuống, kết tràng ngang, và kết tràng xích-ma. Kết tràng lên đi từ manh tràng lên dọc theo bên phải ổ bụng cho đến khi gặp gan thì nó uốn cong gọi là phải góc gan. Sau đó nó trở thành kết tràng ngang, đi qua ổ bụng. Khi đi đến gần lá lách ở bên trái, nó chuyển hướng xuống để tạo thành kết tràng xuống, chỗ uốn cong được gọi là góc trái hay góc tụy. Khi đến khung chậu nó có dạng hình chữ S được gọi là kết tràng xích-ma. Ruột kết là phần đầu của ruột già, tại đây, các chất cặn bã đi đến cuối kết tràng xích-ma, qua trực tràng rồi thải ra ngoài.

- Trực tràng:

Trực tràng là một ống thẳng có chiều dài khoảng 15cm và kết thúc ở hậu môn ra ngoài cơ thể. Nó bao gồm 2 cơ vòng để kiểm soát hoạt động đóng mở hậu môn. Trực tràng nằm ở vị trí sau bàng quang ở nam và sau tử cung ở nữ.

3. Chức năng của Đại tràng.

Chức năng chính của đại tràng là nhận thức ăn đã được tiêu hóa và hấp thụ nước, các chất điện giải từ thức ăn và phân hủy tạo bã thức ăn thành phân. Đại tràng giữ phân cho đến khi đủ lượng sẽ co bóp tạo nhu động để bài tiết phân qua trực tràng, và đưa ra ngoài hậu môn.

Chức năng của Đại tràng

- Chức năng tổng hợp protein:

Tại phần đầu của ruột già có rất nhiều vi khuẩn. Dưới tác dụng của vi khuẩn này, một số vitamin như: vitamin K, vitamin B12, thiamin, riboflavin sẽ được tạo ra. Đồng thởi, một số khí cũng được sinh ra trong ruột già.

- Tiết dịch đại tràng:

Môi trường kiềm tại đại tràng sẽ giúp tiêu hóa tiếp những phần thức ăn mà dạ dày không tiêu hóa được. Niêm mạc đại tràng cũng tiết ra một lượng dịch tính kiềm nhỏ có tác dụng bảo vệ niêm mạc ruột và làm mềm phân.

- Chức năng hấp thu:

Khả năng hấp thu của niêm mạc ruột già rất lớn. Nửa đầu của ruột già sẽ tiếp tục hấp thu nước từ ruột non đưa vào thận, cô đặc và làm khuôn phân để thải ra ngoài. Ngoài ra, đại tràng còn có thể hấp thu nước khoáng và các nguyên tố khác còn lại.

Nếu sự đại tràng giảm vận động, những chất thải tồn đọng trong ruột lâu, chúng sẽ tiếp tục bị hấp thu nước khiến cho phân bị khô cứng lại, gây ra tình trạng táo bón. Ngược lại, nếu đại tràng vận động quá nhanh, niêm mạc ruột già bài tiết quá nhiều nước và các chất điện giải, kết quả sẽ khiến cơ thể bị tiêu chảy, mất nước và điện giải.

- Chức năng bài tiết:

Niêm mạc đại tràng chủ yếu là các tế bào nhầy có chức năng bài tiết chất nhầy. Chất nhầy sẽ được bài tiết khi thức ăn chạm vào các tế bào này hoặc chúng bị kích thích bởi phản xạ ruột tại chỗ. Chất nhầy giúp bảo vệ thành ruột khỏi nguy cơ bị trầy xước, và tránh tắc hại của vi khuẩn có rất nhiều trong phân và làm cho phân dính với nhau.

Như vậy, chúng tôi vừa chia sẽ với bạn về vị trí của đâị tràng cũng như các chứng năng của nó trong cơ thể. Hy vọng với những thông tin trên sẽ đem lại cho bạn đọc thêm nhiều kiến thức trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như gia đình. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

TÌM HIỂU THÊM: phương pháp trị bệnh dạ dày - đại tràng dứt điểm

Đặt mua sản phẩm điều trị bệnh dạ dày, đại tràng tại đây

Video liên quan

Chủ Đề