Đánh giá bài hát em đi học

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. GIÁO ÁN MÔN NHẠC. LỚP 3. TUẦN 3 BÀI DẠY: HỌC HÁT BÀI: BÀI CA ĐI HỌC [ Lời 1] Nhạc và lời: Phan Trần Bảng. I/MỤC TIÊU: Biết hát theo giai điệu và lời 1. Biết hát, kết hợp v ỗ tay ho ặc gõ đệm theo bài hát II/ CHUẨN BỊ : Đàn Organ, thanh phách , song loan, bảng phụ chép lời ca. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1/ Hoạt động 1: Kiểm tra. Gọi 1 vài HS hát lời 2 bài Quốc ca Việt Nam. - HS thực hiện, GV nhận xét. 2/ Hoạt động 2: Học hát Bài ca đi học. - GV giới thiệu bài hát, tác giả, nội dung bài. - HS chú ý, lắng nghe. Bài ca đi học là bài hát do nhạc sĩ Phan Trần Bảng sáng tác, ông có nhiều đóng góp trong việc GD âm nhạc ở trường PT. - HS nắm nội dung bài hát. Nội dung: Đây là 1 hành khúc tươi vui, rộn ràng, nói lên tình cảm gắn bó của HS với mái trường, biết kính trọng thầy cô và yêu quí bạn bè trong khung cảnh - HS chú ý, lắng nghe. thiên nhiên tươi đẹp. - HS đọc lời ca theo tiết tấu. - GV đệm đàn và hát mẫu cho HS nghe. - HS đọc lời ca,[ lời 1 trên bảng]. Gồm có 4 câu, có - HS hát hòa theo tiếng đàn. chung âm hình tiết tấu. + Dạy cho HS hát từng câu hát ngắn, mỗi câu hát 2-3 - HS nhận biết sự giống nhau. lần để HS thuộc giai điệu và lời ca. GV đệm đàn HS hát hòa theo. - HS thực hiện, nhận ra sự - Dạy xong câu hát 3, cho HS hát lại câu hát 1 giúp các giống nhau về tiết tấu của bài em nhận ra sự giống nhau của 2 câu hát 1 và 3. hát.
  2. - Sau khi bày xong lời 1, cho HS vừa hát vừa vỗ tay - HS thực hiện. theo tiết tấu, giúp HS nhận ra sự giống nhau về tiết tấu của 4 câu hát. - Luyện tập: Cho cả lớp hát lời 1 của bài hát 2 lần. Nửa lớp hát 2 câu đầu, nửa còn lại hát 2 câu sau, rồi - HS thực hiện. đổi ngược lại. Hoặc chia lớp thành 4 nhóm, mmỗi nhóm hát 1 câu - HS thực hiện. nối tiếp. 3/ Hoạt động 3: Hát kết hợp gõ đệm. - GV chia lớp thành 2 nhóm, 1 nhóm hát , nhóm kia gõ đệm theo phách, sau đó đổi ngược lại. - Gõ đệm theo nhịp. - Cho cả lớp hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca. - Gõ đệm theo phách. * Cần hát rõ ràng, nhấn vào phách mạnh, thể hiện - Gõ đệm theo tiết tấu. đúng tính chất của 1 bài hành khúc. Bình minh dâng lên ánh trên giọt sương long - HS tự trả lời. lanh... - HS tự trả lời. x x x x - HS thực hiện. x x x x x x x - HS lắng nghe và ghi nhớ. x x x x x x x x x x 4/ Hoạt động 4: Củng cố dặn dò. - Bài hát em vừa học do nhạc sĩ nào sáng tác? - Nội dung nói lên điều gì ? - Cho cả lớp hát lại bài, cử lớp trưởng bắt nhịp. - GV nhận xét tiết học. -Về nhà tập hát cho thuộc lời ca, xem và hát trước lời 2, chuẩn bị 1 vài động tác phụ họa.

Page 2

YOMEDIA

Qua bài Học hát: Bài ca đi học chúng ta biết hát đúng giai điệu và lời ca. Biết trình bày bài hát theo cách hòa giọng, đối đáp, nối tiếp. Giáo dục các em tình cảm yêu mến mái trường, thầy cô, bạn bè và thiên nhiên tươi đẹp.

