Đánh giá lớp học một không hai

Nhận lời ủy thác trước khi mất của người bạn chiến đấu năm xưa là ông Năm Nghĩa, ông Toàn với cương vị là chủ tịch phường đã sử dụng ngôi nhà của ông Năm làm lớp học tình thương cho bà con nghèo ở khu chợ rau.

Không giống như những lớp học bình thường khác, “Lớp học một không hai” được ví von là nơi để gia đình ông Việt- chủ công ty xây dựng Khang An đánh bóng tên tuổi, phô trương thân thế; và cũng là nơi để những người dân nghèo khó ở khu chợ rau tìm đến vì muốn nhận những món quà của nhà tài trợ hơn là vì muốn làm bạn với những con số, cái chữ.

Ban đầu, lớp học chỉ vỏn vẹn có vài thành viên như cha con ông Sáu Nổ vá xe, bà Bảy, bà Tám, bé Kim bán rau củ, cô Diễm bán giày dép và Hai Hổ- anh thanh niên vô gia cư làm nghề bốc vác. Họ không cùng tuổi tác, nhưng có chung hoàn cảnh nghèo khó, và đa phần là những người có lý lịch đen.

Đúng như kế hoạch, bà Ngọc- vợ ông Việt đã đứng ra tài trợ cho lớp học tình thương và còn mời Lan Vy- cô sinh viên mầm non, cũng chính là con dâu tương lai của bà làm cô giáo. Tuy nhiên, lớp học được mở chưa bao lâu thì phải tạm đóng cửa vì tin đồn trong lớp có ma.

Lại nói về gia đình ông Việt, đằng sau sự giàu có, tên tuổi của Khang An, không ai có thể ngờ chính gia đình ông đã trực tiếp hoặc gián tiếp tạo nên bi kịch cuộc đời của nhiều người ở khu chợ rau. Đó là câu chuyện của nhiều năm về trước khi ông Việt lái xe đụng chết người và nhờ Sáu Nổ- lúc đó là tài xế của mình chịu tội thay.

Ít lâu sau, Duy Hiếu con trai ông đã giết chết Hải Đường- vợ chưa cưới của Duy Minh- người anh cùng cha khác mẹ với Duy Hiếu. Để chạy tội cho con trai, bà Ngọc đã làm giả chứng cứ vu khống Duy Minh ngộ sát Hải Đường. Thế là từ một bác sĩ mới ra trường với một tương lai đầy hứa hẹn, Duy Minh phút chốc biến thành tên tội phạm phải nhận lãnh mức án 7 năm tù.

Sau khi ra tù, Minh không quay về nhà mà sống lang thang nơi chợ rau bằng nghề bốc vác với tên gọi Hai Hổ. Dù biết hết sự thật về kẻ sát nhân đã đẩy anh vào con đường lao lý ức oan nhưng thay vì tố cáo Hiếu, Hai Hổ đã chọn cách im lặng vì sợ công ty của ba phá sản và gia đình phải một lần nữa ly tán.

Tuy nhiên, không có bí mật nào được che giấu mãi, và không có tội ác nào không bị phanh phui… bởi công lý luôn trả mọi thứ về đúng vị trí của nó.

Phim có sự tham gia diễn xuất của Hoài Linh, Huỳnh Đông, Lý Hùng, Thân Thúy Hà, Bùi Lê Kim Ngọc, Hà Trí Quang… và đang được giới thiệu vào lúc 14 giờ các buổi chiều trên sóng THVL1.

BÁCH HỢP

‘Chúng ta cùng tiến’ là tên lớp học được tổ chức định kỳ vào cuối tuần. Lớp học thu hút hàng trăm sinh viên tham gia vào mỗi buổi học.

Các SV chăm chú nghe giảng

Hồ Tấn Lộc

Lớp học: Sinh viên “hóa thân” thành... giảng viên

Lớp học được bắt đầu lúc 8 giờ sáng và kết thúc lúc 5 giờ chiều thứ bảy và chủ nhật tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM [Q. Thủ Đức, TP.HCM]. Mỗi buổi học có đến hàng trăm sinh viên [SV] tham gia và được chia ra từ 3 đến 4 lớp, mỗi lớp có từ 60 - 100 SV.

