Dàn mưa xử lý nước

Việt Nam là quốc gia đang phát triển, do đó tỷ lệ người dân sử dụng nước giếng khoan để sinh hoạt chiếm lượng lớn. Với đặc điểm địa hình đa dạng thì đa phần khu vực đồng bằng tỷ lệ nguồn nước bị nhiễm sắt chiếm 80-90%. Vì vậy, xử lý nước giếng khoan […]

Continue reading

Xin chào Thietbiloc,

Trước kia tôi dùng nước giếng bị nhiễm sắt 2+, được thietbiloc hướng dẫn cách làm dàn mưa thủ công để hỗ trợ chuyển hóa Fe2+ thành Fe3+, sau đó lọc sạch.

Hiện tại tôi đang bắt đầu chơi cá KOI và muốn xứ lý nước tuần hoàn cho hồ cá. Hồ cá của tôi có dung tích 12m3. Tôi đã làm 1 dàn mưa lớn nhưng các chỉ số về Nitrate, Ammonia chưa đạt hiệu quả mong muốn.

Đây là mô hình dàn mưa công xuất lớn trên mạng. Dàn của tôi nhỏ hơn, khoảng 15m3/h.

Xin hỏi, có phải do nước chảy quá nhanh làm giảm hiệu quả xử lý? Thietbiloc có góp ý gì để cải thiện tình hình? Xin cám ơn.

Thietbiloc.com:

Cám ơn anh đã giữ liên hệ và gửi clip cho chúng tôi. Xin được nêu một vài nhận xét để anh tham khảo:

Đối chiếu với hàm lượng nitrate anh đo được, tốc độ chảy như vậy là quá nhanh. Hiệu quả oxy hóa giúp các ion tự do có thể kết tủa phụ thuộc vào hai yêu tố cơ bản: Thời gian tiếp xúc và Diện tích tiếp xúc. Vậy nếu anh có thể điều chỉnh tăng 2 thành tố này, chắc chắn kết quả sẽ khả quan hơn nhiều.

Chúng tôi quan sát có một số người chơi cá Koi đã làm những bể lọc kết hợp dàn mưa nhiều tầng cho chất lượng nước rất tốt và ổn định. Anh có thể xem ảnh minh họa kế bên.

Rất vui được trao đổi thêm.

Hiện nay rất nhiều nguồn nước ngầm đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhiễm nhiều kim loại nặng như sắt, mangan, Amoni, Asen...và các hóa chất độc hại. Tổ chức y tế thế giới cảnh báo 80% bệnh tật của con người  là do không được dùng nước sạch gây nên. Vì vậy với kinh nghiệm lâu năm chuyên sâu trong lĩnh vực phân tích và xử lý nước nhiễm phèn, nước nhiễm vôi,.., kết hợp với khoa học hiện đại, công ty chúng tôi sẽ hướng dẫn Quý khách cách làm giàn mưa cho bể lọc nước để cung cấp nguồn nước sạch cho sinh hoạt.

Bể lọc nước giếng khoan tự làm

1. Đặc điểm nguồn nước

Tùy theo từng vùng miền mà nguồn nước ngầm có nhiễm những tạp chất khác nhau. Do vậy chúng ta cần tìm hiểu kĩ đặc điểm nguồn nước nhà mình. Ở đây chúng tôi tập chung hướng dẫn công nghệ lọc nước phèn giếng khoan, khử Mangan, xử lý Asen [ thạch tín ], bằng cách dùng bể lọc

 - Nguồn nước nhiễm hàm lượng sắt [nước nhiễm phèn], Mangan hàm lượng cao, nguồn nước này thường phổ biến ở vùng đồng bằng bắc bộ, một số tỉnh miền trung và đồng bằng nam bộ.

Nguồn nước có độ cứng cao [như nhiễm Canxi, cặn vôi, Magie, nước vùng núi đá vôi] nguồn nước này thường phổ biến ở vùng núi, đặc điểm của nguồn nước này là nước rất trong nhưng khi gặp nhiệt độ cao thì mới tồn tại những cặn bám trên bề mặt thiết bị sử dụng.

2. Cách làm giàn mưa cho bể chứa

Để làm giàn phun mưa cho bể chứa thì trước hết quý khách phải có bể chứa nước, có thể tự xây hoặc mua bồn sẳn. Giàn mưa được gắn vào đường ống nước vào của bồn chứa, nhằm giúp phèn sắt, mangan,..dễ dàng kết tủa, đồng thời giúp khử mùi hôi tanh, mùi clo, mùi là có trong nước.

Hiện nay, có nhiều cách làm Giàn phun mưa khác nhau từ đơn giản cho đến phức tạp, tùy thuộc vào điều kiện và nhu cầu sử dụng của quý khách. Thông thường làm giàn phun mưa có 4 cách đơn giản như sau:

> Giàn mưa bằng vòi sen

Cách làm khá đơn giản, bạn ra tiệm điện nước mua 1 cái vòi sen về gắn vào đường ống nước vào của bể chứa là xong.

> GIàn phun mưa bằng ống đục lỗ

Cũng là một cách làm giàn phun mưa khá đơn giản và thông dụng, giàn mưa bằng ống đục lỗ có thể tự đục lỗ hoặc mua ống làm sẳn.

Cách làm: chuẩn bị vài cây cây ống nhựa 27, 1 cái khoan và một mũi khoan tầm 1,5mm hoặc 2mm. Đầu tiên gắn mũi khoan vào khoan sau đó đo kích thước đoạn ống mình cần làm ví dụ: bể lọc mình có chiều dài 1m thì mình làm đoan ống tầm 80cm, sau đó ta tiến hành khoan đều theo một mặt ống, khoảng cách các lỗ cách nhau tầm 1cm là được. Khi lắp vào bể ta hướng chiều có lỗ khoan xuống bể là xong.

>  Sử dụng ejector

Bộ trộn khí Ejector được sử dụng rộng rãi từ quy mô gia đình cho đến quy mô công ty xí nghiệp. Là thiết bị thay thế hoàn toàn giàn phun mưa, thiết bị giúp trộn khí oxi vào trong nước, giúp phèn sắt, mangan, ...dễ dàng kết tủa, khử mùi,... Bộ trộn khí ejecter có giá khá rẻ, 150.000 đ/cái, bất kì ai cũng có thể mua và sử dụng.

Xem chi tiết: Bộ trộn khí ejector

> Tháp oxi hóa

Tháp oxi hóa có cấu tạo là cột inox dạng trụ, bên trong được thiết kế nhiều hóc nhỏ giúp tăng khả năng hòa oxi vào nước khi sử dụng.  Khi nước giếng qua tháp oxi sẽ dể dàng tạo kết tủa từ fe2->fe3 tạo kết tủa sắt, mangan,...

Tháp oxi hóa thường sử dụng quy mô công nghiệp, công suất lớn

Tham khảo thêm:

>> Cách xử lý nước giếng khoan có màu vàng và mùi tanh

>> Lọc nước giếng khoan sinh hoạt giá rẻ

     Công ty Tân Bình xin chân thành cảm ơn Quý khách đã ghé thăm Website của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng, tại đây Quý vị có thể tìm thấy nhiều thông tin bổ ích cho sức khỏe của mình và gia đình. 

Chủ Đề