Dàn ý nghị luận về nhân vật trong truyện

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Dàn ý nghị luận về nhân vật ông họa sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa
 

I. Dàn ý Nghị luận về nhân vật ông họa sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa [Chuẩn]

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả tác phẩm và nhân vật cần nghị luận

2. Thân bài

- Tóm tắt câu chuyện- Nhân vật ông họa sĩ là điểm nhìn trần thuật của tác giả- Ông họa sĩ là một người yêu cái đẹp, yêu nghệ thuật, nội tâm phong phú và nhạy cảm

- Ông họa sĩ có trái tim nhân hậu, yêu thương con người nhưng không kém phần sâu sắc

3. Kết bài

Nhận định khái quát về nhân vật
 

II. Bài văn mẫu Nghị luận về nhân vật ông họa sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa [Chuẩn]

Đúng như nhan đề, "Lặng lẽ Sa Pa", một tác phẩm của Nguyễn Thành Long là câu chuyện êm dịu, an yên không một chút hào nhoáng, kể về cuộc gặp gỡ tình cờ giữa những con người thiện lương mang trái tim trong sạch, ấm áp. Bên cạnh cô kĩ sư duyên dáng và tình tự, anh thanh niên là công tác khí tượng thủy văn nhiệt tình và dễ gần, hình ảnh ông họa sĩ thâm trầm kín đáo hiện lên, góp phần khẳng định vẻ đẹp lao động của những con người thầm lặng cống hiến. Ông họa sĩ với tình yêu cái đẹp, yêu nghệ thuật, nội tâm phong phú đã trở thành điểm nhấn tuy thanh thoát mà ấn tượng của tác phẩm.

Lặng lẽ Sa Pa là truyện ngắn được viết sau chuyến đi thực tế của tác giả ở Lào Cai, kể về cuộc gặp gỡ giữa bốn người xa lạ, bốn công việc khác nhau, thậm chí đến cả cái tên cũng không rõ ràng nhưng lại cùng chung sự nhạy cảm, yêu đời, yêu người. Trong vỏn vẹn 20 phút gặp gỡ, chân dung mỗi nhân vật hiện lên với sức trẻ, thanh xuân rực cháy trong tâm hồn. Ông họa sĩ không chỉ gây ấn tượng cho người đọc bởi sự trải đời, suy ngẫm sâu sắc mà còn là một tâm hồn trẻ, một trái tim tràn ngập yêu thương ẩn giấu dưới vỏ bọc tuổi tác.

Nét độc đáo ở nhân vật ông họa sĩ là cách lựa chọn ngôi kể của tác giả. Tác giả lựa chọn ngôi thứ ba, người kể giấu mặt và tường thuật lại toàn bộ câu chuyện, nhưng dường như, điểm nhìn trần thuật của nhà văn lại được đặt dưới góc nhìn chiêm nghiệm của ông họa sĩ...[Còn tiếp]

>> Xem bài mẫu đầy đủ Nghị luận về nhân vật ông họa sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa tại đây.

Cùng với các nhân vật khác trong truyện, ông họa sĩ cũng là nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc nơi người đọc với những suy nghĩ, trăn trở về con người, về nghệ thuật chân chính, cùng tìm hiểu khái quát nhân vật này qua bài mẫu dàn ý nghị luận về nhân vật ông họa sĩ trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

Cảm nhận về một số nhân vật đáng yêu được nói đến trong truyện Lặng lẽ Sa Pa Đóng vai ông họa sĩ kể lại truyện Lặng lẽ Sa Pa Phân tích nhân vật ông họa sĩ trong bài Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa Nghị luận về tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa pa của Nguyễn Thành Long


- Giới thiệu tác giả, bài thơ, đoạn thơ [hoàn cảnh sáng tác, vị trí của đoạn thơ…]

- Trích dẫn thơ.

- Làm rõ nội dung tư tưởng, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ [Phân tích theo từng câu/cặp câu, bám sát vào từ ngữ mang giá trị nghệ thuật trong từng câu thơ => làm nổi bậc giá trị nghệ thuật, cái hay của bài thơ].

- Bình luận về giá trị của bài thơ, đoạn thơ. Cái hay, cái đẹp, giá trị tư tưởng mà nó mang lại cho người đọc. Kết hợp liên hệ so sánh với các cây bút khác để làm rõ nét riêng của tác phẩm.