Nhiều SV chọn học lớp này là được ôn tập kiến thức trước kỳ thi một cách tận tình. Tham gia lớp học được nhận tài liệu và học hoàn toàn miễn phí. Phương pháp học theo hình thức ‘một kèm một’ cùng nhau trao đổi tiếp thu bài hiệu quả. “Giảng viên” của lớp đa phần là các SV năm 2, năm 3 thuộc các lớp kỹ sư tài năng được tuyển chọn vào để giảng dạy.

Trần Cao Minh, SV năm 3 Trường ĐH Bách Khoa TP.HCM đang giảng bài cho nhiều SV trong lớp

Hồ Tấn Lộc

Các “giảng viên” này sẽ phụ trách dạy các môn đại cương như: đại số, giải tích, vật lý, hóa đại cương, cơ lý thuyết, vẽ kỹ thuật... cho hàng trăm SV năm nhất và năm hai.

Đây là năm thứ 7 lớp học này được triển khai, lý do hình thành lớp học này vào năm 2013 khi hàng trăm SV bị cảnh cáo học vụ. Từ đó Trung tâm hỗ trợ sinh viên và việc làm Trường ĐH Bách khoa TP.HCM tổ chức các buổi ôn tập, hệ thống kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm thi cử cho SV.

Trần Văn Bình, chuyên viên công tác tại trung tâm nói trên chia sẻ: “Lớp học này không chỉ giúp người học củng cố kiến thức, mà còn rèn luyện kỹ năng mềm cho SV tham gia giảng dạy”. Nhiều SV cho biết cảm thấy vui khi trở thành “giảng viên” và tích lũy cho mình kỹ năng đứng trước đám đông, thuyết trình.

\n

Hiện tại đang phụ trách môn hoá đại cương, Trần Cao Minh, SV năm 3, ngành công nghệ thực phẩm, tâm sự: “Niềm vui của mình là sau mỗi buổi dạy trên lớp các bạn đã hiểu và nắm chắc hơn kiến thức. Khi dạy mình cảm thấy tự tin hơn, luôn nhắc nhở bản thân phải chăm chỉ đọc thêm tài liệu để bổ sung kiến thức”.

‘Không để ai bị bỏ lại phía sau’

Không chỉ nổi bật với hoạt động học tập mà còn là nơi giúp SV tự rèn luyện kỹ năng cho mình thông qua những chương trình như: Hỗ trợ tân sinh viên ‘Tự tin đến trường’, ‘Tư vấn tâm lý hội nhập và phương pháp học đại học hiệu quả’, ‘Sách cũ - tri thức mới’, ‘Gia sư áo xanh’... với phương châm “Không để ai bị bỏ lại phía sau” dìu nhau tiến bộ.

Nhiều SV học tại lớp học chúng ta cùng tiến vào cuối tuần

TRẦN THANH THẢO

Khi học lớp này nhiều SV năm nhất cho biết đã hiểu sâu và nâng cao kiến thức môn đại cương, không còn hoang mang về cách học ôn thi… Trương Nguyễn Kim Chi, SV năm nhất, Khoa Cơ khí, thổ lộ: “Hệ thống kiến thức ngắn gọn, và được làm nhiều bài tập khiến mình hiểu được bài học và biết cách ôn tập. Mình cố gắng sắp xếp để lên lớp nghe anh, chị giảng bài”.

Còn Nguyễn Đức Quang Tường, SV năm 2, Khoa Điện - điện tử, cho hay: “Khi tham gia lớp học, điều làm mình thích thú là “thầy cô” trong lớp dạy không rập khuôn như những bài giảng trong sách vở trên lớp mà có nhiều hướng giải bài tập và hướng tiếp cận khác nhau giúp SV dễ hiểu bài hơn”. 

Tin liên quan

  • Trường chú trọng đào tạo kỹ năng nhưng doanh nghiệp vẫn chê yếu ?
  • Lớp học độc đáo giữa giảng đường
  • TP.HCM có đủ trường lớp cho năm học mới ?

Chủ Đề