15-04-2014 571 20

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

ND

Bài hát “Đi học” gọn gàng, xinh xắn này tác giả viết cho các em thiếu nhi miền núi, nhưng mức độ phổ biến sau đó của nó đã vượt quá khoảng không gian trong dự định của người sáng tác.

CS

Toàn bài thơ là một bầu không khí thanh khiết. Tình mẹ, tình quê hương, tình thầy cô, bạn bè luôn vây quanh, che chở mỗi bước đường “em đi”. Đó là hiện thực nhưng cũng là ước mơ. Ta càng hiểu vì sao khi mà chiến tranh đang sục sôi, nóng bỏng, trước lúc vào chiến trường miền Nam lần thứ hai [1969], Minh Chính đã loại bỏ đi những câu thơ tả thực có trong bản thảo mang hơi thở thời cuộc của miền Bắc lúc bấy giờ: Chiến hào chạy giữa lớp/ Chẳng sợ gì máy bay ; Mũ rơm thơm em đội/ Hương cốm chen hương rừng  Dù bom rơi đan nổ/ Em vẫn học vẫn hành… Phải chăng, trong ước vọng của người lính trẻ và trong tiên cảm của người nghệ sĩ, anh đã hướng tới tương lai cho các em: chiến tranh kết thúc, hòa bình sẽ trở về, các em phải được hưởng hạnh phúc tuổi thơ; được nuôi dưỡng, học hành để lớn lên trong một môi trường xã hội, môi trường tự nhiên lí tưởng. Đáng khâm phục biết bao.

ND

Bài hát “Đi học” gọn gàng, xinh xắn này tác giả viết cho các em thiếu nhi miền núi, nhưng mức độ phổ biến sau đó của nó đã vượt quá khoảng không gian trong dự định của người sáng tác.

CS

Toàn bài thơ là một bầu không khí thanh khiết. Tình mẹ, tình quê hương, tình thầy cô, bạn bè luôn vây quanh, che chở mỗi bước đường “em đi”. Đó là hiện thực nhưng cũng là ước mơ. Ta càng hiểu vì sao khi mà chiến tranh đang sục sôi, nóng bỏng, trước lúc vào chiến trường miền Nam lần thứ hai [1969], Minh Chính đã loại bỏ đi những câu thơ tả thực có trong bản thảo mang hơi thở thời cuộc của miền Bắc lúc bấy giờ: Chiến hào chạy giữa lớp/ Chẳng sợ gì máy bay ; Mũ rơm thơm em đội/ Hương cốm chen hương rừng  Dù bom rơi đan nổ/ Em vẫn học vẫn hành… Phải chăng, trong ước vọng của người lính trẻ và trong tiên cảm của người nghệ sĩ, anh đã hướng tới tương lai cho các em: chiến tranh kết thúc, hòa bình sẽ trở về, các em phải được hưởng hạnh phúc tuổi thơ; được nuôi dưỡng, học hành để lớn lên trong một môi trường xã hội, môi trường tự nhiên lí tưởng. Đáng khâm phục biết bao.

Cùng với niềm suy tưởng ấy, biết bao xúc động trào dâng khi nghe lại giai điệu Giải phóng Ðiện Biên vang lên hùng tráng và cũng không kém phần trữ tình, bởi lẽ số phận của nó gắn liền với chiến thắng vĩ đại của một dân tộc được thế giới vô cùng ngưỡng mộ.

Thực ra, trong chiến dịch Ðông Xuân 1953 - 1954 và Chiến dịch Ðiện Biên Phủ, nhạc sĩ Ðỗ Nhuận sáng tác đến ba ca khúc: Hành quân xa, Trên đồi Him Lam và Giải phóng Ðiện Biên. Trong ba ca khúc ấy, Giải phóng Ðiện Biên được nhạc sĩ Ðỗ Nhuận viết sau khi Chiến dịch vừa kết thúc, thực dân Pháp đã giải giáp ra hàng. Trong hồi ký của mình, nhạc sĩ có viết: “Ðêm hôm đó [ngày 7/5/1954 ], tôi ngồi viết bên bếp nhà sàn đỏ lửa, thâu đêm suốt sáng. Tay cứ búng chiếc viôlông, mồm cứ hát i ỉ, sợ làm ồn anh em mất ngủ. Có mấy củ sắn lùi trong bếp than để bồi dưỡng đêm, tôi vừa viết vừa bóc sắn ăn”.