Đánh giá vai trò và ý nghĩa đoạn thơ, bài thơ trong việc thể hiện nội dung tư tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà thơ.

- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, nội dung ý kiến, nhận định hướng tới.

- Trích dẫn lại ý kiến/nhận định đó. 

Triển khai các luận điểm, vận dụng các thao tác phân tích, chứng minh để làm rõ nhận định. Kết hợp so sánh, bàn luận để làm rõ.

Khẳng định lại vấn đề, nêu ý nghĩa.

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm [xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác,…]

- Nội dung cần bàn luận. 




- Ý khái quát : tóm tắt sơ lược nội dung chính của tác phẩm.



- Làm rõ nội dung nghệ thuật theo định hướng của đề. Kết hợp các thao tác phân tích, chứng minh, bàn luận.


- Nêu cảm nhận, đánh giá về tác phẩm, đoạn trích.

Nhận xét, đánh giá khái quát tác phẩm, đoạn trích [cái hay, độc đáo về giá trị nghệ thuật và giá trị tư tưởng]

- Tình huống truyện có thể hiểu là hoàn cảnh, bối cảnh tạo nên câu chuyện.



- Là mối quan hệ đặc biệt giữa nhân vật này với nhân vật khác; giữa hoàn cảnh và môi trường sống với nhân vật. Qua đó nhân vật bộc lộ tình cảm, tính cách hay thân phận góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng của tác giả.


Gồm có:

- Tình huống tâm trạng.


- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. [có thể nêu phong cách].

- Giới thiệu về tác phẩm [đánh giá sơ lược về tác phẩm].

- Nêu vấn đề cần nghị luận.

- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác

- Phân tích các phương diện cụ thể của tình huống và ý nghĩa của tình huống đó.

+ Tình huống 1....ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.

+ Tình huống 2...ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.

- Bình luận về giá trị của tình huống: làm nên thành công cho tác phẩm như thế nào, giá trị nghệ thuật mà nó mang lại.

- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm.

- Cảm nhận của bản thân về tình huống đó.

- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. [có thể nêu phong cách].

- Giới thiệu về tác phẩm [đánh giá sơ lược về tác phẩm], nêu nhân vật.

- Nêu yêu cầu đề bài.

- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác

- Phân tích các biểu hiện tính cách, phẩm chất nhân vật. [chú ý các sự kiện chính, các biến cố, tâm trạng thái độ nhân vật...]

- Đánh giá về nhân vật đối với tác phẩm

- Đánh giá nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm, của văn học dân tộc.

- Cảm nhận của bản thân về nhân vật đó.

a. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.

- Giới thiệu về giá trị nhân đạo.

- Nêu nhiệm vụ nghị luận

b. Thân bài:

- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác

- Giải thích khái niệm nhân đạo: Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau của con người, sự nâng niu trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả 



năng vươn dậy của họ.


- Phân tích các biểu hiện của giá trị nhân đạo:

+ Tố cáo chế độ thống trị đối với con người.

+ Bênh vực và cảm thông sâu sắc đối với số phận bất hạnh con người.

+ Trân trọng khát vọng tư do, hạnh phúc và nhân phẩm tốt đẹp con người. 



+ Đồng tình với khát vọng và ước mơ con người.


- Đánh giá về giá trị nhân đạo.

c. Kêt bài:

- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm

- Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó.

a. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.

- Giới thiệu về giá trị hiện thực.

- Nêu nhiệm vụ nghị luận.

b. Thân bài:

- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác.

- Giải thích khái niệm hiện thực:

+ Khả năng phản ánh trung thành đời sống xã hội một cách khách quan trung thực.

+ Xem trọng yếu tố hiện thực và lí giải nó bằng cơ sở xã hội lịch sử.

- Phân tích các biểu hiện của giá trị hiện thực:

+ Phản ánh đời sống xã hội lịch sử trung thực.

+ Khắc họa đời sống, nội tâm trung thực của con người.

+ Giá trị hiện thực có sức mạnh tố cáo [hay ca ngợi] xã hội, chế độ.

- Đánh giá về giá trị hiện thực.

c. Kết bài:

- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm.



- Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó.

Video liên quan

Chủ Đề