Vậy đó, ca khúc Giải phóng Ðiện Biên ra đời trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt, nó tự nhiên như nỗi đợi chờ khao khát, đến khi nghe tin chiến thắng thì từng giai điệu cứ tự nhiên vỡ òa ra không sao có thể kìm nén được. Nếu như ca khúc Hành quân xa là lời động viên kịp thời bộ đội ta hành quân trong Chiến dịch, phải vượt qua nhiều gian khổ hiểm nguy để chiến thắng kẻ thù với lời ca thôi thúc: “Ðâu có giặc là ta cứ đi”; Trên đồi Him Lam chỉ là sự tiên đoán, gởi gắm ước mơ của tác giả về một ngày mai chiến thắng; thì đến ca khúc Giải phóng Ðiện Biên là khúc khải hoàn ca, là bản tráng ca rộn ràng như niềm vui mở hội:

Giải phóng Ðiện Biên

Bộ đội ta tiến quân trở về

Giữa mùa hoa nở, miền Tây Bắc tưng bừng vui

Bản mường xưa nương lúa mới trồng

Kìa đàn em bé giữa đồng nắm tay xòe hoa

Rộn ràng trong giai điệu, hình ảnh giàu sắc thái biểu cảm trong ca từ, Giải phóng Ðiện Biên có sự kết hợp giữa âm nhạc của dân ca Tây Bắc và làn điệu chèo của đồng bằng Bắc Bộ nên đã tạo được một sự quyến rũ lạ thường, nhất là đoạn nhạc:

Giờ chiến thắng ta đã về

Vui mừng đón chúng ta tiến về

Núi sông bừng lên

Ðất nước ta sáng ngời

Cánh đồng Ðiện Biên cờ chiến thắng tưng bừng trên trời.

Từ khi ra đời đến nay đã tròn 65 năm, song ca từ và giai điệu của ca khúc Giải phóng Ðiện Biên vẫn còn rất mới, không hề lạc hậu, đó là một điều kỳ diệu. Nhờ vậy mà ca khúc đã trở thành nhạc hiệu của Ðài Tiếng nói Việt Nam từ đó đến nay vào mỗi đầu ngày mới vang lên tha thiết, tự hào.

Nhạc sĩ Ðỗ Nhuận đã đi xa nhưng sự nghiệp âm nhạc của ông vẫn còn sống mãi, bất tử cùng với Ðiện Biên Phủ vĩ đại của một dân tộc anh hùng.

Nhạc sĩ Đỗ Nhuận sinh ngày 10 tháng 12 năm 1922, quê ở Bình Giang, Hải Dương. Thành viên sáng lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 1957. Nguyên là Tổng Thư ký đầu tiên của Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa I và khóa II, 1957-1983. Huân chương Độc lập hạng Nhì. Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật [1995] và nhiều huân, huy chương, giải thưởng khác.

Đỗ Nhuận khi còn trẻ sống nhiều năm ở thành phố Cảng Hải Phòng – một ngọn nguồn văn nghệ những thập niên đầu thế kỷ. Năm 14 tuổi, ông tự học âm nhạc dân tộc và biết chơi sáo trúc, tiêu, đàn nguyệt, đàn tứ, đàn bầu. Sau đó, trong không khí âm nhạc cải cách bắt đầu nhen nhóm thời bấy giờ, ông đã tiếp xúc với Tân nhạc, học đàn guitare, banjo, violon, và ghi âm. Năm 1939, Đỗ Nhuận viết bài hát đầu tiên ở tuổi 17: bài Trưng Vương, nhằm ngày kỷ niệm Hai Bà Trưng ở tỉnh Hải Dương, được phổ biến rộng rãi và đã xuất bản ngay trong năm đó. Ông đã lớn lên từ cái nôi âm nhạc truyền thống, bước những bước tự tin vào âm nhạc. Cũng chính lúc đó, Đỗ Nhuận đến với Cách mạng từ lòng yêu nước. Và tài năng âm nhạc của ông đã được khơi chảy. Từ những bài hát mang cảm hứng lịch sử như: Chim than, Lời cha già, Đường lên Ải Bắc là cơ sở để ông soạn nên ca kịchNguyễn Trãi – Phi Khanh [đồng thời với ông, nhà thơ Hoàng Cầm, soạn nên vở kịch thơ Hận Nam Quan từ cùng tích sử]. Đỗ Nhuận thực sự giác ngộ cách mạng từ năm 1943 khi ông bị thực dân Pháp bắt đi đày ở Sơn La. Trong tù, nhiều bài hát cách mạng đã được Đỗ Nhuận viết ra như: Chiều tù, Côn Đảo, Hận Sơn La, Tiếng gọi tù nhân [lời Đào Duy Kỳ], Viếng mồ tử sĩ [bài hát sau này được soạn thành nhạc tang lễ]... Cảm hứng về chiến khu, về rừng núi gợi cho ông khi ra tù về Hà Nội viết tiếp Du kích ca  Nhớ chiến khu trong cao trào cách mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa.

Sau Cách mạng Tháng Tám, ngay khi Nam Bộ kháng chiến [23-9-1945], ông đã có ngay Tiếng súng Nam Bộ. Bài hát Đoàn lữ nhạc của ông được phổ biến rộng rãi.

Trong Kháng chiến chống Pháp, với một số ngôn ngữ âm nhạc độc đáo chiếm vị trí đặc biệt trong nền âm nhạc Việt Nam, Đỗ Nhuận đã viết nhiều tác phẩm gây ấn tượng mạnh mẽ, thúc giục cả dân tộc hành trình trong gian khó. Bên cạnh Áo mùa đôngtrữ tình là Ca ngợi Hồ Chủ tịch trang trọng. Bên cạnh ca kịch Sóng cả không ngã tay chèo  Du kích Sông Thao cuồn cuộn âm hưởng bi tráng. Nhưng đặc biệt nhất là bộ sử âm nhạc về trận quyết chiến Điện Biên Phủ: Hành quân xa, Trên đồi Him Lam, Chiến thắng Điện Biên và ca cảnh về chiến thắng Tây Bắc.

Sau hòa bình lập lại ít lâu, dù nắm trách nhiệm Tổng Thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Đỗ Nhuận vẫn không ngừng sáng tác. Là nhạc sĩ duy nhất trong thế hệ đầu của Tân nhạc [đa phần là tự học] đi tu nghiệp Đại học tại Nhạc viện Tchaikovsky [Liên Xô cũ, từ 1960-1963], ông đã đi sâu vào nhạc kịch. Và thế là, sau những thể nghiệm nhỏ như Ông đá..., Đỗ Nhuận là nhạc sĩ Việt Nam đầu tiên đã bước tới opéra, với Cô Sao hoành tráng trong những ngày đầu Kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Rồi sau đó là Người tạc tượng [1971], Nguyễn Trãi [1980; chưa dàn dựng]. Bên cạnh những thành tựu về nhạc kịch, Đỗ Nhuận còn có những tác phẩm khí nhạc đi vào kinh điển như: Tứ tấu Tây Nguyên cho đàn dây, Mùa xuân trong rừng cho flỷte và piano... Nhưng tên tuổi ông vẫn gắn bó với những ca khúc đầy bản sắc dân tộc như Việt Nam quê hương tôi, Người chiến thắng là anh [viết cùng thầy V. Féré], Giặc đến nhà ta đánh, Vui mở đường, Trống hội tòng quân, Trai anh hùng gái đảm đang, Hát mừng các cụ dân quân, Quê ta từ đất dấy lên, Trông cây lại nhớ tới Người [cải biên Hò ví dặm], Tôi thích thể thao [bài hát vui, lắp toàn chữ t], Em là thợ quét vôi, Đường bốn mùa xuân…

Những năm sau thống nhất đất nước, do tình trạng sức khỏe, ông sáng tác thưa dần. Dù vậy, ông vẫn cố gắng truyền lại những kinh nghiệm, những tâm huyết cho thế hệ tương lai cho đến khi mất [1991].

Đỗ Nhuận đã xuất bản nhiều tuyển tập: Chiến thắng Điện Biên Phủ [1961], Người tạc tượng [1973], Việt Nam quê hương tôi[1977], Tuyển chọn ca khúc Đỗ Nhuận [1994] và Album Audio tác giả, phim truyền hình Video Đỗ Nhuận, người nhạc sĩ của nhân dân [1996], tập hồi ký Âm thanh cuộc đời [2004], chương trình con đường Âm nhạc trên VTV3 “Việt Nam quê hương tôi” [2011]...

của cậu nè cho mình 5 *

Chủ Đề